Đạo diễn Kha Thùy Châu và hành trình gian khó đến với điện ảnh

(TGĐA) - Đạo diễn Kha Thùy Châu được xem là người có công lớn trong việc xây dựng và đào tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nghệ thuật của điện ảnh phía Nam. Câu chuyện cuộc đời ông gắn liền với hành trình gian khó đến với điện ảnh.

dao dien kha thuy chau hanh trinh gian kho den voi dien anh Phan Nghiêm - Người xứng đáng được đề nghị trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
dao dien kha thuy chau hanh trinh gian kho den voi dien anh Công trình giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ ngành Điện ảnh năm 2010
dao dien kha thuy chau hanh trinh gian kho den voi dien anh
Ông Kha Thùy Châu tại đoàn phim Đứa con của biển cả 1959

Khai lùi tuổi vì ham học

Năm 1945, đạo diễn Kha Thùy Châu học trường tiểu học ở Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên, cùng lớp với nhà văn Nguyễn Quang Sáng và quay phim Nguyễn Hoàng Tân - con trai nhà quay phim Nguyễn Thế Đoàn. Năm 1946, ông theo gia đình về quê ở Mương Chùa, làng Hội An Đông, huyện Lấp Vò, thuộc tỉnh Sa Đéc, cách Mỹ Luông khoảng 13 km. Do tình hình an ninh vô cùng phức tạp, gia đình phải lánh nạn đến Đồng Tháp Mười.

Năm 1949, trong trận Grand operation lớn của Pháp về Mỹ An, Cao Lãnh, ông bị trúng đạn, may mà không chết. Khi về quê ngoại ở Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (cũ), vì rất ham học nên ông quyết tâm đi học, nhưng không may do đã 17 tuổi (quá tuổi đến lớp gần 7 tuổi), nên gia đình đành phải làm lại giấy khai sinh, thành sinh ngày 17/1/1938 (thay vì 17/1/1932 ) để đi thi CEPCI (Certificat etude primaire complémentaire Indochina) và thi Concours. Ông đậu vào trường collège Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên.

Năm 1957, sau khi thi tú tài, ông tiếp tục thi tiếp vào trường Điện ảnh Sài gòn. Năm 1959, ông tốt nghiệp các ngành: Camera – Animation - Arts of Motion pictur. Năm 1961, sau hai năm thực tập, ông được tuyển dụng làm việc tại Trung tâm Quốc gia Điện ảnh ở số 15 đường Thi Sách, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Khi đó, ông đã có gia đình và 3 con, nên chọn công việc cố định ở Trung tâm để không phải đi xa, với mục đích là được chăm lo cho gia đình và hợp tác làm thêm với các công ty tư nhân.

Ngoài công việc của Trung tâm, ông còn cộng tác với Hãng Hoàn Kiếm phim của ông Nguyễn Văn Liêm (giám đốc là Nguyễn Danh Xương), phụ trách mảng Poster và quảng cáo. Sau đó, ông Nguyễn Văn Liêm lập thêm công ty Dịch vụ du lịch Sai Gon Service Center - văn phòng ở chung với Hoàn Kiếm phim. Ban điều hành gồm: Ông Nguyễn Văn Liêm, Nguyễn Danh Xương, Đoàn Châu Mậu và Kha Thùy Châu. Công ty hoạt động được 2 năm thì đóng cửa.

dao dien kha thuy chau hanh trinh gian kho den voi dien anh
Ông Kha Thùy Châu làm việc với Cục Điện ảnh tại Hà Nội năm 1985

Trước đó, năm 1959, Trung tâm Điện ảnh thực hiện phim truyện đầu tiên Đứa con của biển cả, do ông José Avalena làm đạo diễn, Kha Thùy Châu phụ trách khâu thiết kế mỹ thuật và hóa trang. Phim 35 mm đen trắng quay ở Mũi An Thới, phía nam đảo Phú Quốc và được giải thưởng Manila (Philippine) và giải Gấu đồng ở Berlin.

