Ban giám khảo Giải Cánh diều 2013 nói gì?

(TGĐA) - Cùng nghe những ý kiến đánh giá về chất lượng phim tham dự Giải Cánh diều 2013!

Nh_bin_kch_Nguyn_Th_Hng_Ngt_2

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam - Thành viên Ban giám khảo phim truyện điện ảnh

Trong 13 phim dự thi thì có 1 phim được nhà nước đầu tư là Người viết huyền thoại và một phim nhà nước đầu tư một khoản nhỏ là Và anh sẽ trở lại, còn lại là phim của các hãng tư nhân. Nguyên mặt bằng phim tham dự đã cho thấy phim tư nhân áp đảo và điện ảnh được xã hội hóa mạnh, nhà nước đầu tư ít nên cũng không thể định hướng được những đề tài về cuộc sống đương đại, hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, hay những đề tài hướng tới những điều cao đẹp nhất thiết thực cho cuộc sống hôm nay. Tất nhiên không phải những phim tư nhân không hướng đến những điều cao đẹp nhưng phần nhiều là chuyện về cuộc sống showbiz, đời sống của các diễn viên, người mẫu, nhà lầu, xe hơi, sàn nhảy, … mô típ thương mại. Cũng không thể trách được họ. Tư nhân bỏ vốn thì họ làm đủ các đề tài phục vụ khán giả. Các phim đều chọn diễn viên đẹp, cao, chân dài, ăn mặc đẹp, xe sang, nhà đẹp, đường phố đẹp. Họ xác định phục vụ thị trường là những khán giả trẻ chứ khán giả cao tuổi ít đến rạp. Tôi cho rằng giới trẻ hôm nay có nhiều người giỏi giang nhưng lại ít có hình ảnh của họ ở trong những bộ phim hướng về giới trẻ trong các lĩnh vực khác mà chủ yếu là chuyện showbiz.. Trong các phim tham dự cũng có phim Tía ơi nói về tình cảm cha con nhưng lại hơi ... cải lương và câu chuyện cũng cũ.

10 năm nay, chúng ta đã làm phim về showbiz, từ thời Lê Hoàng, đến Quang Dũng rồi giờ là các đạo diễn Việt Kiều cũng làm … 90 triệu dân nước mình còn những vấn đề khác cần được lên phim, nước mình chẳng lẽ đã sướng đến thế chưa! Cuộc sống đã đầy đủ và sang trọng thật không hay là chỉ là những thứ hào nhoáng ở … trên phim. Như Trương Nghệ Mưu trở thành đạo diễn thế giới, phim của ông sau này mới có vua chúa, phục trang đẹp, kỹ xảo, còn trước đấy là Cao lương đỏ, Đường về nhà, Thu Cúc đi kiện... đều về những người nông dân giản dị, mà vẫn được giải rất cao của thế giới. Ở đây rõ ràng nghệ thuật vừa vị nghệ thuật vừa vị nhân sinh nữa, nó phải mang tính nhân văn, phản ảnh đời sống thực tế. Những thứ tôi nói cũ rích rồi ai chả biết. Vì người làm nghệ thuật chân chính nào cũng hướng đến điều đó. Thời xưa các cụ đã hướng rồi, mà tôi tin là giờ người ta vẫn hướng. Có thể cách làm, câu chuyện khác nhưng người ta vẫn hướng đến điều đấy. Xem xong một bộ phim người ta có cảm giác nghĩ ngợi về nó và có gì thúc đẩy họ sống tốt lên và nhìn cuộc sống bằng con mắt tin tưởng lên chứ không phải giải trí đơn thuần, cười hề hề rồi ra.Tất nhiên cười được thế cũng là tốt rồi.

Nhận định chung của tôi các về phim tham dự Cánh diều năm nay là lệch về đề tài. Nhà nước càng đẩy đến xã hội hóa mạnh là việc đương nhiên nhưng nhà nước vẫn phải là bà đỡ và quan tâm chú trọng sản xuất phim, hàng năm nhà nước vẫn cấp tiền để làm phim. Nhưng làm sao để đồng tiền đó đến được với tác phẩm điện ảnh lại là điều rất khó khăn. Rõ ràng có sự phân chia hai dòng rõ rệt là phía Bắc làm phim về chiến tranh, biển đảo, miền núi vì không làm đề tài ấy thì họ cũng không biết lấy tiền đâu ra để làm phim. Nhưng vấn đề làm thế nào để phim xúc động, làm bằng cái tâm và niềm say mê của mình thì chắc chắn cũng sẽ rất tốt. Đừng nghĩ là dựa vào đề tài chiến tranh, lãnh tụ là làm thế nào thì cũng được hoan nghênh rồi. Phía Nam người ta bỏ đồng vốn ra thì đương nhiên là xót và người ta sống hàng ngày với thị trường nên biết đánh trúng cái gout của thị trường. Chuyện thắng thua của thị trường thì để thị trường điều tiết. Nhưng tôi thấy công nghệ sản xuất phim phía Nam rất chuyên nghiệp từ ánh sáng, trang phục, góc máy, bối cảnh và không thấy sự cẩu thả. Tôi nhìn vào danh sách thấy khá nhiều phim nếu không là Việt kiều thì là mời được những người làm âm thanh, kịch bản, người làm kỹ xảo là người nước ngoài.

