Điện ảnh Trung Quốc: Đầu voi đuôi liệu có voi?

(TGĐA) - Có thể nói rằng, doanh thu phòng vé năm 2016 tại Trung Quốc dự kiến sẽ giống như câu thành ngữ nổi tiếng “Đầu con hổ, đuôi con rắn”. Nghĩa là mở đầu bằng một vụ nổ vũ trụ và kết thúc bằng tiếng nổ của chai rượu sâm panh.

aChronicles of the Ghostly Tribe của Lục Xuyên mới thành công trong nước chứ chưa đạt kỷ lục doanh thu ở nước ngoài

Chronicles of the Ghostly Tribe của Lục Xuyên mới thành công trong nước chứ chưa đạt kỷ lục doanh thu ở nước ngoài

Khó khăn chung

Kết thúc tháng 6, doanh thu phòng vé ở Trung Quốc đã vượt so với tổng thu của năm 2015 là 21% nhưng lại tăng chậm hơn 60% so với doanh thu hồi cuối tháng 2. Các kỳ nghỉ năm mới vào tháng Giêng và lễ hội mùa xuân được tổ chức vào tháng Hai đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường phim ảnh Trung Quốc với các kỷ lục phòng vé liên tiếp. Bộ phim The Mermaid của nhà làm phim Châu Tinh Trì trở thành phim Trung Quốc đầu tiên chạm tới mốc 500 triệu USD tại sân nhà. Tuy nhiên, sự thiếu vắng những bộ phim chất lượng cao cũng như số đầu phim phân phối không đều dẫn đến hai tháng tiếp sau, tháng 4 và tháng 5, doanh thu bán vé ở Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại. Liệu doanh thu phim nội có thể ổn định và bứt phá trong tháng bảy này khi khán giả đã có tới hai lựa chọn là Cold War 2 So Young: Never gone?

aNever gone với sự tham gia của hai ngôi sao Ngô Diệc Phàm và Lưu Diệc Phi

Phần 1 của Cold War phát hành vào năm 2012 và có được thành công vang dội khi thắng 9 trong số 12 hạng mục được đề cử tại Lễ trao giải thưởng điện ảnh Hong Kong 2013 bao gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất. Bộ phim cũng đã thu về 39,6 triệu USD tại thị trường Trung Quốc chỉ trong tháng 11 – thời điểm mà các rạp chiếu phim ở Trung Quốc thường không có đông khán giả. Mặc dù thể loại phim hình sự trinh thám vốn có truyền thống đạt mức 300 triệu NDT tại Trung Quốc như: The White Storm - 238 triệu ND, Firestorm - 308 triệu NDT, Overheard 3 – 309 triệu NDTnhưng nhà sản xuất vẫn tin rằng Cold War 2 có thể cán mốc khoảng 400 triệu - 500 triệu NDT (tương đương 60 – 75 triệu USD) nhờ thành công vốn có của phần 1 cộng thêm việc phần 2 có sự góp mặt của ngôi sao Châu Nhuận Phát nên sẽ càng thu hút khán giả.

aĐạo diễn Trương Nghệ Mưu và dàn diễn viên đa quốc tịch trong buổi lễ giới thiệu dự án mới The Great Wall

Never Gone là bộ phim thứ 2 thuộc dòng phim lãng mạn về tuổi trẻ do nữ diễn viên đạo diễn Triệu Vy khởi xướng. Năm 2013, bộ phim So Young do Triệu Vy làm đạo diễn đã thu về 720 triệu NDT (114.7 triệu USD) còn Never Gone 2 sắp công chiếu của đạo diễn Hong Kong Zhou Tuo Ru được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ăn khách của Tân Di Ổ với sự tham gia của hai ngôi sao Ngô Diệc Phàm và Lưu Diệc Phi. Nhà sản xuất hi vọng, cả hai diễn viên có vẻ đẹp hiện đại này sẽ góp phần thu hút fan hâm mộ của họ đến rạp.

Cuộc chiến âm thầm và khốc liệt

Năm ngoái, thị trường điện ảnh của Trung Quốc tăng 49%, đạt 6,78 tỷUSD. Tốc độ xây dựng rạp mới cũng tăng trưởng ngoạn mục. Hiện tại có hơn 31.600 rạp chiếu phim ở Trung Quốc. Năm ngoái, trung bình một ngày có thêm khoảng 22 màn hình chiếu phim.Dân số ở quốc gia đông dân nhất thế giới đang có thời gian rảnh khi họ chỉ phải làm việc 5 ngày/tuần, có tiền, có xe hơi riêng và có nhu cầu giải trí. So với thời điểm năm 2003, doanh thu bán vé của điện ảnh Trung Quốc thậm chí còn ít hơn với với Hong Kong – thành phố chỉ vẻn vẹn 6 triệu người thì hiện nay, nhàphân tích nhận xét với tín hiệu lạc quan rằng Trung Quốc sẽ là thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới với những bộ phim bom tấn trong vài năm tới. Thế nhưng đó lại chỉ là câu chuyện của riêng điện ảnh Trung Quốc. Họ có thể sản xuất ra những bộ phim bom tấn phòng vé ở thị trường nội địa chứ chưa làm ra những bom tấn cho thị trường quốc tế - như là một cách để xây dựng quyền lực mềm mang tên Trung Quốc. Với quyết tâm xây dựng thương hiệu điện ảnh made-in-Trung Quốc có sức ảnh hưởng trên toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bốtặng cho bất kỳ bộ phim nàodo các hãng phim trong nước sản xuất mà có thể kiếm được hơn150,000 USD tiền vé ở nước ngoài một phần thưởng tương đương khoảng 1% doanh thu phòng vé tại thị trường quốc tế của bộ phim đó. “Đó là giấc mơ, là mục tiêu của chính phủ và của các nhà làm phim trong nước. Mọi người đang làm việc chăm chỉ để cố gắng tạo ra công ăn việc làm, tạo ra một sản phẩm văn hóa có sức ảnh hưởng đến khán giả phương Tây. Nghe thì dễ đó là cả một chặng đường dài” - Lục Xuyên, một trong những đạo diễn trẻcủa điện ảnh Trung Quốc cho biết.

