Châu Á thay đổi như thế nào sau Cannes?

Điện ảnh Iran tiếp tục làm thế giới phải chú ý với No one knows about Persian cats (Không ai biết về những chú mèo Ba Tư) được đạo diễn Iran Bahman Ghobadi quay trong vẻn vẹn 17 ngày. Hình ảnh phim không cầu kỳ trau chuốt nhưng đã gây được tiếng vang lớn nhờ cốt truyện đặc sắc và diễn xuất ấn tượng của các diễn viên hầu như không chuyê. Bộ phim là một sự phê phán sắc bén về chế đổ kiểm duyệt âm nhạc cũng như quản lý văn hóa hà khắc ở Iran. Trong suốt nhiều năm qua, người dân Iran không được nghe một số loại nhạc, đặc biệt là từ phương Tây, các ca sỹ và nhạc sỹ đa phần phải hoạt động ngầm và những người nghe thì thưởng thức âm nhạc lén lút. Bộ phim cũng được gửi đến Cannes mà không có sự chấp thuận của chính quyền nước này. Đạo diễn của phim cũng bị bắt giữ hai lần và có nhiều khả năng sẽ sống lưu vong thời gian tới.

(TGĐA Online) - Liên hoan phim Cannes vốn được coi là một liên hoan phim nổi tiếng nhất thế giới, được mệnh danh là miền đất hứa của những đạo diễn có xu hướng làm phim tác giả.


Nếu chỉ nhìn vào danh sách những bộ phim lọt vào vòng tranh giải của LHP 2009 vừa rồi, nhiều người đã phải thốt lên: Điện ảnh châu Á đang chuyển mình mạnh mẽ. Trong 20 bộ phim tranh giải chính thức thì điện ảnh Châu Á đã góp mặt tới 6 bộ phim, một con số đủ khiến cho những nhà làm phim hài lòng. Thế nhưng, điện ảnh châu Á có thực sự đủ sức tạo nên một làn sóng mới khi liên hoan phim Cannes kết thúc hay không?

Điểm mặt những bộ phim châu Á có mặt tại Cannes tháng 5 vừa rồi

Lần này, các bộ phim không chỉ đến từ Trung Quốc hay Hàn Quốc mà còn đến từ các nền điện ảnh đang phát triển như Phillipine. Phim châu Á có mặt tại Cannes vừa rồi gây ra khá nhiều tranh cãi trong việc đánh giá vì theo nhiều người, sức hấp dẫn từ sự mới lạ của điện ảnh châu Á giảm đi rõ rệt. Lý do rất đơn giản: tất cả các đạo diễn có tác phẩm tham dự đều là những gương mặt quen thuộc. Đạo diễn Đỗ Kỳ Phong mang đến liên hoan bộ phim xã hội đen Vengeance (Báo thù). Bộ phim có sự tham gia của ca sĩ thần tượng Pháp Johnny Hallyday, nữ diễn viên Sylvie Testud và các ngôi sao Hong Kong Huỳnh Thu Sanh, Nhậm Đạt Hoa... Bộ phim là câu chuyện về một người đàn ông người Pháp dưới danh tính là một đầu bếp đến Hồng Kông để thực hiện kế hoạch trả thù cho con gái của mình. Vengeance đã được trình chiếu tại Hong Kong từ tháng 12-2008 đến tháng 2-2009 thu về gần 12 triệu USD nên không chính thức tham gia tranh giải, giống như hàng loạt các bộ phim ăn khách trước đó của đạo diễn Đỗ Kỳ Phong như PTU, Truy đuổi, Xã hội đen, Tam giác thép, Hồ điệp phi...Một tên tuổi lừng lẫy khác của điện ảnh Hoa ngữ, đã từng được tôn vinh tại các liên hoan phim hàng đầu như Berlin, Cannes, Venice - Thái Minh Lượng mang đến bộ phim hài hước với đề tài về chính những người làm phim. Câu chuyện xoay quanh hành trình của một nhà làm phim Đài Loan đến Bảo tàng Louvre ở Paris để làm phim và những chuyện khóc cười đã xảy ra tại đây... Dàn diễn viên với một loạt tên tuổi như Lee Kang Sheng, Laetitia Casta, Jeanne Moreau và Fanny Ardant đã thu hút khán giả ngay từ lúc chưa công chiếu. Đạo diễn Hàn Quốc Park Chan Wook, người đã từng lừng lẫy với Old boy được giải thưởng lớn của ban giám khảo tại LHP Cannes 2004 đã mang đến Thirst - một bộ phim kinh dị đậm đặc máu và những cảnh làm tình bạo liệt. Phum kể về một vị linh mục biến thành ma cà rồng sau khi bị truyền máu. Không kiềm chế được dục vọng, vị linh mục đã cấu kết với người tình – vợ của người bạn thân lên một kế hoạch giết người dã man…Tuy bị chê là rườm rà và cường điệu thái quá ở một số chỗ, Thirst đã dành được giải thưởng của hội đồng giám khảo.