Nhiều phim tôi cũng thấy tiếc, ở trong Nam kiếm tiền làm phim có thể không dễ nhưng có vẻ không khó khăn như phía Bắc nhưng có khi sử dụng đồng vốn vào những bộ phim vô bổ hoặc rất kém làm tôi cảm giác rất phí. Nên làm ít mà tinh còn hơn là nhiều mà không hay. Có thể tôi già rồi không còn hợp với cuộc sống hôm nay chăng nhưng tôi nói những gì xuất phát từ mong muốn xem bộ phim ít nhất về nghề nghiệp phải chỉn chu đúng là những người có nghề, sau mới nói đến hay hay dở.

Năm nay chưa có đột biến nhiều. Cũng có những đạo diễn trẻ lần đầu làm phim có nhỉnh hơn. Ngay cả phim chiến tranh của Bùi Tuấn Dũng lần này cũng có những ý kiến trái chiều, đề tài quý, tiền nhà nước quý nhưng có những ý kiến là phim ít có cảnh gây xúc động.

Đạo diễn NSND Lương Đức – Thành viên Ban giám khảo phim tài liệu

NSND_Luong_Duc

So với năm ngoái thì năm nay các thành phần tham gia giải Cánh diều phong phú hơn. Ngoài các phim của nhà nước còn có các tác giả của các công ty media và các tác giả tự do. Các phim có mảng đề tài chân dung truyền thống, đề tài xã hội hiện đại, nhiều đề tài phong phú nhưng thiếu một số đề tài mang tính bức xúc trong xã hội vừa qua gắn liền chống tham nhũng, biển đảo, chống tiêu cực hoặc các vụ việc lớn xảy ra… Cũng có những tác phẩm tốt, cũng có những tác phẩm làm chưa tới, ví dụ như phim về 60 năm Điện Biên Phủ, là sự kiện rất lớn, đòi hỏi công phu đầu tư và có bề dày kinh nghiệm trong khi đó tác giả làm chưa tới. Một số phim trình bày hơi đơn điệu, ôm đồm, tản mạn đó là bệnh cố hữu của phim tài liệu vẫn chưa khắc phục được.

Về thể loại, một số phim lựa chọn thể loại phim nhựa tốn kém, không có đầu ra (trừ điện ảnh quân đội có mạng lưới chiếu bóng riêng) và chưa chuyển sang kỹ thuật số.

Phim tài liệu truyền hình phong phú đa dạng nhưng thiếu đề tài có tính phát hiện, tư tưởng sâu sắc, nhiều phim thực chất ở thể loại phóng sự, nếu gọi là tài liệu thì chưa tới. Chúng ta hiện nay cũng theo xu hướng điện ảnh hiện đại, không áp đặt lời bình, quay thực tế, nhưng tư duy người sáng tác vẫn bị lẫn vào trong nhân vật, cái này thì chúng ta làm chưa tốt lắm. Có những đề tài rất hay, rất giá trị đáng ra làm một phim tài liệu nghệ thuật rất công phu nhưng lại làm theo kiểu đá thêm các dòng tâm sự nên giá trị nâng cao của nó chưa đạt tới.

Tôi thấy rằng cái tôi của tác giả trong mỗi tác phẩm vẫn chưa thể hiện được sự khát khao tìm tòi, sự hết mình trong tác phẩm. Một số tác phẩm rất xuất sắc như Có một cơ hội bị bỏ lỡ, một cách làm phim rất vững tay tìm tòi công phu, đầu tư tốn kém và xử lý ngọt ngào. Tuy nhiên hiệu quả xã hội, tác động văn hóa so với tiêu chí LHP cũng hạn chế. Hơn nữa mình cũng không thể lấy tiêu chí của một phim được làm không những nhân vật mà điều kiện kỹ thuật và điều kiện sáng tác rất đầy đủ, thậm chí còn có sự tham gia của người Mỹ. Cái đó cũng khiến BGK có băn khoăn là lấy tiêu chuẩn của Mỹ để áp dụng cho Việt Nam thì anh em ta bị thiệt thòi. Có những phim đề tài tốt, nhân vật, sự kiện, nhân chứng tốt nhưng về cách thể hiện, cấu trúc, cách kể chuyện làm cho phim không đạt được cao trào nên các phim chỉ dừng lại ở mức khá. Tuy nhiên cũng phải nhắc đến sự thành công đáng ghi nhận ở các phim như Tâm hồn Việt trên đất Nhật; Thầy tôi – nhà văn Kim Lân, Việt Nam – Campuchia không bao giờ quên; Triết gia Trần Đức Thảo – suy tư cùng thế kỷ; Chuyện về bến nước, núi rừng và nương rẫy; Bác sĩ Trần Duy Hưng – một người Hà Nội; Họ đã sống như thế.

