Dòng chảy của sáng tác văn học điện ảnh Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa (Chu Bân)

Bước vào thời kỳ mới đến nay, điện ảnh Trung Quốc đã tiến vào một giai đoạn lịch sử bước ngoặt lớn, biến cách lớn, phát triển lớn. Sáng tác văn học điện ảnh cũng thích ứng với quá trình phát triển của thời đại và nhu cầu của sáng tác và sản xuất điện ảnh, khai triển trong biến cách, tiến lên trong gập ghềnh, nâng cao trong thực tiến, từ đó mà tôn tạo cơ sở cho sự phồn vinh của sáng tác điện ảnh và sự phát triển của doanh nghiệp điện ảnh.

(TGĐA) - Báo điện tử Hội Nhà văn Trung Quốc, ngày 11-12-2008, truy nhập bài “Lưu biến của 30 năm sáng tác văn học điện ảnh” của nhà nghiên cứu Chu Bân, phân tích về những đặc điểm và thành tích của sáng tác văn học điện ảnh Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa.


Chúng tôi giới thiệu toàn văn bài nghiên cứu trên, qua bản dịch của Nhà báo - dịch giả Vũ Phong Tạo, từ nguyên bản Trung văn, để đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo.

Cảnh trong phim Không thể thiếu một em

Sáng tác văn học điện ảnh vào cuối thập niên 70 của thế kỷ trước từ sống lại tiến lên chấn hưng, phát sinh bước ngoặt mang tính lịch sử, đều có những đột phát và tiến triển rõ ràng về các phương diện tư tưởng và nghệ thuật, v.v...

Đặc điểm đột xuất nhất là truyền thống hiện thực chủ nghĩa được khôi phục, đồng thời có phát triển theo chiều sâu mới trong hoàn cảnh thời đại mới. Hàng loạt tác phẩm như Nụ cười của người đau khổ, Mưa xuân lây phây, Vết nước mắt, Tấm lòng đau khổ, v.v... chẳng những đột phá mô thức sáng tác công thức hóa, khái niệm hóa; về bề rộng và chiều cao phản ánh đời sống cũng có khai thác tìm tòi rõ rệt; Mà về các phương diện đề tài, dạng thức, phong cách, v.v... đã xuất hiện xu hướng đa dạng hóa, biểu hiện ra những người sáng tác đã có suy nghĩ lại saua hơn và khái quát sinh động hơn. Đồng thời, do phá bỏ được mọi sự trói buộc, tầm nhìn nghệ thuật của tác giả cũng được mở rộng hơn, nên lĩnh vực đề tài cũng có khai thác mở rộng khá lớn.

Một số đề tài vốn không dám đề cập hoặc bị coi nhẹ, bắt đầu được quan tâm chú ý, đồng thời sơ bộ hình thành cục diện đa nguyên hóa. Như những bộ phim ánh sáng chết trên đảo San Hô đề tài khoa học viễn tưởng, Du khách bị còng tay đề tài công an và Sự nghiệp mật ngọt biểu hiện mâu thuẫn bi hài kịch gia đình, v.v... đều thể hiện một phong cách đặc biệt. Về những bộ phim Tiểu Hoa, Mưa đêm ở Ba Sơn, Âm rè trong cuộc sống, v.v..., thì lại có những đột phá rõ ràng và sáng tạo rõ rệt về những phương diện quan niệm điện ảnh và kỹ xảo nghệ thuật, v.v..., đem lại những cảm thụ và gợi mở mới cho đồng nghiệp và người xem.

Cảnh trong phim Dạ Yến

Sau thập niên 80 của thế kỷ trước, là thời kỳ phát triển lớn của sáng tác văn học điện ảnh, sáng tác điện ảnh chẳng những có gia tăng rõ rệt về số lượng, mà về chất lượng cũng có nâng cao rõ rệt. Nhưng, đến sau thập niên 80, do số lượng khán giả giảm xuống, áp lực thị trường căng thẳng hơn, mà thể chế điện ảnh truyền thống lại không thể thích ứng với nhu cầu của sáng tác và sản xuất, thế là sáng tác văn học điện ảnh sau khi trải qua cao trào bắt đầu tuột dốc. Song, xét về tổng thể, vẫn tiếp tục khai triển theo chiều rộng, giành được những thành tích khá rõ nét trong sự cố gắng thích ứng với nhu cầu phát triển của thời đại và của xã hội.

