Andrey Konchalovsky: 'Càng ít tiền càng tự do'

(TGĐA) - Ngày 20 tháng 8 năm 2017, đạo diễn Nga nổi tiếng Andrey Konchalovsky tròn 80 tuổi. Nghệ sĩ nhân dân kỷ niệm ngày sinh trên trường quay: ông đang làm bộ phim về Michelangelo. Nhân dịp này chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện của ông với phóng viên báo Tin tức.

andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Mikhail Porechenkov: Nghề đạo diễn đã, đang và sẽ tồn tại
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Karen Shakhnazarov: 'Buộc phải thử sức cho dù khó khăn'
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do 'Cạn tình': Bộ phim về sự vô cảm của xã hội Nga hiện đại
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Nước Nga siết chặt hạn ngạch nhập phim
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Andrey Konchalovsky: Nghệ thuật phải dạy chúng ta đồng cảm
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Đạo diễn Andrey Konchalovsky: Tính sử thi nằm ở bên trong nhân vật
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do
Đạo diễn Andrey Konchalovsky

Tại sao trong số những người khổng lồ của thời Phục hưng ông lại chỉ quan tâm Michelangelo?

Tất nhiên, tôi quan tâm tất cả họ, nhưng bạn không thể làm phim về tất cả. Michelangelo có một thông điệp bằng thơ gửi bạn ông là Strozzi. Strozzi nhìn thấy trong quan tài của Medici một bức tượng có tên là “Đêm”, một người phụ nữ đang ngủ say. Strozzi viết câu thơ rằng đá cẩm thạch sắp thức dậy. Và Michelangelo trả lời ông: “Tôi ngủ ngon, mà tốt hơn là làm đá, /Khi xung quanh ô nhục và tội ác, / Không cảm xúc, không nhìn thấy, - dễ chịu hơn./ Bạn ơi, hãy im lặng, đánh thức tôi làm gì?”. Khi đọc câu “ô nhục và tội ác”, tôi nghĩ: “Thiên tài muốn ngụ ý gì vậy?”. Bộ phim bắt đầu từ đây.

Ban đầu bộ phim có tên là Tội lỗi, nhưng ông đã đổi tên thành Quái vật. Tại sao?

Ở đấy có một phần câu chuyện diễn ra xung quanh khối cẩm thạch mà các thợ đẽo gọi là “Quái vật”. Vì vậy, tên gọi có nhiều ý nghĩa. Nhưng tên gọi này cũng liên quan tới nhân vật Michelangelo. Về những gì còn lại bộ phim sẽ trả lời.

Ngay cả trên cái nền thời đại Phục hưng giàu tài năng, Michelangelo cũng nổi lên như một thiên tài vô điều kiện. Ông xác định tiêu chí thiên tài như thế nào?

Có những khái niệm chung: Shakespeare, Pushkin, Tolstoy được công nhận là thiên tài. Đồng thời định nghĩa này cũng mang tính chủ quan, nó là dấu vết trong ký ức nhân loại. Không loại trừ rằng có cả những thiên tài khác, nhưng đơn giản là họ không để lại dấu vết trong lịch sử, ký ức của chúng ta có tính chọn lọc.

Tolstoy gặp may vì tài năng văn học của ông phát triển vào nửa sau thế kỷ XIX, khi văn học và đọc sách là một trong những công việc chủ yếu của bộ phận có học vấn của thế giới. Dân châu Âu lúc bấy giờ thích đọc sách. Không có truyền hình và điện ảnh – chỉ có sân khấu và vũ ba lê.

Nếu như hiện nay sinh ra một con người tầm cỡ Tolstoy, tôi không tin rằng 50 năm sau, kể từ ngày hôm nay, anh ta có thể lưu lại trong ký ức nhân loại như một thiên tài. Solzhenitsyn, rõ ràng, là nhà văn cuối cùng được chứng kiến dân tộc Nga đọc sách nhiều. Rồi đây cần dựng tượng đài và trao giải thưởng cho độc giả, chứ không phải nhà văn. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà văn kém. Điều đó có nghĩa là nền văn minh đang thay đổi.

