Điện ảnh Trung Quốc: Ba câu chuyện của năm 2016

(TGĐA) - Là sản phẩm của một diễn viên hài tuy chưa nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhưng lại thuộc dạng lừng danh ở Trung Quốc, The Mermaid (Nàng tiên cá) đã góp phần đưa ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc bước sang một giai đoạn mới đầy hứa hẹn.

Tính đến thời điểm hiện tại thì The Mermaid đang là bộ phim phá kỷ lục phòng vé Trung Quốc

Tính đến thời điểm hiện tại thì The Mermaid đang là bộ phim phá kỷ lục phòng vé Trung Quốc

Bất quy tắc với Hollywood

Thị trường điện ảnh Trung Quốc hiện đang hoạt động theo một quy tắc khác với Hollywood. Cụ thể là trong khi Star Wars: The Force Awakens tạo ra một cơn bão khắp thế giới, trở thành hiện tượng điện ảnh cuối năm 2015 thì ở Trung Quốc, màn trình diễn ngoài không gian của Star Wars: The Force Awakens chỉ kéo dài một tuần mặc dù nhà phát hành đã tổ chức lễ ra mắt phim hoành tráng tại một trung tâm mua sắm ở Thượng Hải. Rõ ràng, khán giả Trung Quốc là một đám đông khó đoán. Họ thích Terminator: Genisysnhưng lại thờ ơ với các bom tấn khác là Iron Man 3, The MartianTransformers. Họ cũng xa rời với truyền thống Hollywood thường chọn tháng Giêng và tháng Hai là thời điểm công chiếu những bộ phim không xếp theo mùa kiểu mùa phim Hè, mùa phim Giáng Sinh… Người Trung Quốc rất coi trọng Tết Nguyên đán, thường là thời điểm đầu tháng hai dương lịch. Vì thế, đây được coi là dịp bắt đầu mùa phim dành cho gia đình. Và việc The Mermaid thu về 400 triệu USD trong vòng chưa đầy 2 tuần công chiếu, đánh bại tất cả các phim của Hollywood để trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2016, tính đến thời điểm này và là tác phẩm ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc, cũng không khó hiểu. Mặc dù vậy, chiếu theo các quy chuẩn điện ảnh hiện đại thì The Mermaid là một bộ phim khủng khiếp. Đó là sự pha trộn nhếch nhác và tạp nham các thể loại cộng với công nghệ CGI... tồi tệ. Tuy nội dung phim truyền đi bức thông điệp bảo vệ sinh thái nhưng cốt truyện chỉ là cái cớ để các diễn viên mặc những bộ trang phục ngớ ngẩn và diễn những cảnh nực cười. Thành công của bộ phim thực sự phản ánh thực tế rằng điện ảnh Trung Quốc hiện đang ở một vị trí tương đương với Hollywood những năm đầu thập niên 1970: Thị trường tràn ngập những bộ phim bắt chước một cách không hề biết xấu hổ. Và dù The Mermaid có ăn khách thì điều đó cũng không có nghĩa là điện ảnh Trung Quốc biết cách làm một bộ phim bom tấn đạt tiêu chí như Hollywood.

Surprise Journey To The West Tây du ký lạ truyện đã đánh bật The Martian ra khỏi rạp chiếu

Surprise – Journey To The West (Tây du ký lạ truyện) đã đánh bật The Martian ra khỏi rạp chiếu

Nàng tiên cá đã thức giấc?

Như đã nói ở trên, tính đến thời điểm hiện tại thì The Mermaid là bộ phim phá kỷ lục phòng vé tại Trung Quốc. Liệu trong vòng 9 tháng nữa, có bộ phim nào vượt qua được kỷ lục này? Hiện tại, ngành công nghiệp sản xuất phim Trung Quốc đang đi theo 3 xu hướng chính là: Tình cảm lãng mạn, Hài thuần túy và dòng phim dã sử với những màn trình diễn võ thuật kungfu đẹp mắt vốn rất quyến rũ khán giả phương Tây nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của khán giả trong nước. Một số nhà phân tích cho rằng sở dĩ điện ảnh Trung Quốc không có những tác phẩm vừa chất lượng vừa đạt doanh thu cao là bởi sự kiểm duyệt gắt gao của chính phủ, cộng với sự xuất hiện dày đặc của các chương trình truyền hình cũng như thực tế là thị trường điện ảnh đã tới mức bão hòa.