Một là, những tác phẩm điện ảnh phản ánh cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với “bè lũ bốn tên” và tiếnh ành phản tư với lịch sử 10 năm động loạn, đã bước lên bậc thang mới, thể hiện phong cách và diện mạo mới. Về đề tài, chủ đề, góc nhìn và kỹ xảo của những bộ phim Phố nhỏ, Một xó xỉnh bị tình yêu quên lãng, v.v... đều có những sáng kiến mới khá rõ rệt. Còn những bộ phim Huyền thoại núi Thiên Vân, Thị trấn Phù Dung, v.v... lại mạnh bạo lao vào lĩnh vực mà lâu nay do nhiều nguyên nhân không thể hoặc không dám biểu hiện, từ trong đó tìm tòi và tổng kết ra những bài học lịch sử tất yếu, gợi mở và giáo dục giúp ích cho mọi người.

Hai là, xuất hiện một loạt kịch bản phê phán hiện thực mạnh mẽ và một loạt tác phẩm phản ánh diện mạo tinh thần của dân chúng bình thường trong thời kỳ mới, như Hàng xóm, Sa âu, Người vào tuổi tủng niên, Hi doanh môn, Dã sơn, Sự kiện pháo đen, Giếng cũ, v.v... đã phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh trong đời sống một cách chân thực và sinh động, biểu hiện ra lý tưởng và nhu cầu của mọi người; lại tiến hành những sáng tạo tìm tòi với mức độ khác nhau về hình thức và kỹ xảo.

Cảnh trong phim Đèn lồng đỏ treo cao

Ba là, trong những bộ phim đề tài lịch sử cách mạng và phim phóng sự tài liệu cũng xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc, chẳng những khôi phục bộ mặt vốn có của lịch sử, mà còn chú trọng tìm tòi về phong cách mỹ học trong phản ánh những chuyện người thực việc thực. Vô luân là hàng loạt bộ phim biểu hiện sự kịên lịch sử trọng đại như Nam Xương khởi nghĩa, Sự biến Tây An, Huyết chiến Đài Nhi Trang, Kha iquốc dadji điển, v.v... hay là một số bộ phim ký sự về những nhân vật lịch sử quan trọng như Thi trưởng Trần Nghị, Liêu Trọng Khải, Tôn Trung Sơn, v.v... đều được nâng cao rõ ràng về nội dung và nghệ thuật.

Bốn là, cải biên những tác phẩm văn học nổi tiếng trở thành tài nguyên quan trọng của sáng tác kịch bản phim trong thời kỳ này. Rất nhiều tác phẩm tiêu biểu của những nhà văn nổi tiếng thời kỳ hiện đại, đương đại được liên tục đưa lên màn bạc, giành được thành tích rõ rệt. Trong đó, đặc biệt là Chuyện cũ thành Nam, Nhân sinh, Con gái nhà lành, Lễ tế tuổi trẻ, Năm tuổi v.v... đã trở thành những tác phẩm tiêu biểu của những đạo diễn thế hệ thứ tư, mà những bộ phim Một và Tám, Đất vàng, Cao lương đỏ, v.v... thì lại tôn tạo nên cơ sở cho những điện ảnh thế hệ thứ năm trỗi dạy trên diễn dàn điện ảnh.

Năm là, do nhận thức về chức năng của nghệ thuật điện ảnh ngày càng toàn dịên, tác dụng thẩm mỹ và tác dụng giải trí của điện ảnh ngày càng được coi trọng, nên những đơn điệu nghèo nàn về đề tài, phong cách, dạng thức của điện ảnh lâu nay đã được phá bỏ, sự theo đuổi nghệ thuật đa dạng hóa ngày càng rõ ràng. Thí dụ những bộ phim võ thuật, phim trẻ trung, phim cảnh sát hình sự, phim thiếu nhi như Võ Đang, Tình yêu Lư Sơn, Điên cuồng cuối cùng, Tuổi hoa của Đậu Khấu, v.v... cũng có những thu hoạch mới.