Bộ phim được mong đợi nhất tại LHP lần này với cả những lý do nằm ngoài chất lượng là bộ phim Spring fever (Xuân Phong) của đạo diễn Lâu Diệp. Đạo diễn trẻ này đã bị những người quản lý phim ảnh Trung Quốc cấm làm phim trong 5 năm. Thế nhưng bộ phim vẫn được thực hiện bằng máy cầm tay tại Nam Kinh. Việc LHP lần này vẫn quả quyết cho trình chiếu bộ phim bất chấp sự phản đối của chính quyền Bắc Kinh. Điều này cho thấy khẩu vị của ban giám khảo và ban tổ chức LPH cũng không có nhiều thay đổi: vẫn đặc biệt ưu tiên cho những bộ phim có vấn đề chính trị và ngày càng có những ưu đãi cho những gì nổi loạn. Không ra về trắng tay như những lần tham dự trước,Spring Fever (Xuân Phong) của Lâu Diệp mang về giải thưởng cho kịch bản gốc xuất sắc nhất

Bộ phim thấm đẫm bạo lực Kinatay mang về cho tác giả Philippines giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất. Bộ phim cũng là tác phẩm gây tranh cãi khi có quá nhiều cảnh quay bạo lực đẫm máu, đã phản ảnh một phần đời sống giới trẻ Philippines với những mảng tối khó tin. Phim kể về một sinh viên trẻ đã phạm một tội ác khủng khiếp để thực hiện mong muốn kết hôn với người bạn gái lâu năm của mình với lối kể bình thản thậm chí phần nào nhẫn tâm. Đây là một bước tiến dài của Mendoza kể từ khi bộ phim Serbis (Dịch vụ) của ông được chọn vào vòng chung khảo tham gia tranh giải Cành cọ vàng trước đó.

Không ầm ĩ như thời Vương Gia Vệ hay làm choáng ngợp cả châu Âu với Oldboy song phim Châu Á vẫn tiếp tục khẳng định vị thế không thể thay thế của mình trên bản đồ điện ảnh thế giới.

Còn đâu đó những điều than phiền

Dù thế nào những nhà làm phim châu Á đã chứng tỏ họ là một lực lượng quan trọng của điện ảnh thế giới khii đã nắm trong tay ba giải thưởng khá quan trọng của LHP Cannes vừa rồi. giám đốc LHP Cannes Thierry Fremaux nhận định vị thế của các bộ phim châu Á tại LHP lần này phản ánh những thay đổi lớn lao của bộ mặt điện ảnh thế giới. Trước đây chỉ có một vài đạo diễn châu Á đoạt giải ở Cannes, phần lớn đều là người Nhật. “Khoảng 30-40 năm trước sự hiện diện của phim châu Á hầu như không hề quan trọng - ông Fremaux nhận định - Dần dần, trong những năm gần đây, chúng tôi đã mở rộng cửa LHP với châu Á, không chỉ Nhật mà cả Trung Quốc, Thái Lan, Philippines...”.