Lục Xuyên là đạo diễn Trung Quốc đầu tiên nổi tiếng ở nước ngoài với bộ phim kinh dị lấy bối cảnh Tây Tạng năm 2004 có tựa đề Kekexili: Mountain Patrol. Gần đây, anhlàm bộ phim Chronicles of the Ghostly Tribe có doanh thu vượt mốc 100 triệu USD tại Trung Quốc trong tuần đầu tiên ra mắt. Hiện Lục Xuyên đang làm hậu kỳ cho bộ phimBorn in Chinatrong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất. Kịch bản phim được chuyển thể từ cuốn hồi ký “River Town: Two Years on the Yangtze” của nhà báo Peter Hessler, làm việc tại thời báo New Yorker.Lục Xuyênhiện là một nhà làm phim nổi tiếng can đảm và không ngại khó khăn trong việc tìm kiếm những giá trị có thể khiến anh gặp phiền phức từ phía chính quyền. Bộ phim thứ ba của anh City of Life and Death ra đời 2009 không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn là bộ phim Trung Quốc đầu tiên có nhân vật nam chính là một người lính Nhật Bản.Khi được hỏi làm thế nào để bộ phim qua được cửa kiểm duyệt, Lục Xuyên thẳng thắn đáp: “Nếu bạn phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn, chỉ cần nói chuyện và đàm phán. Trung Quốc là một xã hội của có nhiều khúc mắc về cảm xúc vì thế bạn cần phải cất lên tiếng nói của mình. Nếu tìm được đúng người lắng nghe và đồng điệu về mặt cảm xúc, bạn có thể thay đổi số phận bộ phim của mình”.

Trở lại với vấn đề mà đạo diễn Lục Xuyên đề cập. Rõ ràng anh biết, một số hãng phim Mỹ và phương Tây tìm đến Trung Quốc hợp tác làm phim dưới hình thức câu chuyện Trung Quốc, quảng cáo sản phẩm Trung Quốc nhưng diễn viên chính là người nước ngoài. Diễn viên người Hoa, nếu có, chỉ đảm nhận vai phản diện hoặc tuyến nhân vật phụ. Bằng cách đó, nếu bộ phim thành công trên toàn cầu và tại thị trường Trung Quốc thì nó vẫn không phải là sản phẩm điện ảnh Trung Quốc đích thực. Điều còn lại chẳng qua là Trung Quốc chính là thị trường lớn mà Hollywood không thể bỏ qua trong chiến dịch phô diễn khả năng và sức ảnh hưởng sâu rộng của họ ra thế giới. Như vậy, sẽ có nhiều hơn các bộ phim “hồn Trung Hoa, da thịt Hollywood” hoặc ngược lại.

Legendary Entertainment, hãng phim lớn và nổi tiếng của Mỹ đã đích thân mời đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu thực hiện bộ phim hành động giả tưởng The Great Wall với kinh phí vào khoảng 135 triệu USD. Phim có sự tham gia của Matt Damon và Lưu Đức Hoa, sẽ phát hành trên toàn cầu vào đầu năm 2017.Nếu hình thức hợp tác này tiếp tục được đẩy mạnh và duy trì, nó có thể thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất phim tại Trung Quốc. Không chỉ Trương Nghệ Mưu, bất cứ một đạo diễn trẻ nào như Lục Xuyên cũng đều mơ ước được làm việc với một nhà biên kịch tài năng của Mỹ, được công ty sản xuất hàng đầu Hollywood mời làm đạo diễn. Như vậy, họ có thể thực hiện bộ phim tiếp theo hoành tráng hơn, hay hơn.

Với quyết tâm xây dựng thương hiệu điện ảnh Trung Quốc có sức ảnh hưởng trên toàn cầu, chính phủ nước này đã tuyên bố tặng 1% doanh thu phòng vé tại thị trường quốc tế cho bất kỳ bộ phim nào, do các hãng phim trong nước sản xuất mà có thể kiếm được hơn150,000 USD tiền vé ở nước ngoài.

Thiên Thanh