7 cách hóa trang điện ảnh của Hollywood

(TGĐA) - Nhờ tới công nghệ CGI mà hiệu quả hóa trang điện ảnh đã có bước tiến vượt bậc trên phim, khiến người xem ngỡ ngàng, mãn nhãn nhưng cũng khiến những người làm hóa trang kiểu cũ trở nên lao đao. Tuy nhiên, dù công nghệ có thay thế đến mấy thì cách thức cũng như sự tương tác giữa hóa trang điện ảnh với diễn viên vẫn không hề thay đổi nhiều. Làm sao để diễn viên thể hiện được hết nét đặc trưng của các nhân vật trong phim như Spiderman, Superman… sau khi đã hoá trang? Đạo cụ và máy vi tính sẽ hỗ trợ công việc này. Có 7 cách hóa trang sau.

  1. Mang mặt nạ

Mang_mt_n_l_cch_d_nht_ca_ha_trang_in_nh_trong_phim

Mang mặt nạ là cách dễ nhất của hóa trang điện ảnh trong phim

Mang mặt nạ là cách nhanh nhất để cho khán giả nhận biết một nhân vật “anh hùng” hay “vô lại” trong điện ảnh. Mỗi anh hùng hay kẻ vô lại đều có một mặt nạ riêng để thể hiện chính mình. Người dơi, Zorro, Superman, Joker đều mang mặt nạ và mặc trang phục khi hành sự. Mặt nạ che giấu thân phận của nhân vật nhưng nó phải thể hiện được tính cách bên trong, thiện, ác... Dùng mặt nạ hay trang phục là cách cải trang dễ nhất và đỡ tốn thời gian nhất trong điện ảnh, một phần vì nó dễ hơn nhiều so với cải trang thành người gù, người tàn tật hoặc dị dạng. Mặt nạ không chỉ có ở phim người thật việc thật mà cả trong những bộ phim hoạt hình.

  1. Công nghệ

Cng_ngh_CGI__mang_ha_trang_in_nh_ti_mt_hiu_qu_vt_bc_trn_phim

Công nghệ CGI đã mang hóa trang điện ảnh tới một hiệu quả vượt bậc trên phim

Công nghệ hiện đại với cốt lõi là máy vi tính đã giúp cho việc hoá trang đạt được những thành tựu chưa từng có trong lịch sử điện ảnh khi nó tạo ra những nhân vật điện ảnh giả mà giống như thật. Các phần mềm đóng vai trò quan trọng trong việc hoá trang trên máy tính. Ma quỉ và quái vật đều trở thành sống động nhờ công nghệ mới. Tạo hình nhân vật sinh động đã trở thành nghệ thuật nhờ công nghệ hiện đại. Ví dụ thằng gù Nhà thờ Đức bà hiện nay trông rất khác thằng gù trong quá khứ.

  1. Phẫu thuật

Jim_Carrey_v_chic_mt_n_ha_trang_trong_The_Mask

Jim Carrey và chiếc mặt nạ hóa trang trong The Mask

Phẫu thuật đây không phải là phẫu thuật ngoài đời thực mà là phẫu thuật trong phim để cải trang thành một con người khác. Đó là nhân vật do diễn viên Johnny Depp đóng trong bộ phim The Tourist, nhân vật do diễn viên Tom Berenger đóng trong bộ phim Shattered và của hai diễn viên Nicholas Cage và John Travolta trong bộ phim Face/Off.

  1. Biến hình

Ha_trang_n_tng_ca_Jennifer_Lawrence_trong_lot_phim_X-Men

Hóa trang ấn tượng của Jennifer Lawrence trong loạt phim X-Men

Biến hình thành người khác hay thú vật hoặc từ thú thành người đã được sử dụng trong nhiều bộ phim. Biến hình được sử dụng trong cả máy móc như biến xe thành người máy. Nghệ thuật hoá trang đã giúp việc biến hình đạt đến mức hoàn hảo. Hãy xem những bộ phim như Hulk (người thành siêu nhân), Catwoman (mèo thành người), Transformers (xe thành robot), Terminator 2 (ma-người hỗn hợp), X-Men.

