Hành trình châu Á ở Hollywood

(TGĐA) - 20 năm trở lại đây, châu Á đã trở thành điểm sáng trên bản đồ điện ảnh thế giới khi được biết đến là thị trường có tiềm năng lớn về sản xuất và phát hành phim, đặc biệt là các nhân tài châu Á đã tạo ra nhiều dấu ấn xuất sắc như Lý An, Vương Gia Vệ, Trương Nghệ Mưu, Park Chan Wook, Củng Lợi... Thực ra, hành trình châu Á tới Hollywood đã được khai mở từ những năm đầu của thế kỷ 20 với sự xuất hiện của các diễn viên người Nhật Bản, Trung Quốc… trong một số bộ phim Mỹ. Cho tới hôm nay, cụm từ “diễn viên châu Á” không còn là cái gì đó xa lạ với công chúng. Và cho dù là những tên tuổi vốn đã nổi tiếng từ trước hay những tài năng mới thì tất cả họ đều được đón chào trong niềm tự hào về một châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Những người tiên phong mở đường

Những năm đầu thế kỷ 20, người châu Á đã có mặt tại Hollywood và xác lập được vị trí của mình. Một trong số những tên tuổi này là Lee Tung Foo – diễn viên kiêm ca sỹ thường xuyên biểu diễn trong các chương trình tạp kỹ vào những năm 1910. Cùng thời điểm này, nam diễn viên người Nhật Sessue Hayakawa bắt đầu xuất hiện trong các bộ phim do Hollywood sản xuất. Sau khi ký hợp đồng với Paramount Pictures, ông tham gia đóng trong hơn 20 bộ phim câm bao gồm The Wrath of the GodsThe Typhoon (cùng sản xuất vào năm 1914). Khi hợp đồng với Hayakawa hết hạn, hãng Paramount vẫn muốn ông tham gia trong các bộ phim tiếp theo nhưng Hayakawa đã từ chối để thành lập và điều hành công ty riêng. Thời gian này được xem là đỉnh cao sự nghiệp của Hayakawa. Sau đó, công việc của ông bị ảnh hưởng bởi phong trào chống Nhật vào những năm 1930. Tuy nhiên, ông vẫn được đề cử giải Oscar Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai diễn trong bộ phim The Bridge on the River Kwai.

1._Anna_May_Wong_-_ngi_sao_in_nh_ngi_M_gc_Trung_Quc_u_tin__Hollywood

Anna May Wong - ngôi sao điện ảnh người Mỹ gốc trung Quốc đầu tiên ở Hollywood

Một tên tuổi khác là Anna May Wong, được biết đến là ngôi sao điện ảnh người Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên ở Hollywood. Tham gia diễn xuất từ năm 14 tuổi và vào năm 1922, khi 17 tuổi, bà trở thành người châu Á đầu tiên phá vỡ quy tắc Hollywood: Da trắng - vai chính, khi được chọn đóng cùng một nam diễn viên da trắng trong bộ phim Toll of the Sea. Tuy nhiên, sau khi đã nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1924, thì các vai diễn của Anna May Wrong vẫn bị giới hạn trong một khuôn mẫu và định kiến nhất định. Quá mệt mỏi vì nguyên tắc cứng nhắc của Hollywood, vì phải đảm nhận các vai diễn thể hiện rõ những nét đặc trưng của người Á châu trong khi bản thân không phải là người Á châu hoàn toàn, Wong rời Hollywood vào năm 1928 để đến châu Âu.

Keye Luke là một trong những nam diễn viên thành công nhất trong số những người cùng thế hệ, Ông đóng vai chính Lee Chan “người con trai số 1" trong bộ phim nổi tiếng Charlie Chan bên cạnh các diễn viên da trắng khác là Warner OlandSidney Toler. Ngoài ra, ông còn đóng vai Kato trong phim Green Hornet, vai thám tử James Lee Wong trong Phantom of Chinatown (1940) cùng một số vai diễn khác. Nam diễn viên Hàn Quốc Philip Ahn, đã bất chấp lời đe dọa bị giết khi hóa thân thành các nhân vật phản diện người Nhật và tiếp tục có một sự nghiệp vững vàng ở kinh đô điện ảnh thế giới. Thập niên 1930 - 1940, hàng loạt diễn viên châu Á khác tiếp tục nổi lên ở Hollywood là Benson Fong, Victor Sen Yung, Richard Loo (cũng nổi tiếng vì đóng các vai phản diện người Nhật), Lotus Long, Suzanna Kim, Barbara Jean Wong, Fely Franquelli, Chester Gan, Honorable Wu, Kam Tong, Layne Tom Jr., Maurice Liu, Rudy Robles, Teru Shimada, Willie Fung, Toshia Mori...

Làn sóng châu Á mới

Hollywood không bao giờ chậm trong việc tìm kiếm những điều mới lạ. Có thể nói, sắc màu châu Á đã đem lại một hơi thở mới cho điện ảnh thế giới, đang theo đà cuốn vào trong vòng xoáy suy thoái. Các bộ phim châu Á đã có thị trường riêng, có khán giả của riêng mình và đạt thành công về mặt thương mại. Đó là những gì mà Hollywood thèm muốn. Để có được điều đó, nếu không thể thâu tóm thì tiến hành bắt tay hợp tác. Và họ đã chọn cách thứ 2. Đây là một phần lý do vì sao nhiều đạo diễn, diễn viên châu Á đã được Hollywood trải thảm đỏ chào đón với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện thông tin đại chúng có tốc độ lan truyền như vũ bão. Cuộc bổ bộ vào kinh đô điện ảnh thế giới của các diễn viên châu Á từ cách đây 20 – 30 năm đã rất rầm rộ với nhân vật đã trở thành tượng đài của thể loại phim võ thuật là Lý Tiểu Long.

