Đạo diễn Leon Quang Lê: Làm phim 'Song Lang' là cơ hội trở về tuổi thơ

(TGĐA) - LTS: Bên cạnh những bộ phim điện ảnh và truyền hình đề tài hiện đại thì những phim khai thác yếu tố văn hóa truyền thống đã có một đời sống riêng và gây được sự chú ý của công chúng. Việc đưa nghệ thuật cải lương và đờn ca tài tử lên phim đã được nhiều đạo diễn thực hiện. Xung quanh đó có rất nhiều điều thú vị. Thế giới điện ảnh gặp gỡ đạo diễn Hồ Ngọc Xum và đạo diễn trẻ Leon Quang Lê để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

dao dien leon quang le lam phim song lang la co hoi tro ve tuoi tho Trailer 'Song Lang': Lý giải mọi câu hỏi nhưng phải chăng khán giả đang bị lừa?
dao dien leon quang le lam phim song lang la co hoi tro ve tuoi tho Leon Quang Lê: Từ diễn viên nhạc kịch đến đạo diễn phim điện ảnh

Anh nghĩ sao về việc khai thác chất liệu truyền thống dân tộc, cụ thể là cải lương, loại hình ca nhạc cổ truyền của người dân Nam bộ vào tác phẩm điện ảnh cho khán giả, đặc biệt là giới trẻ ?

Việc đưa cải lương vào bộ phim Song Lang là một quyết định mang đậm tính chất cá nhân. Cải lương là bộ môn nghệ thuật đã cho tôi một tuổi thơ phong phú, bay bổng với đam mê và khi lớn lên, cải lương cũng chính là sợi dây vô hình giữ lại cho tôi cốt lõi Việt của mình. Tôi thực hiện Song Lang chính là cho mình cơ hội trở về tuổi thơ, làm sống lại và hoàn thành một giấc mơ nghệ thuật dang dở. Nên tôi chưa hề gán cho Song Lang những trách nhiệm nặng nề to tát như mong muốn làm sống lại cải lương, hay cố làm cho khán giả trẻ hiểu và yêu cải lương hơn. Đối với tôi, cải lương thật tuyệt vời, thật Việt Nam. Nên tôi muốn lưu giữ lại chút gì đó, và cũng để khoe với thế giới rằng đất nước tôi cũng có một bộ môn nghệ thuật đậm bản sắc dân tộc không thua kém ai.

dao dien leon quang le lam phim song lang la co hoi tro ve tuoi tho
Leon Quang Lê và diễn viên chuẩn bị một cảnh quay cho Song Lang

Có thể nói đây là một đề tài giàu chất liệu, nhưng khó khai thác khi đưa vào phim? Ở góc độ người đạo diễn, anh đã “hóa giải” thế nào để đạt yếu tố thuyết phục?

Song Lang không phải là một bộ phim “về” cải lương, hoặc về “sự tích cái song lang”. Chiếc song lang và cải lương ở đây chỉ là cái tứ được mượn để truyền tải nội dung câu chuyện. Tôi không ôm đồm mong truyền tải kiến thức, giáo dục, hoặc kêu gào cho thấy “cải lương đẹp, cải lương rất dân tộc và cần được bảo tồn”. Có lẽ điều này giúp giảm bớt cảm giác “giáo huấn” cho khán giả khi xem phim. Thời lượng cải lương trong phim cũng được tôi cân nhắc để đủ thỏa mãn các khán giả ái mộ, nhưng cũng không quá dài để gây nhàm chán cho những người không phải dân mộ điệu. Và điều quan trọng nhất, đó là cải lương trong phim phải được trả về với đúng chất lượng bắt buộc, ví dụ: dàn tân và cổ nhạc phải xây dựng đầy đủ nhạc cụ; Nhạc sĩ phải giữ đúng lối đàn chân phương, ngọt ngào, bài bản, súc tích, hợp lý với ca từ trau chuốt; Sân khấu, hoá trang, phục trang được đầu tư kỹ lưỡng và phù hợp. Đây cũng là lý do mà tôi đã chọn để phục dựng cải lương của thập niên 1980, thời vàng son sau cùng của cải lương, thời điểm đây là môn nghệ thuật mà tôi đã được tai nghe mắt thấy và làm cho tôi say mê thực sự. Vì cải lương của thập niên 1990 trở đi đã không còn sức hút đối với tôi nếu không muốn nói thẳng ra là chán nản.

Ngoài áp lực lớn trong việc chuyển thể, cảm tác, phóng tác từ những vở tuồng cải lương kinh điển để điện ảnh hóa cải lương qua câu chuyện, thì việc thực hiện các khâu phục trang, đạo cụ, bối cảnh…quả rất cần một bản lĩnh đam mê cùng tư duy mạo hiểm? Anh có thể chia sẻ kỹ hơn…

