Cuộc đời 'Võ lâm minh chủ' Kim Dung vinh quang đi cùng những thăng trầm

(TGĐA) - Nhà văn Kim Dung - bậc thầy của nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc với một sự nghiệp văn chương hiển hách vừa qua đời ở tuổi 94 để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bao thế hệ độc giả châu Á say mê tiểu thuyết võ hiệp của ông. Ít ai biết rằng, bên cạnh ánh hào quang của sự nghiệp, đời tư của ông lại đầy trắc trở và biến cố.

cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram Nhà văn Kim Dung qua đời do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 94 tuổi
cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram Làn sóng làm lại tác phẩm Kim Dung: Phim kiếm hiệp đã trở lại!
cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram
Sự ra đi của nhà văn Kim Dung để lại niềm tiếc nuối vô hạn cho bao thế độc giả

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Hải Ninh, Chiết Giang. Họ Tra là một gia tộc hiển hách, thời nhà Thanh đã sản sinh ra 7 tiến sĩ. Đích thân vua Khang Hy từng ban tặng câu đối ca ngợi tài năng kiệt xuất của gia tộc cho tông miếu nhà họ Tra: "Đường Tống dĩ lai cự tộc, Giang Nam hữu số nhân gia".

Gia tộc họ Tra thuộc dòng danh gia vọng tộc và có rất nhiều văn nhân nổi tiếng. Thi nhân Từ Trí Ma nổi danh cũng chính là anh họ của Kim Dung. Ông lớn lên trong sự giàu có của giới quý tộc, lại nhận được điều kiện giáo dục tuyệt vời nên từ nhỏ đã bộc lộ tài năng, nổi tiếng học sâu hiểu rộng.

Khi còn học trung học, Kim Dung đã cùng 2 người bạn học tập hợp tài liệu viết thành cuốn sách tham khảo riêng dành cho học sinh thi chuyển cấp bậc sơ trung học. Cuốn sách này sau đó được bán rất chạy ở nhiều tỉnh của Trung Quốc. Đây có thể coi là cuốn sách đầu tay cho nghiệp viết lách của Kim Dung.

Năm 31 tuổi, Kim Dung làm biên tập viên cho tờ New Evening Post của Hong Kong. Ông tiếp quản việc viết tiếp loạt truyện kiếm hiệp dài kỳ đang dang dở cho tờ báo và bắt đầu con đường sáng tác tiểu thuyết võ hiệp từ đây. Tác phẩm đầu tiên của ông là Thư Kiếm Ân Cừu Lục.

cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram
Có thể nói, Kim Dung là nhà văn có lượng tiểu thuyết được đưa lên màn ảnh nhiều nhất trong vòng nửa thế kỷ.

Các tác phẩm kiếm hiệp tiếp theo của Kim Dung đều trở thành hiện tượng thu hút độc giả. Năm 1958, công ty điện ảnh Nga My đã chuyển thể tác phẩm Anh hùng xạ điêu thành bộ phim dài 2 tập, đánh dấu bản chuyển thể phim đầu tiên từ tiểu thuyết của ông.

Nhờ sự thành công của bộ phim chuyển thể đầu tiên, Kim Dung mới tiếp tục thực hiện ước mơ của mình là thành lập tờ báo riêng vào năm 1959. Trong giai đoạn đầu tiên, Minh báo phát triển vô cùng khó khăn. Tờ báo chủ yếu dựa vào loạt truyện dài kỳ Thần điêu đại hiệp để thu hút độc giả. Ban ngày, ông dùng bút danh Tra Lương Dung để viết các bài báo về xã hội, chính trị. Buổi tối ông lại miệt mài sáng tác tiểu thuyết võ hiệp ly kỳ.

Ngòi bút sắc sảo của ông đã dần dần đưa Minh Báo trở thành tờ báo uy tín đối với giới trí thức Hong Kong. Thời đó, rất nhiều độc giả không hề biết nhà văn Kim Dung và nhà báo Tra Lương Dung chính là một người.