Phim khoa học đáng mừng là Cánh diều vàng năm ngoái chúng ta đã đạt đỉnh cao nhưng năm nay còn cao hơn. Những tác giả hầu hết là trẻ như Tài Văn lần đầu tiên xuất hiện nhưng đã đạt kết quả tuyệt đối ở nhiều mặt: kịch bản, đạo diễn, quay phim, đồ họa chứng tỏ rất đáng mừng. Với một đề tài rất khô khan, khó làm, Tài Văn dã khai thác rất sáng tạo, quay công phu dùng fly-cam, vượt ra ngoài ranh giới phim khoa học thường thức mà đạt tiêu chuẩn phim khoa học nghệ thuật như các nước tiên tiến vẫn làm, đó là một đóng góp quan trong cho phim hoa học của nước ta. Phải nói là hai phim Nhanh và chậm, Chuyện của đá được đầu tư thiết bị hiện đại, người sử dụng thành thạo, nhiệt tình, sáng tác say sưa nên có tác phẩm hấp dẫn lôi cuốn.

Ngoài một số tác giả lần đầu xuất hiện, còn lại phim của những cơ sở chuyên làm phim tài liệu trước kia vẫn tạo được suy nghĩ, ấn tượng, vẫn giữ được phong độ nhưng chưa có sự đổi mới trong nghệ thuật. Nói đến sự đổi mới cũng rất khó, làm thế nào để khán giả chấp nhận, cái mới đấy phải được đầu tư như thế nào cũng là vấn đề. Xu hướng làm phim hiện đại là không áp đặt, lấy người thực, việc thực, nhân chứng, nhưng có những phim vẫn thấy sự can thiệp, dàn dựng, ảnh hưởng tới yếu tố chân thực. Trong khi làm phim, xây dựng đường dây nhân vật làm thế nào cho khỏi phô, làm cho khán giả không thấy sự sắp xếp dàn dựng là điều rất khó.

Quay phim, NSND Trần Quốc Dũng – Thành viên Ban giám khảo phim truyện điện ảnh

TranQuocDung_trai

Phim nhựa đòi hỏi chất lượng hình ảnh đáp ứng đủ các thông số của phim màn ảnh rộng. Như vậy thì tất cả công việc của người quay phim, hình ảnh, âm thanh mới phát huy được hiệu quả. Nhưng chúng tôi xem phim nhựa bằng đĩa DVD, thậm chí không bằng file số như ngoài rạp mà xem bằng chất lượng HD nên ảnh hưởng rất nhiều về độ nét, mầu sắc, nhiều thông sống kỹ thuật không đạt được thông số kỹ thuật của hình ảnh phim nhựa. Rất nhiều phim công nghệ số nhưng không được chiếu bằng công nghệ số lại được xem qua project, không phải chất lượng cao nên không lên hết được âm thanh 5.1, hoặc dolby surround không hề có. Mà đã là phim điện ảnh thì bắt buộc phải có âm thanh dolby surround thì chỉ có duy nhất Hãng phim truyện Việt Nam chiếu phim nhựa mặc dù là số chuyển sang nhựa nhưng chất lượng hình ảnh còn khả dĩ hơn những phim khác. Còn lại tất cả các phim khác không tôn trọng lắm chất lượng âm thanh, kỹ thuật nhiều nên BGK đánh giá qua những bản phim như vậy là điều thiệt thòi cho chính các phim.

Việc này là do các hãng phim gửi phim đến dự thi gửi bằng DVD chứ không gửi file chiếu theo công nghệ máy chiếu số. Khi khâu kỹ thuật không đạt tiêu chuẩn thì sự nhận thức về hình ảnh, chất lượng nghệ thuật đều bị giảm xuống. Chất lượng hình ảnh giảm thì đánh giá phim sẽ mất đi rất nhiều. Các LHP quốc tế bao giờ cũng yêu cầu chất lượng kỹ thuật đảm bảo mới cho vào thi, ngược lại ở đây các hãng phim lại đưa bản phim chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật làm tôi cảm giác như đang chấm giải phim video chứ không phải điện ảnh.