Từ năm 1960 - 1964, ông tiếp tục làm thiết kế mỹ thuật cùng hóa trang. Năm 1965, phim truyện màu 35mm Trương Chi, do bà Mariam Bucher làm đạo diễn, quay ở Huế, Nha Trang và đạo diễn Lê Mộng Hoàng làm phụ tá cho đạo diễn. Lúc bấy giờ các công ty điện ảnh tư nhân rộ lên làm phim như Chiếc bóng bên đường của Kim Cương phim; Nhà tôi của đạo diễn Lê Dân; Lệ đá của Hãng Cosunam phim… Kha Thùy Châu đều tham gia làm tựa phim và poster quảng cáo. Cũng trong năm 1964, ông cùng ba đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Mộng Hoàng, Lưu Bạch Đàn và Lê Trang thành lập tờ báo Tạp chí Điện ảnh. Ông chuyên phụ trách kỹ thuật, trong ban biên tập lo bài vở cho tờ báo.

Ngoài ra, ông còn đi dạy thêm về Mỹ thuật ở Hội văn hóa Bình dân với ông Nghiêm Phú Phát, ở Hội nghệ sĩ Quân đội với họa sĩ Đỗ Trọng Nhân. Ông còn dạy lớp diễn xuất điện ảnh với Ngọc Phu ở Trung tâm Nhân xã. Ông còn phụ trách công việc chụp ảnh màu cho ca sĩ tân nhạc và cải lương để làm bao (vỏ) đựng đĩa hát microcillons và băng cassetts ở Hãng băng đĩa hát Việt Nam và Asia. Ông còn vẽ các bìa, các bản nhạc cho họa sĩ, nhà xuất bản nhạc và nhà sách Khai Trí của ông Nguyễn Hùng Trương chuyên trình bày các bìa sách. Năm 1968, ông cộng tác với Đài truyền hình, là người thiết kế mỹ thuật cho các chương trình truyền hình ca nhạc, người đầu tiên cải cách hình ảnh hóa trang sân khấu theo góc nhìn điện ảnh. Đặc biệt trong năm này ông là người thực hiện Tivi shwo đầu tiên của Đài Truyền hình Sài Gòn được phát sóng trên hệ thống máy bay.

Năm 1970, ông làm giám đốc kỹ thuật và nghệ thuật cho Công ty quảng cáo N.A.A, sau đó là Công ty Á Châu 1 của ông Lê Gia Lâm.

Người nghiên cứu, phát huy sáng kiến về cơ sở kỹ thuật Điện ảnh

Từ tháng 5/1975, Hãng phim Giải Phóng đã tiếp quản Trung tâm Điện ảnh Sài Gòn và ông tiếp nhận phụ trách bộ phận Mỹ công.

dao dien kha thuy chau hanh trinh gian kho den voi dien anh
Ông Kha Thùy Châu cùng tài tử Lý Quốc Mậu năm 1970

Năm 1975, ông là Trưởng ban Mỹ công, gần như một mình gánh vác và hoàn thành xuất sắc số lượng công việc hết sức lớn về tựa phim để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho Xưởng phim Giải Phóng, Đài Truyền hình Cần Thơ và nhiều nơi khác có nhu cầu sản xuất phim.

Năm 1976 - 1977 vì nhu cầu cấp thiết, ông đã đào tạo cấp tốc cho một họa sĩ và một quay phim để thay thế làm công tác Mỹ công. Ông về Xưởng phim Hoạt hình (Hãng phim Giải Phóng) vừa làm đạo diễn và củng cố xây dựng ngành làm phim đang còn ở giai đoạn phôi thai. Ông là người duy nhất ở miền Nam đã tốt nghiệp bằng làm phim Hoạt hình do Mỹ đào tạo. Trong năm này ông đã hoàn thành phim Bài học đáng nhớ. Ở phim này ông vừa là đạo diễn kiêm họa sĩ tạo hình, đồng thời phải hướng dẫn chỉ dạy cho những người cộng tác các vấn đề nghệ thuật và chuyên môn kỹ thuật.

Năm 1977 - 1980, ông tiếp tục làm đạo diễn và họa sĩ tạo hình phim Con heo đất,một bộ phim màu thể nghiệm đầu tiên hoàn toàn do Xí nghiệp thực hiện bằng máy móc in tráng tự trang bị. Bộ phim này được Cu Ba đặt mua. Phim Chú nghé và cây non được Rumani đặt mua. Thời gian này, ông còn đảm nhận công việc Tổ trưởng pha chế màu cho xưởng, để khâu này được hoàn toàn chủ động phục vụ sản xuất phim về lâu dài… Do nhu cầu ngày một đòi hỏi phải có những tựa phim đạt chất lượng cao hơn, nên ông lại phải kiêm nhiệm luôn chức Trưởng ban Mỹ công cho Xí nghiệp. Ông tiếp tục đào tạo thêm cho Xưởng đạo diễn trẻ là Hồ Đắc Vũ.