Sau bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất sự nghiệp Lộc đỉnh ký sáng tác từ năm 1969 đến 1972, Kim Dung dừng bút. Nhưng ông không quy ẩn giang hồ như nhiều nhân vật trong tác phẩm của mình mà bắt đầu sửa chữa các cuốn sách. Các yếu tố hoang đường, kỳ ảo, những nhân vật thừa thãi đều bị loại bỏ...

Đến năm 1999 đến 2006, ông lại sửa lại toàn bộ các tác phẩm một lần nữa. Có thể nói, trong hàng nghìn tác gia tiểu thuyết võ hiệp, ít có ai nghiêm túc với tác phẩm của mình như Kim Dung.

cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram
Với những cống hiến trên lĩnh vực văn học, nhà văn Kim Dung đã nhận vô số giải thưởng và học vị của các trường Đại học trong và ngoài nước.

Cả đời ông dùng con chữ để mưu sinh, vừa là một nhà văn có sự nghiệp hiển hách, vừa là một tổng biên tập được nhiều người nể phục. Dù với tư cách là một văn sĩ hay một nhà báo, Kim Dung quả thật là bậc kỳ tài.

Nhà văn Kim Dung với nỗi đau vợ đầu ngoại tình, con trai tự tử

cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram
Nhà văn Kim Dung và người vợ đầu

Chuyện vợ đầu của ông ngoại tình chính là nỗi ám ảnh lớn trong cuộc đời nhà văn Kim Dung. Sinh thời ông đã chia sẻ: "Hôn nhân của tôi không hoàn hảo. Người vợ đầu tiên đã phản bội tôi". Những năm sau này, khi hồi tưởng lại cuộc hôn nhân đầu lỡ dở, Kim Dung thường ngậm ngùi: "Nói ra cũng chẳng để làm gì nữa".

Được biết, người vợ đầu của nhà văn Kim Dung là tiểu thư khuê các, xinh đẹp có tên là Đỗ Trị Phân. Hai người gặp nhau năm 1947 tại Hàng Châu. Năm đó, Đỗ Trị Phân mới 17 tuổi, là con gái một gia đình giàu có. Lúc yêu Kim Dung, bà đã cãi lại gia đình vì hoàn cảnh không tương xứng. Chính Kim Dung đã lặn lội từ Hồng Kông về Hàng Châu để cầu hôn bà.

Đáng tiếc, trong mấy năm đầu sinh sống tại Hồng Kông, do Kim Dung quá bận rộn công việc, không thường xuyên ở bên cạnh chăm sóc bầu bạn với vợ nên người vợ xinh đẹp đã không chịu nổi cảnh lạnh lẽo. Trong lúc ông say sưa mộng mơ với những nhân vật kiếm hiệp thì bà đã có người đàn ông khác. Không chịu được nỗi đau phản bội nên hai vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi vã.

Năm 1950, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ, cha ông bị đấu tố trong công cuộc cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, từ đó ông mất liên lạc với gia đình. Cũng trong giai đoạn này, do không chịu nổi cuộc sống lạnh lẽo ở Hồng Kông do chồng thường xuyên vắng nhà bận rộn công việc, Đỗ Trị Phân vợ ông đã quyết định bỏ về nhà mẹ đẻ ở đại lục và cương quyết đòi ly hôn năm 1951.

Đây chính là nguồn cơn khiến con trai của ông tự tử.

cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram
Nhà văn Kim Dung cùng con trai Tra Truyền Hiệp và con gái Tra Truyền Thi

Con trai với vợ đầu của Kim Dung có tên Tra Truyền Hiệp. Sinh ra với tư chất thông minh lại hưởng gen viết lách của bố nên Tra Truyền Hiệp cũng có tài văn chương. Được biết, 4 tuổi Tra Truyền Hiệp đã thuộc Tam Tự Kinh, 6 tuổi có thể ngân nga Tăng Quảng Hiền Văn. Tra Truyền Hiệp được khen là “thần đồng văn học”.