Về các phim thì nhìn chung trừ một số phim tốt còn lại làm rất truyền hình, đạo diễn dàn dựng, họa sĩ chọn bối cảnh như phim truyền hình chứ không phải điện ảnh. Họ cứ nghĩ phim 1 tập là điện ảnh. Họ convert từ hình ảnh HD sang nhựa mất nét, nhòe, hình ảnh không có chiều sâu, mầu sắc nghèo nàn, không tinh tế, hiệu quả ánh sáng kém. Từ lối chiếu sáng, dàn dựng, xử lý của đạo diễn cho thấy không biết cách làm phim điện ảnh, những phim ấy nội dung cũng kém về nghệ thuật, lối thể hiện, kịch bản yếu.

Có những phim làm rất tốt theo cách làm của điện ảnh, đúng công nghệ, chăm chút, dù rằng bằng phương tiện gì nhưng cách làm, chiếu sáng, quay, xử lý dàn dựng là theo lối điện ảnh thì có thể thấy ngay. Tóm lại các phim rất chênh lệch nhau. Có phim đầu tư nhiều tiền, hiệu quả rất cao đặc biệt là những phim có yếu tốt nước ngoài thì về mặt hình ảnh rất chuyên nghiệp, dàn dựng, kỹ thuật tạo hình của các phim đó rất đáng học tập.

Về giải Cánh diều Vàng, phim Thần tượng rất đồng đều về mặt đạo diễn. Đạo diễn dàn dựng tốt, quay phim tinh tế, màu sắc, ánh sáng phù hợp, người quay phim không phải ghi hình đơn giản mà còn diễn xuất bằng ống kính, ánh sáng, màu sắc, mật độ khuôn hình của mình để diễn đạt nội dung các cảnh diễn của bộ phim. Vì thế nên BGK chọn người quay phim đó được giải vì hình ảnh của phim chứa đựng đầy chất miêu tả, diễn cảm, xúc động, cách xử lý ánh sáng, góc độ quay, động tác máy, thủ pháp thực hiện và nhất là truyền đạt qua ống kính rất tốt cộng vào diễn xuất diễn viên, bối cảnh, âm nhạc tạo nên bộ phim đầy cảm xúc. Tất nhiên, so với Đường dua có cách làm phim của Mỹ, theo công thức bài bản, góc độ máy chuyên nghiệp kiểu Mỹ, Thần tượng lại quay theo cảm nhận, cảm xúc từng khuôn hình đưa người xem vào cuộc sống nhân vật, mà người ta không thấy bàn tay của quay phim, đạo diễn mà chỉ thấy câu chuyện trong phim. Người đạo diễn, quay phim giỏi chính là giấu được bàn tay của mình qua những hình ảnh tưởng như dung dị, đơn giản.

Đạo diễn NSND Đào Trọng Khánh – Trưởng Ban giám khảo phim tài liệu

daotrongkhanh

Năm nay phim tài liệu vẫn phát triển so với những năm trước với nhiều phim của tác giả trẻ. Đề tài có hai mảng lớn và nổi bật nhất là giáo dục truyền thống và vấn đề xung quanh cuộc sống của xã hội hiện tại. Về thể loại thì ở mảng phim nhựa kém hơn về chất lượng kể cả nghệ thuật và đề tài. Nhiều đề tài có thể lựa chọn phim truyền hình thay cho phim nhựa. Phim nhựa khó phổ biến hơn phim truyền hình, nên phim nhựa lần này cũng chỉ có 6-7 phim. Phim tài liệu truyền hình thì có tới 40 phim nên đa dạng về đề tài nhưng chủ đề có tính phát hiện và tư tưởng sâu sắc lại hiếm. Mảng phim khoa học có 10 phim là mảng khá hơn cả. Các phim tiếp cận được vấn đề khoa học cụ thể nên cách thể hiện nội dung và hình thức thiết thực với chúng ta hơn. Tính thiết thực rất quan trọng trong phim tài liệu.

Phim chân dung về con người thể hiện sự ngưỡng mộ những con người tốt có nhiều cống hiến cho xã hội, như ông Mười Đỏm ở U Minh, người nông dân làm máy gặt máy cày, … nhưng lại rơi vào tình trạng có hơi nhiều phim về người tốt việc tốt và làm mảng phim này hay là rất khó vì dễ mắc vào cách làm phim người tốt thiếu đi chất điện ảnh, nhưng dù sao đó vẫn là một hướng đi đúng của thể loại tài liệu.

Đạo diễn, NSƯT Vũ Xuân Hưng - Trưởng Ban giám khảo phim truyện truyền hình: Chưa bao giờ giải Vàng được chúng tôi quyết định nhanh chóng và hào hứng đến thế!

o_din_V_Xun_Hng

23 phim