Sau thập niên 90 của thế kỷ trước, do sự chuyển biến của thể chế kinh tế và tốc độ phát triển nhanh của kinh tế thị trường, cải cách của điện ảnh Trung Quốc bắt đầu nhấc chân, thị trường điện ảnh cũng bắt đầu mở cửa đối thoại, do đó đã xuất hiện cục diện đa nguyên phức tạp hơn, sáng tác văn học điện ảnh cũng xuất hiện những thay đổi mới và phát triển mới.

Những tác phẩm điện ảnh thương mại là hình thái chủ lưu bắt đầu chú trọng nâng cao chất lượng trong số lượng, tìm tòi nâng cao trong thực tiến, tiếp tục xuất hiện những tác phẩm điện ảnh chất lượng khá cao như Đao khách ở thị trấn Song Kỳ, Sĩ quan cảnh sát tuổi Rồng, Sống lại trong tuyệt vọng, v.v... Còn những tác phẩm Bên A bên B, Không gặp không chịu giải tán, v.v.. thì lại khai sáng ra hình thức phim Tết, cung cấp kinh nghiệm hữu ích cho sáng tác điện ảnh thương mại. Đồng thời, những tác phẩm thuộc phim chính thống đang đề xướng không ngừng khai thác và nâng cao, dã xuất hiện hàng loạt tác phẩm tốt có ảnh hưởng khá lớn. Ví như những bộ phim truyện ký về nhân vật anh hùng và nhân vật lãnh tụ cũng có khai thác mở rộng mới, vô luận là Tiêu Dụ Lộc, Tưởng Củng Anh, Khổng Phồn Sâm, hay là Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông và con gái ông, Bạn đời vĩnh viễn, v.v... đều được hoan nghênh và đánh giá tốt. Mà những bộ phim đề tài lịch sử cách mạng và phim chiến tranh cũng có những đột phá mới, phim cách mạng như Khai thiên lập địa, Đàm phán Trùng Khánh, Sự biến ngày 7-7, v.v... đều đã thực hiện được sự thống nhất về chân thực lịch sử với chân thực nghệ thuật; Phim chiến tranh như sêri phim Đại quyết chiến, Đại bước ngoặt, Đại tiến quân v.v... thì đã tỏ ra có sở trường kết hợp tính ký sự, tính văn hiến với tính sử thi. Còn những bộ phim nghệ thuật phản ánh cuộc sống hiện thực cách mạng, đã có những khai thác mới trong quá trình thích ứng với nhu cầu của thời đại. Như Phượng Hoàng cầm, Hương hồn nữ, Bị cáo oan, Những ngày xa cách Lôi Phong, Lựa chọn sinh tử, v.v... đã từ những góc độ và khía cạnh khác nhau, biểu hiện một cách sinh động và chân thực hiện trạng và vấn đề của đời sống xã hội, cũng khá thành công trong việc xây dựng những hình tượng nhân vật có tinh thần cống hiến và phẩm chất đạo đức cao thượng.

Cảnh trong phim Hoàng Kim Giáp

Ngoài ra, cơn sốt cải biên điện ảnh kéo dài đến thập niên 80, trong quá trình tiếp tục phát triển vẫn có thu hoạch mới. Đặc biệt là thành quả của sáng tác tiểu thuyết trong thời kỳ mới, đã cung cấp rất nhiều tác phẩm hay cho điện ảnh cải biên. Như Cúc Đậu, Thu Cúc đi kiện, Đèn lồng đỏ treo cao, Có chuyện gì thì nói ra, Không thể thiếu một em, Bố mẹ tôi của Trương Nghệ Mưu, v.v... đều cải biên từ tiểu thuyết, những bộ phim này đã không ngừng tôn nền thành công cho điện ảnh của Trương Nghệ Mưu giành được trên diễn đàn điện ảnh trong và ngoài nước.

