Bình luận và phán xét cũng cần “phanh”

(TGĐA) - Trong các bản tin nóng của năm nay có lẽ tôi sẽ nhớ nhất câu chuyện Phan Văn Bắc. Bởi Formosa hay Tôn Hoa Sen (ví thử) có xả bậy ra biển cả thì dù nước không “tự làm sạch” ngay như lời khuyến nghị của một quan chức môi trường thì rồi trăm năm sau, nghìn năm sau, nước biển cũng gột trôi những “rác rến” ấy. Chuyện một người đàn bà tự chặt chân tay mình để lấy tiền bảo hiểm dẫu rằng kinh khiếp và khó tin thật như cũng là chuyện xưa nay hiếm. Chuyện tổng thống Duterte “thanh trừng” cả ngàn người nghiện ma túy ở Philippines bị coi như một ông vua bạo chúa khát máu rồi đây cũng chỉ là một hồi ức đau lòng. Nhưng những chuyện đằng sau Phan Văn Bắc thì từ thuở hồng hoang vẫn thế. 

binh luan va phan xet cung can phanh Hãy mãi là những người tình bí ẩn
binh luan va phan xet cung can phanh Không quan tâm?
binh luan va phan xet cung can phanh Người dại cứ làm đám cưới!?
binh luan va phan xet cung can phanh
Nên suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra một lời nhận xét

Ngày 8/9/2016, Phan Văn Bắc được Ủy ban ATQG trao giải thưởng Vô lăng Vàng, thư khen ngợi của chủ tịch nước Trần Đại Quang, vô số bằng khen khác và 1 chiếc xe trị giá 450 triệu đồng của hãng Mai Linh.

Tôi không bình luận về việc tài xế nào nói đúng nói sai, không bình luận hành động như thế có phải anh hùng hay không anh hùng mà chỉ muốn nói về diễn tiến của cùng một sự việc trong ba ngày.

Ngày thứ nhất: Báo chí đưa tin tài xế xe tải Phan Văn Bắc thấy xe gặp nạn trên đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng), thấy hành khách thò đầu ra cửa sổ kêu cứu vội chủ động vượt lên trước và ra dấu cứu hộ. Anh kể rằng trước khi quyết định cho xe kia gối đầu vào đuôi xe có hỏi ý kiến chị chủ hàng trên xe thì được chị đồng ý. Sau đó anh đã dìu chiếc xe du lịch chở 30 hành khách thêm 500 mét nữa xuống chân đèo an toàn. Hành động của anh được cả triệu like và khen ngợi, trong đó có công an và chủ tịch nước. Nhiều người bảo chị chủ hàng cũng đáng để gọi anh hùng.

Ngày thứ hai: Có bản tin đính chính không phải anh Bắc chạy sau vượt lên để cứu mà xe thực ra vẫn chạy trước nhưng có ra dấu cứu hộ, còn tài xế xe khách lên tiếng phản đối không phải anh Bắc ra dấu cứu hộ mà là xe khách chủ động đâm vào xe Bắc, Bắc đành chịu trận mà cõng xe về. Cộng đồng chia ra làm hai phe. Một phe bảo “Tôi đã biết ngay từ đầu” và nở nụ cười vô hình cười nhạo phe kia. Một phe bảo Bắc vẫn là anh hùng còn tài xế xe khách là kẻ vô ơn bạc bẽo, mắng phe kia là vô cảm, đố kỵ, dìm hàng, thiếu lòng nhân hậu, như thế sau này ai còn muốn cứu người nữa.

Ngày thứ ba: Cũng báo đưa tin tài xế Bắc chính thức khẳng định rằng anh không hề vượt trước, không ra dấu cứu xe khách, không hay biết xe khách đang mất phanh, không nhìn thấy hành khách thò đầu ra la ó, càng không hề phát biểu trước báo chí những chuyện ấy. Mà anh chẳng hay biết gì hết, chỉ thấy xe sau lao dốc một cách bất thường thì anh xi nhan không cho vượt vì rất nguy hiểm. Vừa xi nhan xong thì đã thấy xe sau đâm sầm vào mình. Giờ cả hai phe quay ra mắng báo chí chẳng ra đồ gì, và phóng viên chỉ là loại nọ loại kia không hơn.