Năm 1981, ông nhận nhiệm vụ mới Trưởng bộ phận xây dựng ngành làm phim Búp bê đầu tiên tại miền Nam. Trong công tác này ông vừa làm đạo diễn, họa sĩ tạo hình, nghệ sĩ diễn xuất động tác nhân vật và hướng dẫn, đào tạo đủ các thành phần nhân sự. Ông lại đảm nhiệm luôn khâu trang thiết bị và đã chế tạo thành công một máy quay phim chuyên dùng cho thể loại phim Búp Bê, được sử dụng cho tới nay…

Giữa năm 1982, ông mạnh dạn nhận chỉ thị của ông Võ Thành Lê bắt tay vào công tác nghiên cứu một công trình khoa học kỹ thuật điện ảnh rất mới cho điện ảnh Việt Nam, tới cuối năm ông đã tìm tòi ứng dụng thành công một quy trình in ghép tựa màu chữ động trên nền màu động bằng những phương tiện máy móc không chuyên dùng sẵn có và đã đưa vào sản xuất với phim Vùng gió xoáy của đạo diễn Hồng Sến và phim Về nơi gió cát của đạo diễn NSND Huy Thành. Thành công này đã được Cục Điện Ảnh hết sức lưu ý đánh giá cao và mời ông trình bày quy trình kỹ thuật này tại Cục Điện Ảnh ở Hà Nội, trước một số đông các chuyên viên kỹ thuật của Cục và các Hãng phim miền Bắc… Đó là một thành quả khoa học kỹ thuật của Điện ảnh miền Nam.

Cũng trong năm 1982, ông về làm chuyên viên điện ảnh của phòng Kỹ thuật Xí nghiệp, đặc trách theo dõi và giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các bộ phận làm phim Vẽ, Cắt giấy, Búp Bê, quay kỹ xảo và Mỹ công. Đồng thời được bổ nhiệm làm ủy viên thường trực của Hội đồng KCS để giải quyết những trường hợp sai hỏng đưa đến tình trạng giảm sút chất lượng kỹ thuật sản phẩm. Từ đó, ông được 4 lần thưởng về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cũng như có nhiều đóng góp ý kiến và tìm biện pháp khắc phục có hiệu quả tốt về quy trình sản xuất phim.

Từ năm 1983 - 1986, ông trở lại đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Mỹ công và xây dựng ngành kỹ xảo điện ảnh cho xí nghiệp. Ông đã đào tạo được một quay phim kỹ xảo và một họa sĩ về graphique. Trong năm 1984, vì ở trong một hoàn cảnh bức bách của sự đòi hỏi về kỹ thuật phục vụ cho điện ảnh, ông được yêu cầu nghiên cứu gấp một số quy trình và tìm các giải pháp khắc phục, mặc dù xí nghiệp thiếu thốn các máy móc chuyên dụng phải thực hiện cho kỳ được một số cảnh kỹ xảo theo yêu cầu. Với thời gian eo hẹp, ông đã ứng dụng các quy trình đặc biệt và đã thực hiện thành công một số cảnh bằng phim màu đáp ứng cho phim Còn lại một mình của đạo diễn NSND Hồng Sến (Giải thưởng đặc biệt ở LHP Việt Nam 1985).

Năm 1985, ông là đại biểu tham dự Hội nghị khoa học công nghiệp in tráng phim lần thứ nhất. Ông được trình bày một tham luận khoa học kỹ thuật mà ông nghiên cứu thành công về lãnh vực hệ phim màu và in tráng phim màu đối với nền làm phim kỹ xảo tại Việt Nam. Cũng trong năm này ông nghiên cứu hai giải pháp thực hiện được phim dupe negative màu bằng cách sử dụng ngay phim negative màu orwocolor NC3 tại Việt Nam mà không cần nhờ nước ngoài là một sự tốn kém về ngoại tệ to tát trong khi nước nhà rất khan hiếm ngoại tệ. Và chế tạo máy in phim màu phối hợp bằng phương tiện kỹ thuật hiện có trong xí nghiệp.