Sau khi bước vào thế kỷ mới, do Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, thị trường điện ảnh càng mở cửa rộng hơn, cạnh tranh cũng càng thêm kịch liệt. Sự phát triển của điện ảnh Trung Quốc đã đối mặt với nguy cơ và thách thức, cũng đối mặt với những cơ hội mới, sáng tác văn học điện ảnh thì đang tiếp tục tiến lên trong quá trình tiếp tục điều chỉnh.

Đầu tiên, phim điện ảnh chính thống chẳng những mở rộng thêm lĩnh vực đề tài, chú trọng nhiều hơn miêu tả nhân tính và nhân tình, khiến cho nó cảm động người xem bằng tình người; Hơn nữa vận dụng nhiều hơn phương thức tự sự loại hình hóa, tăng thêm những nguyên tố giải trí nhất định, khiến cho nó càng có tính nghệ thuật và tính hấp dẫn hơn. Như Đặng Tiểu Bình - 1928, Trương Tư Đức, Cấp cứu địa cầu, Ra khỏi Amazon, Thiên cẩu, Ca dao Vân Thủy, v.v... chú trọng phát huy chính thống trong quá trình sáng tạo nghệ thuật đa dạng hóa.

Thứ hai, sự hưng thịnh của những bộ phim thương mại nổi tiếng Anh hùng, Thập dịên mai phục, Vô cực, Tiệc đêm, áo giáp vàng, v.v.. tạo thành hiện tượng khiến mọi người chú ý, mặc dầu chúng có nét đặc sắc về tạo hình nghe nhìn, và khai thác mở rộng dung lượng của thị trường điện ảnh. Nhưng, những vấn đề mà những bộ phim ấy bộc lộ ra thì đáng mọi người phải thận trọng khi quan tâm chú ý đến. Cho đến khi bộ phim Hiệu lệnh tập kết ra đời, cuối cùng mới làm cho phim sản xuất trong nước thu được hiệu quả “vừa hay vừa lãi”, khiến cho giá trị chính thống và phương hướng thị trường khá thống nhất với nhau.

Cảnh trong phim Vô cực

Ngoài ra, điện ảnh cải biên vẫn có không ít tiến triển mới. Ví dụ những bộ phim được đánh giá cao như Tìm súng, Đoá hoa mai Gsan của tôi, Cuộc sống tươi đẹp, ấm áp, Khắp nơi không có trộm cắp, Thư của một phụ nữ lạ hoăc, v.v... đề ulà những bộ phim cải biên từ nguyên tác tiểu thuyết.

Từ những phân tích kể trên, sự biến cách của văn học điện ảnh từ khi bước vào thời kỳ mới đến nay, chẳng những bảo đảm vững chắc cho sự hưng thịnh không ngừng của sáng tác điện ảnh và sự phát triển liên tục của sản xuất điện ảnh; mà còn tăng thêm nguyên tố mới và kinh nghiệm mới cho truyền thống của văn học điện ảnh Trung Quốc.

Song, cũng nên nhìn thấy vẫn còn có những vấn đề không thể coi nhẹ đang chờ đợi giải quyết và cải tiến: Như thiếu kịch bản tốt đã trở thành thế cổ chai trước mắt đang hạn chế việc nâng cao chất lượng của điện ảnh Trung Quốc. Vì thế, cần coi trọng hơn đến vai trò cơ sở của kịch bản điện ảnh trong sáng tác và sản xuất điện ảnh, tập trung sức nắm chắc khâu sáng tác kịch bản tốt và bảo đảm đầu tư mọi mặt để nâng cao chất lượng nghệ thuật của kịch bản. Trong đó, tôn trọng hơn đến lao động của tác giả biên kịch, bảo hộ quyền lựoi của tác giả biên kịch, nâng cao địa vị của tác giả biên kịch, bồi dưỡng ra càng nhiều những nhà văn viết kịch bản phim ưu tú. Đó là một công tác vô cùng quan trọng.

Vũ Phong Tạo

(Giới thiệu và dịch)