Thế nhưng ngay sau khi liên hoan phim bế mạc, một loạt vấn đề về sự phát triển điện ảnh châu Á đã được đặt ra. Ngay từ LHP Cannes lần trước, đã có nhiều lời than phiền rằng điện ảnh châu Á đang giảm sức hút so với phương Tây, kèm theo đó là những đĩa DVD giá rẻ lan tràn khắp nơi, một số nhãn hiêu phim ảnh không còn hấp dẫn khán giả…

Năm nay, Đỗ Kỳ Phong (đạo diễn Hồng Kông) đã hướng đến thị trường phim dành cho số đông, không còn tập trung vào một mảng đặc biệt nào. Ông tiếp tục đề tài quen thuộc của mình – phim hình sự xã hội đen với những cảnh đấm đá còn bạo liệt hơn trước. Đạo diễn của Old boy thì đã khiến cư dân mạng xôn xao vớn một trailer thực hiện theo kiểu phim thương mại hút khách tung lên mạng trước khi bô phim được hoàn thành khá lâu. Điều đó có nghĩa là những bộ phim châu Á đang hướng tới một tầng lớp khán giả rộng rãi hơn. Nói một cách hoa mỹ hơn, các bộ phim châu Á đến với LHP phim Cannes lần này đang trở nên thời thượng nhưng liệu điều đó có hoàn toàn là tín hiệu tốt. Việc phim châu Á thu hút đông đảo khán giả nhưng phần lớn trong số đó thực sự muốn xem gì, họ có hài lòng khi màn đã hạ hay không? Nhiều người sẽ thất vọng khi đến với LHP phim Cannes mà lại được thưởng thức các bộ phim đặc hương vị Oscar như Departure? Làn sóng mới mà công chúng kỳ vọng ở phim châu Á chính là những dòng cảm xúc thức tỉnh những đam mê mới đã không có mà đơn thuần chỉ là cách các nhà làm phim châu Á đổi tên cho những bộ phim của mình để củng cố sự ghi nhớ của khán giả về tên tuổi của mình.

Vẫn là những đạo diễn quen thuộc nhưng họ có thể phát triển thị trường điện ảnh châu Á theo hướng gợi mở hơn. Liệu có cần thiết cho một giải thưởng hậu liên hoan phim?

Một điều đáng chú ý nữa là hầu hết các bộ phim châu Á được lựa chọn đến Cannes đều có nhà đồng sản xuất đến từ Mỹ hoặc Pháp. Ngày càng nhiều nhà làm phim độc lập châu Á tìm kiếm nhà sản xuất Pháp, coi đó là một chìa khóa đến Cannes. Trong những bộ phim tranh giải năm nay, Kinatay của Mendoza, bộ phim đã mang đến cho tác giả giải đạo diễn xuất sắc nhất cũng được hãng Swift – một công ty điện ảnh có tiếng ở Pháp sản xuất hay Xuân Phong cũng được thực hiện phần hậu kỳ một cách bí mật tại Pháp. Còn Thirst là một bộ phim về ám ảnh ma quỷ và sự cứu rỗi được thực hiện với công nghệ của Mỹ trên nến lối tư duy của người Hàn.

Các bộ phim châu Á đến Cannes hồi tháng 5 vừa rồi đều theo xu hướng nghệ thuật khá thịnh hành trên thị trường quốc tế nói chung nên nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo giới nhưng phần nào lại khiến ban giám khảo và những nhà phê bình phần nào phiền lòng. Cho dù các tác phẩm đoạt giải Cannes lần này đều tràn đầy “năng lượng điện ảnh” của tình dục và bạo lực nhưng dường như thiếu một sự ám ảnh châu Á vào những năm trước đây.