Hiện nay những bích họa trên các bức tường nhà thờ chưa chắc gây ấn tượng mạnh như chúng đã từng gây ấn tượng đối với khán giả ở thế kỷ XV-XVI. Nhạc phẩm Messe của Bach được trình diễn tai nhà thờ Köln mỗi năm một lần, thính giả từ khắc nước Đức đến thưởng thức.

Họ vượt qua những khu rừng nhiều kẻ cướp. Các gia đình chuẩn bị ba tháng trời cho chuyến đi này, họ ngồi trên xe ngựa. Cùng với các vệ sĩ họ đi trên những con đường ổ gà, qua hiểm nguy, đến Köln, thu xếp chỗ ở, vào nhà thờ. Và khi tiếng nhạc vang lên thì ấn tượng lưu lại suốt đời. Còn bây giờ bạn bấm nút một cái là có Bach, bấm cái nữa – Beethoven, cái nữa Kobzon. Khả năng tiếp cận khác, ấn tượng cũng khác. Vì vậy, rất khó nói về tiêu chí. Cần phải làm sao để thiên tài xuất hiện vào thời điểm thích hợp.

andrey konchalovsky cang it tien cang tu do
Tác phẩm Cứu rỗi của Michelangelo

Ông có ý định quay tại những địa danh lịch sử, ví dụ nhà nguyện Sistina ở Vatican?

Không, ở đấy không quay phim được, hơn nữa, Michelangelo vẽ bích họa “Sự phán xét cuối cùng” vào cuối đời. Câu chuyện của bộ phim không đi xa như vậy, nó bao quát các năm từ 1510 đến 1520. Chúng tôi làm bộ phim về khúc giữa cuộc đời ông. Vì vậy, nhà nguyện Sistina chúng tôi sẽ xây dựng.

Có nghĩa đây sẽ không hoàn toàn là một bộ phim tiểu sử?

Vâng, đây nói chung không phải là phim tiểu sử. Andrey Rublyov có phải phim tiểu sử không? Không. Quái vật cũng như vậy. Bạn có thể coi đây là tập hai của Rublyov.

Nhưng về Michelangelo dù sao vẫn còn giữ được nhiều tư liệu lịch sử hơn. Có cái gì đó để dựa vào…

Nhiều tư liệu, nhưng người kể chuyện có thể mơ thấy bất cứ điều gì. Và không còn nhiều tư liệu được lưu giữ như về một con người. Những tư liệu nhắc đến ông thú vị hơn các câu chuyện về những mưu kế giữa các phe phái quyền lực khác nhau. Mafia 100%. Gia đình Della Rovere, các giáo hoàng La Mã Lulius và Leo. Khi giáo hoàng Leo X Medici đến Vatican, ông lấy sơn đen bôi vào những bức chân dung tuyệt mỹ của Lulius, người tiền nhiệm của mình, khai quật mồ mả của ông và chuyển sang Tây Ban Nha. Điều này thú vị, như tất cả những gì thuộc về con người. Thời đại Phục hưng cũng thú vị như vậy.

Trong cuốn sách của mình 9 chương về điện ảnh và, v.v…, ông nói rằng trong nghệ thuật tính kế tục rất quan trọng. Ông có nhìn thấy trong nền điện ảnh chúng ta truyền thống văn hóa mà các đạo diễn trẻ có thể kế tục không?

Thật khó nói. Tôi hy vọng rằng các đạo diễn xuất sắc nhất không chỉ tài năng mà còn là văn hóa, mà văn hóa bao giờ cũng chứa đựng kiến thức. Thiếu văn hóa không có những liên tưởng văn hóa. Có những đạo diễn làm phim được chăng hay chớ, bằng cách bắt chước. Người này bắt chước Spielberg, người kia – Tarantino. Bắt chước không có gì xấu, nhưng phải có liên tưởng, cơ sở văn hóa. Để phá bỏ bất cứ quy luật nào trước tiên cần hiểu biết nó. Mà đó là văn hóa.

Nghệ thuật không thể phát triển thiếu nền tảng, dù sao cũng phải có gốc gác ở đâu đó. Toàn bộ nền điện ảnh vĩ đại là một cái cây trọn vẹn. Chủ nghĩa tân hiện thực của Italia phần nhiều gắn liền với sự quan tâm xã hội đối với con người.