Tôi quyết định soạn lại một kịch bản hoàn toàn mới để người xem không bị phân tâm và so sánh khi nghe lại một kịch bản quen thuộc đã gắn liền với nghệ sĩ cải lương gạo cội nào đó. Về phục dựng phục trang, đạo cụ, bối cảnh thì ngoài việc tài chính, nó cũng không phải là một quá trình quá khó khăn. Ngoài những dữ liệu tràn ngập trên youtube, internet, tôi còn có sự hỗ trợ nhiệt tình của các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhạc sĩ gạo cội trong nghề, những người đã từng sống và làm việc vào đúng thời điểm của cải lương mà tôi muốn phục dựng. Và hơn hết, cải lương của thập niên 1980 in khá rõ nét trong tâm trí tôi. Ví dụ như tôi nhớ như in khi nhìn thấy sự biến mất của microphone treo khi được bố dẫn đi xem Nàng Xê Đa tại Nhà Văn Hóa Lao Động vào khoảng năm 1988.

dao dien leon quang le lam phim song lang la co hoi tro ve tuoi tho
Leon Quang Lê trên trường quay phim Song Lang

Đó là lý do tôi quyết định chỉ sử dụng microphone treo cho các phân đoạn sân khấu trước năm 1975 và không còn thập niên cuối 1980 để cho thấy rõ 2 giai đoạn và sự phát triển của sân khấu cải lương (tôi cũng quyết định cắt “bodymic” vì khi nó không nhìn rõ và cũng mất đi vẻ đẹp khi lên phim). Tôi cũng đích thân đi chọn vải, kim sa, chọn mẫu phục trang, mão, phụng, đạo cụ cho phù hợp. Dự án phim Song Lang được bắt tay vào hoạt động trong 2 năm, nhưng bản thân tôi đã tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức và đam mê để chuẩn bị cho dự án này từ khi tôi là một thằng bé 7, 8 tuổi đứng mê mẩn nhìn các đoàn hát dọn về trước cửa rạp Minh Châu mấy chục năm về trước. Nên có thể nói việc tự tin nhất của tôi khi thực hiện Song Lang chính là phần cải lương.

Trong tương lai, anh có ý định tiếp tục đi tìm cội nguồn, kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc hiện vẫn chưa được khai thác nhiều?

Ở Việt Nam còn rất nhiều đề tài hay mà tôi muốn đưa vào phim ảnh, và trong đó vẫn có những nét đẹp văn hóa nghệ thuật đặc thù mà tôi muốn khoe với thế giới. Nhưng nói trước bước không qua. Hãy đợi đến khi nào tôi làm được rồi chúng ta sẽ bàn tiếp.

Chân thành cảm ơn và mong anh tiếp tục thành công!

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum: Năm 1992, cố NSND Hồng Sến cũng đã thực hiện phim điện ảnh Đoạn cuối thiên đường dựa theo truyện Bàn thờ tổ của một cô đào… Và trước đó trong một số phim điện ảnh như: Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang, Vùng gió xoáy, Hòn đất … ông luôn cài cắm, điểm xuyến yếu tố đờn ca tài tử trong mỗi câu chuyện phim, bằng tất cả sự đam mê yêu mến của mình về bộ môn nghệ thuật này. Với phim truyền hình thì yếu tố cải lương, hay nói chính xác hơn là yếu tố đờn ca tài tử được manh nha từ sau ngày miền Nam giải phóng .

Cá nhân tôi, năm 1989, khi làm phim Ngọn cỏ gió đùa (tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh) đã đưa đờn ca tài tử - nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào phim. Sau đó hầu như các phim của tôi đều điểm xuyến những phân, trường đoạn đờn ca tài tử, cho đến khi làm phim Nợ đời mới có yếu tố cải lương. Để trích đoạn tuồng xưa, tôi đã đặt ông Bảy Bá viết bài hát tổng kết hết cuộc đời nhân vật trong phim. Công phu nhất đến khi thực hiện phim Cay đắng cuộc đời nói về ông thầy dạy đờn, nên đã phải đặt viết tới 26 điệu cải lương cho phim. 3 nhạc cụ bắt buộc khi sáng tác là đờn kìm, đờn cò và đàn tranh.

dao dien leon quang le lam phim song lang la co hoi tro ve tuoi tho
Đạo diễn Hồ Ngọc Xum

Theo tôi, để dàn dựng phim hóa cải lương rất cần phối hợp các yếu tố như sau: Nội dung - cấu trúc phim phải có sự liên kết hợp lý với yếu tố cải lương; Các ca từ, bài bản, giai điệu… phải phù hợp với bối cảnh, phục trang, câu chuyện đúng giai đoạn lịch sử. Lời ca phải có cảm xúc, nếu viết không khéo dễ bị lạc điệu, phản tác dụng. Việc kết hợp yếu tố cải lương với yếu tố hiện đại cũng rất cần thiết để người xem dễ tiếp cận và thông cảm hơn. Thí dụ ở thời điểm trước năm 1945 không thể có những bài vọng cổ và tân cổ giao duyên mà phải dùng những bài bản tổ như: Dạ cổ hoài lang, Trường tương tư, Phụng cầu hoàng vv…

Cuối cùng việc cài cắm yếu tố cải lương cần vừa đủ để khán giả dễ cảm thụ, tránh rườm rà bi ai dễ bội thực, nhàm chán.

dao dien leon quang le lam phim song lang la co hoi tro ve tuoi tho Đạo diễn Leon Quang Lê: Muốn cải lương gần hơn với thế hệ trẻ!
dao dien leon quang le lam phim song lang la co hoi tro ve tuoi tho Mẹ con Kiều Trinh - Thanh Tú với mối quan hệ phức tạp trong 'Song Lang'

Vũ Liên