Từ Cannes đến Venice, cục diện đã thay đổi

Không thể nói trước những nhà làm phim châu Á sẽ mang bất ngờ gì đến cho LHP Cannes vào năm tới. Tuy nhiên điểm mặt những bộ phim sẽ có mặt tại LHP danh giá không kém – Venice là có thể thấy điện ảnh châu Á đã kịp có những bước chuyển mình đáng chú ý. Số lượng phim châu Á đến Venice tham gia tranh giải chính thức lần này đã giảm đi một nữa so với lực lượng hùng hậu đến Cannes hồi tháng 5 vừa rồi. Hai trong ba đại diện tham gia tranh giải đến từ điện ảnh Hoa ngữ. Đầu tiên là The Accident (Tai nạn), một bộ phim hành động bạo lực của đạo diễn trẻ Trịnh Bảo Thụy, nhà sản xuất là đạo diễn Đỗ Kỳ Phong. Phim kể về một sát thủ chuyên nghiệp chuyên sát hại các nạn nhân bằng cách dựng hoàn hảo hiện trường một vụ tai nạn ngẫu nhiên. Bộ phim hoa ngữ thứ hai là Prince of Tears (Dòng lệ hoàng gia) của đạo diễn Dương Phạn, một tác phẩm hợp tác giữa Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc. Bộ phim lấy bối cảnh Đài Loan những năm 1950, trong suốt thời kỳ “Khủng bố trắng” với chiến dịch chống Cộng. Đại diện cuối cùng là tác phẩm của vị đạo diễn Nhật Bản kỳ cựu - Shinya Tsukamoto, người từng là thành viên BGK LHP Venice năm 2007. Ông tham gia LHP Venice lần này với bộ phim Tetsuo: The Bullet Man thuộc thể loại hành động, viễn tưởng khoa học, trong đó đạo diễn đích thân thủ vai nam chính. Đây là bộ phim thứ 3 trong series phim “Tetsuo” đã quá nổi tiếng của vị đạo diễn này và là bộ phim nói tiếng Anh đầu tiên của ông.

Dù các bộ phim của châu Á tham dự LHP Venice đều là những phim kinh phí lớn nhưng những gương mặt đạo diễn đều hứa hẹn những đột phá trong tác phẩm của mình: Trịnh Bảo Thụy nổi tiếng với sự tinh tế khi khai thác những mảnh đời dưới đáy xã hội; Dương Phạn mạnh mẽ cá tính khi đề cập đến những vấn đề lịch sử, chính trị, là món ngon ưa thích của các liên hoan phim châu Âu còn đạo diễn Nhật Bản đã quá nổi tiếng với những bộ phim thuộc thể loại khoa học viễn tưởng.

Tuy nhiên, số lượng phim châu Á tham gia những hạng mục tranh giải khác hay tham gia trình chiếu tại Venice đều tăng lên đáng kể. Phim Tôi yêu Thành Đô được báo chí gọi là bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên của điện ảnh Hoa ngữ được chọn làm phim bế mạc. Trung Quốc cũng có 4 phim xuất hiện ở hạnh mục Orrizonti, mục khuyến khích các hướng sáng tạo của điện ảnh đương đại cùng hạng mục với Chơi vơi của Việt Nam. Iran cũng mang đến ba bộ phim với sự xuất hiện của đạo diễn trẻ mới 21 tuổi Hana Makhmalbaf, thành viên trẻ nhất trong đại gia đình hoạt động điện ảnh nổi tiếng của nước này. Ấn Độ mang đến 4 bộ phim trong đó có 1 phim ở hạng mục Orrizonti là The Man’s Woman and Other Stories của đao diễn Amit Dutta và 3 phim ở hạng mục không tranh giải. Chỉ có Hàn Quốc là yên ắng đến bất ngờ với một đại diện duy nhất – bộ phim Cafè Noir dài gần 3 tiếng của đạo diễn Jung-Sung Il. Tuy nhiên đây cũng là một tên tuổi lớn vì Jung-Sung Il từng là một nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng của Hàn Quốc. Mặc dù đây là phim truyện đầu tay của anh nhưng Jung-Sung Il đã từng cộng tác với đạo diễn Trung Quốc Giả Chương Kha tại giải thưởng Điện ảnh Hàn Quốc năm 2000 và 2007, đồng thời làm việc với nhà làm phim Đài Loan nổi tiếng Hầu Hiếu Hiền tại LHP Pusan năm 2005.
Một điều đáng tự hào nữa nữa là châu Á có Lý An một đạo diễn nổi tiếng xuất hiện ở Cannes với vai trò chủ tịch hội đồng giám khảo. Ngoài ra, đạo diễn Nhật Bản kỳ cựu Akira Kurosawa được ban tổ chức liên hoan phim thực hiện một chương trình riêng để vinh danh.

Có thể thấy điện ảnh châu Á đang coi trọng hết mức những kinh điển và cũng tạo điều kiện cho những sáng tạo mới có thể phát huy ở môi trường lành mạnh hơn nữa.

Mỹ Trang