Bế mạc lớp tập huấn phim tài liệu - phóng sự đề tài đồng bằng sông Cửu Long

(TGĐA) - Nhằm nâng cao kiến thức và  kỹ thuật sáng tác phim tài liệu phóng sự cho hội viên, người làm phim truyền hình TP.HCM và khu vực Nam Bộ, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Điện ảnh TP.HCM tổ chức lớp tập huấn làm phim tài liệu phóng sự truyền hình về đề tài đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang và TP.HCM trong 10 ngày (từ 28/10 đến 6/11). Tới dự lễ bế mạc có sự hiện diện của NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội ĐAVN.

be mac lop tap huan phim tai lieu phong su de tai dong bang song cuu long Khai mạc lớp tập huấn làm phim tài liệu - phóng sự truyền hình về đề tài Đồng bằng sông Cửu Long
be mac lop tap huan phim tai lieu phong su de tai dong bang song cuu long Kết thúc lớp tập huấn làm phim tài liệu - phóng sự truyền hình tại Cần Thơ: “Khơi lại chất lửa làm nghề!”
be mac lop tap huan phim tai lieu phong su de tai dong bang song cuu long Kết thúc lớp tập huấn làm phim phóng sự - tài liệu truyền hình tại Phú Yên: Phim đã chạm tới cảm xúc của người xem!
be mac lop tap huan phim tai lieu phong su de tai dong bang song cuu long

Lớp học có 42 học viên chính thức và dự thính ở các đơn vị: Điện ảnh bộ đội biên phòng, Trường Đại học SKĐA Tp.HCM, Đài Phát thanh truyền hình An Giang, Đài Phát thanh truyền hình Đồng Tháp, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, VTV, Trung Tâm Văn hóa Điện ảnh Đồng Tháp, Hội VHNT tỉnh An Giang và Châu Đốc, Sư đoàn 330 và Hội Điện ảnh TP.HCM tham dự. Khóa học được chia thành 6 nhóm làm phim, do hai đạo diễn NSƯT Vương Khánh Luông và Nguyễn Hoàng hướng dẫn.

be mac lop tap huan phim tai lieu phong su de tai dong bang song cuu long

Năm nay, nội dung lớp tập huấn có khác năm trước. Trước đây, học viên được học 3 ngày đầu giới thiệu lý thuyết, khoảng 5 ngày cho thực tế làm phim và hậu kỳ. Lần này lớp tập huấn tập trung vào phần hướng dẫn thực hiện làm bài tập là một phim cụ thể và đan xen phần lý thuyết vào quá trình quay phim. Hai giảng viên đã làm việc với các nhóm về những kinh nghiệm làm phim, cách phát hiện đề tài, chọn đề tài, xử lý đề tài, sử dụng âm thanh, lời bình và quan trọng nhất là cùng phân tích những đề tài mà các nhóm đăng ký. Tất cả phục vụ cho tiêu chí thể nghiệm một cách làm khác, nếu chưa mang lại kết quả tốt, sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau. Có thể sẽ kéo dài thời gian làm bài tập phim hơn, kéo giãn khoảng giữa đi quay thực tế, về dựng và làm hậu kỳ nhiều hơn… Song sẽ nghe kỹ hơn các ý kiến từ học viên và người hướng dẫn để có hiệu quả tốt hơn cho các thành phẩm. Có 7 bài tập (phim tài liệu, ký sự và phóng sự) được thực hiện vào đúng mùa nước nổi ở ĐBSCL như: Chờ cá (Trường Đại học SKĐA TP.HCM), Làng hoa(Đài PT-TH Đồng Tháp - Trung Tâm Văn hóa Điện ảnh Đồng Tháp); Nâng bước em đến trường (Điện ảnh bộ đội Biên phòng); Ước mơ của cá (Hội Điện ảnh TP.HCM); Kênh Vĩnh Tế (Đài truyền hình VTC); Xóm “la làng (Đài PT-TH An Giang và Trường Đại học SKĐA TP.HCM) và Mùa lũ đầu nguồn(Đài PT-TH Vĩnh Long). Khá bất ngờ trước cách nhìn của các học viên với vùng sông nước mênh mông của người dân Nam Bộ, nhất là các ngư dân. Các thước phim đã chạm vào hiện thực và gây được cảm xúc trong các khung hình, với cách thể hiện hình ảnh, tiếng động và dựng phim… khá chuyên nghiệp.

be mac lop tap huan phim tai lieu phong su de tai dong bang song cuu long

NSND - đạo diễn Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết: Hội rất quan tâm đến công tác tập huấn làm phim điện ảnh và phim tài liệu, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong nghề. Bảy bộ phim phản ánh khá phong phú, sinh động đời sống hiện thực vùng đất ĐBSCL, song cái ấn tượng nhất là khả năng truyền cảm xúc cho người xem. Hiện, công chúng rất cần những tác phẩm có giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Vì vậy, việc nâng cao nghề nghiệp là rất cần thiết và công chúng đang cần những tác phẩm hay, có giá trị.

Cũng tại đây, các học viên đã được Hội Điện ảnh Việt Nam trao giấy chứng nhận của khóa tập huấn.

Vũ Liên