3._L_Tiu_Long_l_vin_ngc_qu_Chu__m_Hollywood_c_c

Lý Tiểu Long là viên ngọc quý châu Á mà Hollywood có được

Người phương Tây, người Mỹ nói chung và Hollywood nói riêng ngỡ ngàng trước những bộ phim võ thuật đặc sắc điện ảnh Hong Kong với những màn đi quyền như đang biểu diễn ảo thuật của Lý Tiểu Long trên màn ảnh. Ông chính là viên ngọc quý đến từ châu Á, đại diện cho một nền điện ảnh mà ban đầu được Hollywood biết đến chỉ đơn giản là “quê hương của những bộ phim hành động xã hội đen”.

5._Ni_tip_L_Tiu_Long_nhng_ngi_sao_v_thut_nh_Thnh_Long_L_Lin_Kit_Lu_Dic_Phi__khng_nh_hnh_nh_ca_mnh__Hollywood

Nối tiếp Lý Tiểu Long những ngôi sao võ thuật như Thành Long, Lý Liên Kiệt, Lưu Diệc Phi đã khẳng định hình ảnh của mình ở Hollywood

Khi người Mỹ rước Lý Tiểu Long về Mỹ, họ cũng chào đón các tài năng khác của châu Á là Thành Long, Châu Nhuận Phát, Lý Liên Kiệt, Dương Tử Quỳnh, Lucy Liu, Chân Tử Đơn... mà cho tới bây giờ những gương mặt này vẫn là những ngôi sao châu Á hạng A ở kinh đô điện ảnh thế giới bên cạnh Ken Watanabe đến từ Nhật Bản, Shohreh Aghdashloo (người Iran), Sandra Oh (Canada gốc Hàn), Freida Pinto (Ấn Độ), Reggie Lee (Philippines)… Như đã nói ở trên, châu Á đang trở thành điểm đến của thế giới, đang dần giành lấy vị trí số 1 trong thế kỷ 21 và đương nhiên kéo theo đó là các công ty sản xuất phim cũng hướng về châu Á.

4._Nhng_o_din_chu__nh_L_An__khng_nh_v_tr_ca_ngi_Chu__ti_Hollywood

Những đạo diễn châu Á như Lý An đã khẳng định vị trí của người châu Á tại Hollywood

Không chỉ chọn phim nổi tiếng của châu Á để làm lại, tôn vinh điện ảnh châu Á trong các Liên hoan phim, giải thưởng điện ảnh do Mỹ và châu Âu tổ chức, Hollywood còn mời đạo diễn châu Á làm phim để đổi vị như Lý An với Brokeback Mountain, Life of Pi, Park Chan Wook với StokerMỗi năm, hành trình châu Á tới Hollywood lại được mở rộng hơn nữa với những cái tên mới gồm cả diễn viên thực lực và ngôi sao thần tượng: Chương Tử Di, Thang Duy, Lee Byung Hun, Daniel Dae Kim, John Cho, Bae Doona, Bi Rain, Jun Ji Hyun, BoA, Choi Si Won… Tuy nhiên, trong một môi trường đầy rẫy sự cạnh tranh và các ngôi sao danh tiếng người Mỹ chính gốc cũng nhiều như nấm mọc sau mưa thì hiển nhiên, diễn viên châu Á phải chấp nhận đối mặt với những thử thách nghiệt ngã.

Thử thách nghiệt ngã

Năm 1933, trong cuộc phỏng vấn với tờ Film Weekly, diễn viên Anna May Wong đã chia sẻ rất chân thực về cảm giác mệt mỏi về “vị trí” và “nhiệm vụ” mà bà phải làm ở Hollywood. Wong cho rằng, dù thế nào đi chăng nữa các nhà sản xuất phim Mỹ vẫn thực sự thích các nhân vật là người Hungary, Mexico, người Mỹ gốc Ấn hơn là các nhân vật người Trung Quốc. Có thể nói, câu chuyện về việc “người châu Á bị bỏ lại ở phía sau” đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu họ đặt chân đến Hollywood và vẫn tiếp tục cho đến tận hôm nay. Nước Mỹ nổi tiếng là thiên đường của tự do và rộng lượng với tất cả mọi người, mọi vật nhưng thực tế thì định kiến chủng tộc vẫn âm ỉ trong suy nghĩ của Hollywood khi mà quy tắc bất di bất dịch “nhân vật chính của bộ phim chỉ có thể do người da trắng hoặc là người Mỹ gốc Phi đảm nhận” đã không thay đổi trong suốt gần 100 năm qua. Chính vì thế Thành Long, Lý Liên Kiệt hay Lee Byung Hun, Bi Rain… rốt cục vẫn chỉ đại diện cho thế lực xấu hoặc là thuộc tuyến nhân vật phụ trong các phim Mỹ. Vì kiêu ngạo hay vì tự tôn dân tộc hay chưa đến lúc?… Dù thế nào đi chăng nữa thì các diễn viên châu Á vẫn cần phải nỗ lực hơn nhiều.

Dường như yếu tố châu Á chỉ là một thứ gia vị gia giảm cho bữa tiệc điện ảnh khi Hollywood thấy rằng thực khách đến nhà hàng bao gồm cả người châu Á nhưng để làm một món ăn mang hương vị Á châu hoàn toàn thì họ không muốn.

Hồng Nhật