Trước The Mermaid, dòng phim sử thi - dã sử đã đánh mất vị thế độc tôn trước sự xuất hiện của bộ phim hài rất nổi tiếng Lost In Thailandvào năm 2012. Công thức làm phim chiếu rạp ăn khách ở Trung Quốc cũng vì thế mà hình thành: Hài hành trình, có sự tham gia của một số ngôi sao bảo chứng phòng vé v.v... Năm 2015, chỉ có bộ phim Jian Bing Man(tựa tiếng Việt tạm thời là Hiệp sỹ bánh rán), tuy đi theo phong cách phim hành động Mỹ nhưng cũng phải thừa nhận rằng ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc không có khả năng làm ra những tác phẩm thành công mang phong cách của riêng mình, chưa từng có trong tiền lệ và không sao chép. Goodbye Mr. Loser (Chàng ngốc đổi đời) đạt doanh thu cao ngất ngưởng thực chất là một phiên bản Trung Quốc của It’s A Wonderful Lifecó “mượn” một chút từ Groundhog Day.

Ở một thế loại khác, các phim tình cảm lãng mạn gần như đều mượn hình mẫu từ các phim truyền hình dài lê thê của Hàn Quốc với các tình tiết chưa xem hết nửa phim đã có thể đoán cái kết. Thể loại phim học đường thì hao hao giống các phim Đài Loan. Bởi lẽ các phim điện ảnh Đài Loan dạo gần đây như You Are The Apple Of My Eye(Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi), Fleet Of Time (Năm tháng vội vã)và Our Times (Thời thiếu nữ của tôi), vốn được khán giả Trung Quốc yêu thích, chính là những tác phẩm đi đầu xu hướng này với nội dung nói về hồi ức thời trung học.

Phim Monster Hunt cũng là một thành công của điện ảnh Trung Quốc trong giai đoạn này

Phim Monster Hunt cũng là một thành công của điện ảnh Trung Quốc trong giai đoạn này

Hollywood nên dè chừng

Tuy nhiên, thành công của tác phẩm cây nhà lá vườn The Mermaidhồi đầu năm cũng như Monster Hunt(Truy lùng quái yêu)trước đó hay The Monkey King 2(Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt tinh)thực sự là cú hích lớn, mở ra một giai đoạn tiềm năng trong lĩnh vực sáng tạo không gian điện ảnh của Trung Quốc. Có thể tạm gọi là CGI fantasy (Dùng công nghệ tạo nên thế giới kỳ ảo). Mặc dù Trung Quốc vẫn đi sau Hollywood một chặng đường dài trong việc sử dụng hiệu ứng đặc biệt để tạo ra một thế giới mới chân thật và có sức thuyết phục nhưng nếu các đạo diễn nổi tiếng có đủ trình độ công nghệ và có khả năng mời những ngôi sao đang lên hợp tác thì họ vẫn có thể làm được các phim bom tấn mua bản quyền truyện tranh như cách mà Hollywood đang làm. Tất nhiên những bộ phim như The Mermaid lại là một vấn đề khác. Nhờ chính sách bảo hộ nền điện ảnh nội địa, những bộ phim được sản xuất trong nước như The Mermaid vẫn chiếm 60% thị phần rạp chiếu bất kể người ta phải dùng tới biện pháp hạn chế những phim bom tấn Hollywood khởi chiếu vào dịp cuối tuần. Năm 2016, Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ tăng doanh thu phòng vé lên 30% so với năm trước và giữ mức ổn định trong tất cả các tháng của năm. Như vậy có nghĩa là, nói như một giám đốc phát hành người Mỹ thì: Họ đang vặn nát chúng tôi nhưng họ đã làm rất tốt.

Mặc dù điện ảnh Trung Quốc và Hollywood đã ký kết hợp tác thỏa thuận lâu dài trong đó có biên bản ghi nhớ mở rộng giới hạn hạn ngạch nhập phim lên mức 34% nhưng rõ ràng Hollywood vẫn cần có những chiến lược đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ở thị trường đông dân nhất thế giới. Bất biết điện ảnh Trung Quốc có làm theo những gì đã ký kết trong bản ghi nhớ hay không thì Hollywood vẫn không thể quay lưng lại với họ. Và trên thực tế thì ngày càng đầu tư mạnh hơn. "Điều tốt nhất Hollywood có thể làm là cố gắng hiểu gu thưởng thức điện ảnh của khán giả Trung Quốc”. Bên cạnh đó, theo lời một nhà sản xuất Trung Quốc thì các bộ phim trong nước sẽ luôn được sự hỗ trợ của SAPPRFT (State Administration of Press, Publication, Radio, Film and Television – Cơ quan quản lý nhà nước về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Phim và Truyền hình). Ngoài ra, do đặc điểm văn hóa xã hội, rõ ràng các bộ phim Trung Quốc sẽ có nội dung phù hợp hơn với người Trung Quốc. Vì vậy, các hãng phim Hollywood cần phải làm việc nhiều hơn ở khía cạnh hợp tác sản xuất nhằm mục đích cho ra đời những tác phẩm có nội dung phù hợp hơn với khán giả Trung Quốc mà không cần bận tâm đến ngày phát hành có đúng vào dịp cuối tuần hay không?

"Điều tốt nhất Hollywood có thể làm là cố gắng hiểu gu thưởng thức điện ảnh của khán giả Trung Quốc”.

Thu Thủy