11 tuổi, Tra Truyền Hiệp đã bộc lộc tài văn chương. Anh có tác phẩm đầu tay mang tên Cuộc đời ta là vì cái gì. Dưới ngòi bút Truyền Hiệp, cuộc sống có nỗi u uất, sống là bể khổ, tư tưởng của anh trưởng thành hơn tuổi đời. Anh chính là niềm tự hào của nhà văn Kim Dung.

Sau đó, Tra Truyền Hiệp sang Mỹ du học tại trường ĐH Columbia. Năm 19 tuổi, Tra Truyền Hiệp bất ngờ tự tử đã khiến Kim Dung lúc ấy suy sụp. Ông không thể ngờ rằng niềm tự hào của mình lại ra đi mãi mãi. Đây chính là vết thương lòng lớn đối với nhà văn.

Theo nhiều nguồn tài liệu lúc ấy cho biết, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tra Truyền Hiệp là do anh cãi nhau với bạn gái. Tuy nhiên, theo nguồn tin, anh đã bi quan từ khi bố mẹ xảy ra tranh cãi về chuyện ngoại tình. Vì quá chán nản với cuộc hôn nhân của bố mẹ nên Tra Truyền Hiệp thường có tâm trạng u uất dẫn đến tâm lý bất ổn trầm cảm và quyết định tự tử.

Sự nghiệp văn chương lừng lẫy như vậy nhưng nhà văn Kim Dung cũng có nhiều nỗi khổ tâm. Ngoài chuyện vợ con đầu như vậy thì ông còn chứng kiến cảnh con gái sốt cao đến mức bị điếc.

Nói về cuộc đời, lúc sinh thời nhà văn Kim Dung tâm sự: "Cuộc sống này quá nhiều thăng trầm và nỗi buồn. Có người từng hỏi tôi sống như thế nào. Tôi chỉ cười và nói hãy đại náo một trận rồi lặng yên rời đi. Sống cả đời, ra đi tựa sương mai. Đời người cũng như tiểu thuyết võ hiệp”.

Cuộc hôn nhân chênh lệch 29 tuổi

Nhiều bạn bè của Kim Dung không thể hiểu nổi tại sao ông lại ly dị với người vợ tài hoa cùng đồng cam cộng khổ với mình, để lấy một cô gái trẻ nghèo khó, kém ông tới 29 tuổi, đặc biệt lại không có vị trí xã hội và tài năng .

Bất chấp dư luận, ông và người vợ thứ ba là Lâm Lạc Di, một cô phục vụ vẫn cùng nhau xuất hiện ở mọi nơi. Lâm Lạc Di (khi ấy mới 16 tuổi) gặp Kim Dung vào đúng thời điểm ông đau buồn về cái chết của con trai cả, nên thường đi uống rượu giải sầu một mình. Lâm Lạc Di sau khi nhận ra thần tượng của mình đã hết lòng động viên, giúp ông bình tâm và vượt qua nỗi đau mất con. Cô đã nguyện dốc hết thời gian và sức lực của cả cuộc đời mình để chăm sóc ông.

Cảm phục trước sự hi sinh của cô gái trẻ, Kim Dung đã chu cấp tiền bạc cho Lâm Lạc Di sang Anh du học một thời gian.Sau này khi được hỏi về cuộc hôn nhân này, tiểu thuyết gia đã chia sẻ: “Quan trọng nhất là hai bên tôn trọng lẫn nhau. Thường ngày cô ấy luôn nhường nhịn tôi. Khi cô ấy bực tức, tôi cũng cố nhịn không cãi trả. Nói về quan hệ vợ chồng với cô ấy thì tôi cũng không được coi là thành công, cũng không tính là thất bại. Nói chung cuộc sống vợ chồng rất bình thường”.

cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram Nhà văn Kim Dung qua đời do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 94 tuổi

(TGĐA) - Chiều ngày 30-10, nhà văn võ hiệp Kim Dung đã qua đời ở ...

cuoc doi vo lam minh chu kim dung vinh quang di cung nhung thang tram Làn sóng làm lại tác phẩm Kim Dung: Phim kiếm hiệp đã trở lại!

(TGĐA) - Việc làm lại các tác phẩm võ hiệp Kim Dung không còn là ...

PV

T.H