Nền điện ảnh Liên Xô cũng hướng tới con người bình thường, thậm chí đó là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Những tác phẩm lớn, ví dụ như bộ phim tuyệt vời Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc của Sergey Bondarchuk không thể thiếu một tầng lớp văn hóa nhất định: đó là Sholokhov, là Nekrasov, là tất cả những gì gắn liền với văn học Xô viết.

Ngay cả Mayakovsky cũng không vứt bỏ được văn hóa. Hồi trẻ Myakovsky định vứt Pushkin và Dostoyevsky ra khỏi con tàu hiện đại, nhưng sau đó ông hiểu ra rằng mọi thứ khó khăn hơn nhiều. Không nên vứt bỏ gì hết, tất cả cần phải được đun nấu lại.

andrey konchalovsky cang it tien cang tu do
Đạo diễn Andrey Konchalovsky

Những bộ phim đầu tay của đạo diễn nước ta thường định hướng không phải vào truyền thống Nga và châu Âu, mà là Hollywood.

Các đạo diễn muốn ngay lập tức được khán giả hoan nghênh đều dựa vào truyền thống Hollywood: Loznitsa, Zvyagintsev. Phim tác giả chống lại các quy luật của Hollywood. Hollywood không phải là điện ảnh Mỹ mà là hội chợ phù hoa. Điện ảnh Mỹ do các sinh viên Mỹ, đạo diễn trẻ làm ra với những khoản tiền nhỏ, họ muốn làm một cái gì đấy về nước Mỹ. Nhưng Hollywood không nói về nước Mỹ, Hollywood là huyền thoại làm ra những sản phẩm thương mại tuyệt vời. Nhưng đó là entertainment (giải trí) chứ không phải nghệ thuật.

Nhưng dù sao các nghệ sĩ của chúng ta, theo sau Timur Bekmambetov lao tới Hollywood.

Bekmambetov về nguyên tắc muốn hòa hợp với phong cảnh Hollywood, nhưng không mấy thành công. Nếu ông ấy làm phim thương mại ở Nga, có lẽ đơn giản hơn nhiều. Ở Mỹ điều đó rất khó. Trong một vở kịch rất hay của mình về người Do Thái chạy trốn Hitler tới Hollywood, Bertolt Brecht, như một nhà lý luận luôn luôn muốn tìm bí quyết thành công.

Nhân vật chạy lên sân khấu và nói: “Tôi hiểu làm thế nào để viết thành công! Tôi hiểu làm tiền ở Hollywood như thế nào! Bạn phải viết thật kém, nhưng cố làm sao viết tốt hơn”. Viết các tác phẩm thương mại là một nghề nghiêm túc. Và cần phải thực hiện luật chơi. Có thể đi xe ngựa, mà cũng có thể đi tàu hỏa. Nhưng tàu hỏa không đi đến nơi hành khách muốn, mà tới nơi có đường ray.

Ông thường được gọi là “đạo diễn Mỹ và Nga”

Tôi coi mình là một nghệ sĩ Nga làm việc ở những thể loại khác nhau và ở những nước khác nhau.

Nhiều đạo diễn mới vào nghề được khích lệ bởi câu nói của ông rằng hiện nay ngân sách đối với một bộ phim không quan trọng, và có thể làm phim trên iphone, nếu như có cái gì để nói.

Đúng thế. Tương lai của điện ảnh và nghệ thuật thuộc về những người trẻ sẵn sàng chi đồng xu cuối cùng để làm phim trên iphone. Quan trọng không phải tiền và tự do. Thứ nhất, càng ít tiền càng tự do. Thứ hai, quan trọng không phải tự do, mà là tài năng. Tiền có thể có hay không, còn nếu không có tài năng… Tài năng là sự chọn lọc.

andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Mikhail Porechenkov: Nghề đạo diễn đã, đang và sẽ tồn tại
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Karen Shakhnazarov: 'Buộc phải thử sức cho dù khó khăn'
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do 'Blade & soul: Sứ mệnh người được chọn' phần 1 chính thức công chiếu
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Blade & Soul ra mắt phim điện ảnh ‘Sứ mệnh người được chọn’
andrey konchalovsky cang it tien cang tu do Svetlana Toma: Cuộc tình chóng vánh mà dài lâu

Trần Hậu

(Theo iz.ru)