Đến đầu tháng 10/1985, một lần nữa ông đã chế tạo thành công một hệ thống máy in phim màu phối hợp có khả năng vừa in được phim dupe negative màu, vừa ghép được các hình ảnh màu lồng vào nhau theo ý muốn. Hệ thống máy này có công dụng rất quan trọng trong công tác phục vụ cho các ngành làm tựa phim màu có các chữ tựa động in trên nền màu động, làm các cảnh kỹ xảo mà hiện nay điện ảnh của ta rất cần… Hệ thống này đã được đưa ngay vào sản xuất lần đầu tiên cho phim Lối rẽ trái trên đường mòn của NSND đạo diễn Huy Thành (Giải thưởng Bông sen Vàng tại LHPVN lần 6 tại Hà Nội năm 1985). Sau đó là phim Hai củ của đạo diễn Lam Sơn và các phim sau này về phần dupe negative màu. Ông đã nghiên cứu và in thử nghiệm thành công và đạt khoảng trên 70 % chất lượng kỹ thuật. Đây là dấu ấn rõ nét về sự đam mê, cống hiến cho ngành điện ảnh phía Nam của ông.

dao dien kha thuy chau hanh trinh gian kho den voi dien anh
Từ trái qua: Kha Thùy Châu, Lương Trạch Hưng (Hãng Mỹ Vân phim), Thẩm Thúy Hằng, đạo diễn Lê Mộng Hoàng, đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc - đoàn phim Yêu tại Huế, 1965

Trong công tác đào tạo, sau ngày miền Nam giải phóng, từ năm 1976 đến năm 1993, ông tham gia giảng dạy (thỉnh giảng) tại trường Sân khấu Tp. Hồ Chí Minh, sau đó là khóa đạo diễn đầu tiên của Trường Sân khấu Điện ảnh Tp. Hồ Chí Minh môn in tráng phim và kỹ xảo phim. Năm 1996, ông nghỉ hưu. Về công tác đào tạo có thể điểm một số nhân vật tên tuổi là: Hồ Đắc Vũ, đạo diễn phim hoạt hình (đoạt giải Bông sen Bạc tại LHP Việt Nam lần thứ 5, 1985); Nguyễn Bình Quốc - quay phim búp bê (đoạt giải Bông sen Bạc tại LHP Việt Nam lần thứ 6, 1987); Hai quay phim mỹ công là Phạm Đức Đạt và Nguyễn Bình Quốc; Một quay phim kỹ xảo là Nguyễn Thụy Phi Kha (con trai ông, sau này là Giám đốc Công ty đồ họa Việt ); Ba họa sĩ mỹ công và graphique là Nguyễn Hữu Quý, Lưu Khải và Lê Đình Hiển…

Với hơn 20 năm say mê, công hiến và sáng tạo, đạo diễn Kha Thùy Châu đã chứng minh bằng nhiều thành tích trong chuyên môn nghiệp vụ, luôn là người có nhiều khả năng về sáng tạo nghệ thuật cũng như Kỹ thuật, có trình độ kiến thức rộng đã tích lũy gần 40 năm qua. Ông rất am tường nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, kịch nghệ… Là người hiền hòa nhiều đam mê, thiện chí rất yêu nghề, yêu thế hệ trẻ, rất tích cực vì sự nghiệp chung và bằng với khả năng của mình ông đã có công đóng góp rất lớn trong việc xây dựng cho nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật, nghệ thuật, nhất là có công đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cho Hãng phim Giải Phóng.

dao dien kha thuy chau hanh trinh gian kho den voi dien anh Công nghệ điện ảnh IMAX ra mắt khán giả Việt Nam

(TGĐA Online)- Ngày 19/4/2015 vừa qua, CJ CGV Việt Nam chính thức giới thiệu rạp ...

dao dien kha thuy chau hanh trinh gian kho den voi dien anh Kỹ xảo là một công đoạn quan trọng của điện ảnh

Ông có thể đánh giá về tầm quan trọng của kỹ xảo trong công nghệ ...

Vũ Liên