Angelina_Jolie_vi_hnh_nh_qun_nhn_trong_b_phim_Salt

Angelina Jolie với hình ảnh quân nhân trong bộ phim Salt

Nếu như Brad Pitt gây ấn tượng mạnh với việc hóa trang thành nhân vật Benjamin Button trong bộ phim The Curious Case of Benjamin Button thì vợ anh, Angelina Jolie cũng nổi tiếng không kém khi được các chuyên gia trang điểm phù phép thành một nam quân nhân nhằm tránh bị truy đuổi trong bộ phim Salt. Nhân vật thành thành công đến nỗi, khi Brad Pitt đến trường quay thăm vợ, anh đã từ chối hôn vợ còn con trai Maddox thì không thể nhận ra mẹ dù cô đang đứng trước mặt mình…

  1. Chuyển đổi giới tính

C_ai_nhn_ra_y_l_nam_din_vin_Robin_Williams_th_din

Một trò đùa khác của điện ảnh là biến đàn ông thành đàn bà và ngược lại như phim Mr Doubtfire (do cố diễn viên Robin Williams đóng vai chính), phim Mulan, phim Big Momma’s House hay nhân vật chính của bộ phim kinh điển Some Like It Hot. Chuyển đổi giới tính là để thoát khỏi sự truy đuổi, để điều tra một vụ việc hay để thực hiện một âm mưu nào đó.

  1. Đứng trong bóng tối

Đây là cách hoá trang trong phim mà chẳng phải hoá trang, chỉ cần đứng trong bóng tối là đủ. Bộ phim True Lies đã chứng minh điều này khi nhân vật Arnie (Jamie Lee Curtis đóng) đứng trong bóng tối vũ thoát y mà người chồng (Arnold Schwarzenegger đóng) cứ tưởng là người khác. Bộ phim All The President’s Men nói về scandal nghe lén với nhân vật chính Deep Throat đã làm sụp đổ triều đại tổng thống Mỹ Richard Nixon là một ví dụ khác.

C_ai_nhn_ra_y_l_n_din_vin_Meryl_Streep_nu_khng_xem_phim_Angels_in_America

Có ai nhận ra đây là nữ diễn viên Meryl Streep nếu không xem phim Angels in America

  1. Cải trang bằng phục trang

Điều tra viên Clouseau trong loạt phim điệp viên hài Pink Panther là bậc thầy trong lĩnh vực này. Tiếp theo là các diễn viên Simon Templar trong The Saint, Mitch Leary trong In The Line Of Fire và dĩ nhiên, nhân vật Sherlock Holmes trong bộ phim cùng tên. Thập niên 1980 có Chevy Chase trong bộ phim Fletch.

Star-Wars-Shared-Universe-Movies

Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) ngoài việc đưa tên tuổi George Lucas ghi danh vào lịch sử điện ảnh thì còn là bộ phim đầu tiên phôi thai công nghệ CGI, bước tiến mới cho hóa trang điện ảnh. Phim ra mắt năm 1977 kể về cuộc chiến giữa các thế lực trong dải ngân hà, với nhiều nhân vật ở các hành tinh khác nhau mặc trang phục viễn tưởng, chiến đấu với nhau. Tác phẩm ăn khách phòng vé lớn và trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt tác phẩm tiếp theo áp dụng công nghệ CGI như Tron, Terminator, Jurassic Park, The Lord of the Rings

Hóa trang luôn phải tương tác với các yếu tố khác của diễn viên để tạo nên tính cách cho nhân vật. Ví dụ như trang điểm và trang phục. Trang điểm là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật hoá trang, nó làm thay đổi khuôn mặt của diễn viên theo yêu cầu của nhân vật. Độ dữ, hiền, thâm hiểm, ngô nghê được nhấn mạnh cho từng loại nhân vật. Trang phục là “ngôn ngữ bên ngoài của nhân vật”, nhân vật nào trang phục nấy. Người dơi, người mèo, siêu nhân, ma quỉ có trang phục khác nhau. Trang phục có thể làm cho nhân vật cao hơn, thấp hơn hay béo hơn, gầy hơn. Hoá trang không chỉ ở hình thể bên ngoài mà còn cả giọng nói. Nói giọng thế nào cho phù hợp với bản chất của nhân vật, như bà tiên phải có giọng nói khác với phù thuỷ. Cuối cùng, “Ngôn ngữ cơ thể” là yếu tố không thể thiếu trong hoá trang. Đó là dáng đi dáng đứng, cử chỉ của con người cũng cần thay đổi, phù hợp với nhân vật. Diễn viên hoá trang cho sân khấu kịch và ra trước ống kính tại phim trường có sự khác biệt, vì vậy một chuyên viên hoá trang giỏi phải biết điều chỉnh độ lệch này.

Trung Nguyên