Việc cứu xe mất thắng mới phải ngay lập tức chứ chậm một lời bình, một lời phán xét thì thế giới cũng chẳng tối tăm ngu si đi tẹo nào.
binh luan va phan xet cung can phanh
Bình luận và phán xét cũng cần “phanh”

Câu chuyện lẽ ra đơn giản hơn nhiều. Chỉ là nghe chậm một tí, bình luận chậm một tí mà thôi, công an xác minh các nhân chứng và đối chiếu cho kỹ rồi hẵng kết luận trước báo chí, cả báo chí cũng thế, đưa tin chậm mươi phút để xác định cho chắc vụ việc, thì báo vẫn không bán ế đi tẹo nào và tất cả có lẽ đã không trở nên tẽn tò như bây giờ. Anh hùng có chậm ba ngày thì vẫn cứ là anh hùng. Tôi có thói quen hiếm khi bình luận điều gì, cả về đời sống cá nhân của người khác cũng như tình hình chính trị, xã hội nếu như không nghiên cứu đủ thông tin, hoặc thông tin đã hòm hòm rồi nhưng cũng cứ bình chậm lại tí cho chắc, bởi rất sợ tình trạng vừa thấy gì đã khen ngút trời hoặc chửi đổng ngay trong vòng một giây sau khi tiếp nhận thông tin. Vì có rất nhiều sự việc mà ngay cả người trong cuộc còn mỗi người hiểu một kiểu, nói một kiểu, thậm chí không hiểu nhau, đặc biệt là chuyện riêng của những cá nhân mà ta chưa thể đối thoại với họ để kiểm chứng (rồi chuyện đời tư của những cá nhân chưa một ngày gặp mặt), hay các sự kiện lịch sử rành rành hàng ngàn người chứng kiến mà vẫn chưa phân định, trong khi mình đứng xa tít cả ngàn cây số, lùi xa cả trăm năm sao có thể nói như đúng rồi. Ngay bây giờ, tôi cũng chưa bình gì về vụ anh Bắc, bởi với một đống thông tin hổ lốn trái chiều thế này, cứ chậm lại cái đã. Việc cứu xe mất thắng mới phải ngay lập tức chứ chậm một lời bình, một lời phán xét thì thế giới cũng chẳng tối tăm ngu si đi tẹo nào.

binh luan va phan xet cung can phanh
Hãy bình luận sao cho có văn minh

Tôi nhớ rất nhiều lần nhận được những lời khuyên kiểu như: X là một nhân vật được lắm, tính cách rất tuyệt, cậu nên chơi với X. Tôi đón nhận thông tin bình thản, và ghi nhớ tên X trong đầu. Một thời gian sau, cũng có thể chính những người nói câu đó lại thay đổi ý kiến “Hóa ra X tồi lắm, cậu nên tránh xa hắn ra”. Tôi đã gần đâu mà phải tránh (Tôi chưa bao giờ kết giao với ai mà chỉ dựa trên việc người khác khen họ hay, cũng chưa bao giờ nghỉ chơi ai chỉ vì nghe thấy mấy người bảo họ tồi). Nhưng dù sao, tôi cũng tự mình mất nhiều năm để kết luận và được một người bạn là X. Chậm lại tí thì đỡ vớ phải một người tồi, hoặc đỡ mất đi một người hay.

Đôi khi những kết luận cảm tính tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng có thể gây tổn thương to lớn. Không ngày nào tôi không nhắc những người thân và bạn bè điều này: Muốn khen ai, chửi ai, phán xét, đánh giá, bình luận điều gì, thậm chí sữa này có độc đừng uống, thực phẩm chức năng kia tốt lắm uống đi, thì cũng hãy chậm lại một chút. Bởi cùng một sự việc, hai người đứng tại chỗ chứng kiến từ đầu đến đuôi mà còn bất đồng quan điểm, hai chuyên gia hàng đầu cùng nghiên cứu một thực phẩm mà còn cho ra kết luận công thức hóa học khác nhau, mình không ở đó sao ngay lập tức có thể đóng vai quan tòa và báo chí.

Chưa khi nào mà thời gian qua cũng lại có nhiều ngôi sao bị bình luận và phán xét về chuyện đời tư nhiều đến thế. Những người đóng vai “trọng tài viên” quên mất rằng ngay cả đối với bạn bè họ, người thân trong gia đình họ tiếp xúc với nhau hàng vài thập kỷ mà rồi vẫn có những lúc hiểu nhầm nhau, chưa quen tính quen nết nhau, vậy mà những người nổi tiếng kia, ta mới chỉ nhìn hình xem tranh, và đọc vài dòng đưa tin của báo chí, trong khi người trong cuộc chưa kịp lên tiếng thanh minh bất cứ điều gì, mà đã vội cầm cân nảy mực đạo đức và lẽ phải để đo lường và đánh giá họ.

Cũng chưa có giai đoạn nào trong lịch sử loài người chúng ta có thể dễ dàng bình luận, đánh giá và phán xét như bây giờ. Và tất cả điều đó thật tuyệt, ấy là nhờ ở sự văn minh và công nghệ. Chỉ là chậm lại một chút thôi, nhất là trong thời kỳ bùng nổ thông tin này.

binh luan va phan xet cung can phanh Cuộc sống ở quảng trường

(TGĐA) - Tôi bắt đầu ý thức về cuộc sống nơi quảng trường khi lần ...

binh luan va phan xet cung can phanh Đàn ông Việt ở Mỹ

(TGĐA) - Có thể nhận xét một cách hài hước rằng, đàn ông Việt Nam ...

Di Li