Sống:

Hãy mãi là những người tình bí ẩn

(TGĐA) - Và những người tình, xin hãy mãi mãi là một nhân vật bí ẩn, để tấm chân dung của họ được bất tử trong trí tượng của những người mộ điệu.

hay mai la nhung nguoi tinh bi an Thương người mất mát
hay mai la nhung nguoi tinh bi an Hôn nhân hay tự do?
hay mai la nhung nguoi tinh bi an Yêu lại một người
hay mai la nhung nguoi tinh bi an

Hồi còn là sinh viên, tôi có làm gia sư tiếng Việt cho một người nước ngoài. Có bận học viên băn khoăn hỏi: Tiếng Việt có mấy từ giống nhau, tôi chẳng biết dùng thế nào cho đúng, là: người yêu, bồ, bạn trai/bạn gái, nhân tình, người tình. Tôi giải thích cặn kẽ từng từ rồi kết luận rằng nhìn qua thì có vẻ giống nhau nhưng cách dùng trong từng trường hợp lại khác nhau. Riêng từ “người tình” thì tôi phải giải thích bằng… những định nghĩa không có trong từ điển. “Người tình”, ấy là một khái niệm mỹ miều chỉ có trong văn chương, âm nhạc, hội họa. Và không phải trường hợp nào cũng có thể dùng từ “người tình”. Người ta có thể nói “Người tình của tổng thống”, “Người tình của phu nhân Chatterley” (tác phẩm “Lady Chatterley’s lover” của D.H. Lawrence) chứ không ai nói “người tình của bác xe ôm” hay “người tình của cô hàng thịt” cả. Trong tiếng Anh thì tất tật người ta quy vào từ “The lover”. Tác phẩm “L’amant” của Marguerite Duras mà bản tiếng Anh là “The lover” khi được chuyển ngữ sang tiếng Việt, dịch giả lựa chọn từ “Người tình” chứ không phải “Nhân tình” hay “Người yêu”.

Trịnh Công Sơn, “người hát rong” của những bản tình ca lúc sinh thời rất lắm người tình, đến độ những cuốn sách in thư tình của ông đã được bán với giá rất đắt vì nó dày quá. Khi ông ra đi, nhiều người phụ nữ lên tiếng bóng gió nhận mình là bóng hồng cuối cùng của Trịnh Công Sơn. Chuyện thực hư không ai rõ vì chẳng có ảnh chụp hay văn bản gì để chứng minh, nhưng có một số người phụ nữ xuất hiện bằng tên gọi rõ ràng trong nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Bích Khê và Bích Diễm đã để lại dấu ấn trong nhạc phẩm bất hủ “Diễm xưa” và “Biến nhớ”. Chắc cũng như tôi, vẻ đẹp ảo ảnh của Diễm đã được hàng triệu người mộ điệu khác hình dung mơ hồ qua “làn mưa bay trên tầng tháp cổ”. Thế rồi một ngày, ảo ảnh đẹp đẽ xuất hiện qua một cuộc giao lưu ở Huế với nhân vật chính là Diễm xưa, sau 50 năm giấu mặt. Hàng trăm người kéo nhau đến buổi giao lưu để dù chỉ được một lần xem mặt “Diễm xưa”. Báo chí thi nhau đưa tin, chụp ảnh. Tôi nhìn thấy tấm ảnh của “Diễm xưa” trên mạng, là một người đàn bà dù vẫn còn đẹp so với tuổi “thất thập cổ lai hi”, nhưng mà… Sau đó tự nhiên tôi thấy buồn. Cảm giác khó gọi tên. Nó thế nào ấy. Cũng như khi tôi đọc nhiều bài báo về những người đàn bà tự nhận mình là nhân vật người con gái áo đỏ xuất hiện nhiều lần trong những bài thơ tình của Lưu Quang Vũ. Dù sao thì cũng có một người đúng. Nhưng cho dù họ có chứng minh được là mình đúng, cũng như không ai phủ nhận về Diễm thì cuối cùng để làm chi, khi mà điều tệ nhất là họ đã phũ phàng xóa đi hình ảnh thơ mộng, lãng mạn trong trí tưởng tượng của người đời bằng tấm hình trần tục của những bà lão. Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” đầy tiếc nuối, nhưng là những tiếc nuối đẹp đẽ trong lòng người viết nhạc. Và có lẽ mãi mãi trong lòng người nghệ sĩ cũng chỉ lưu lại hình ảnh bất tử của những người tình ở một khoảnh khắc nào đó của thuở thanh xuân.

hay mai la nhung nguoi tinh bi an
Người tình, bản thân từ ấy gợi lên những gì đẹp đẽ, tiếc nuối, ngắn ngủi, day dứt, hư ảo và đương nhiên, cả bí ẩn nữa. Người tình của Tagore, Victoria Ocampo đã tạo cảm hứng cho ông cầm cọ vẽ 2.200 bức tranh và cho ra đời tập thơ Purabi. Người tình bí mật của Picasso, Marie-Thérèse Walter, đã làm người mẫu cho ông trong suốt 8 năm trời và khiến danh họa sáng tạo nên hàng loạt bức tranh theo trường phái nhục cảm.

Tôi còn nhớ một câu chuyện rất ám ảnh. Ấy là hồi tôi mới làm báo, cô bạn thân mới bảo “Cậu có muốn viết bài về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thì tớ dẫn đến. Là ông trẻ tớ đấy”. Tôi rất mừng rỡ vì có cơ hội được gặp một thần tượng mà tôi đã thuộc lòng “Tà áo xanh”, “Thu quyến rũ”, “Gửi gió cho mây ngàn bay” của ông, một người được mệnh danh là “ông hoàng nhạc tình”. Phần nữa, tôi còn mang khá nhiều tò mò về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, công tử Bạc Liêu xứ Bắc, người kế nghiệp của hãng nước mắm Vạn Vân, cũng là người đào hoa bậc nhất Hà Thành. Thời ấy cả nước có hai chiếc Cadillac thì Đoàn Chuẩn có một chiếc, người ta còn đồn rằng chiếc xe của ông phụt khói có mùi hoa bưởi, xe khuất bóng mà khói xe còn thơm từ đầu phố đến cuối phố. Ông đưa người đẹp đi tắm biển Đồ Sơn, người bình thường để xe tít trên bờ còn ông phi thẳng xe xuống sát mép nước cho người đẹp đỡ bẩn chân vì cát và tuyên bố xe chạy đến đâu, bóng xe chiếu đến đâu sẽ trả tiền thuê dù đến đó. Ông cho người mang đến tặng người đẹp mỗi ngày một bông hồng trong suốt 1000 ngày, và đến ngày thứ 1000 thì chủ nhân của những bông hồng mới xuất hiện. Ông cũng là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam chơi đàn ghi ta Hawai. Lại còn nghe đồn (là chuyện đồn đại trước khi tôi ra đời đến vài thập kỷ), nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường đến chơi nhà cô đào xinh đẹp nổi tiếng sống ở phố Chợ Gạo, xe Cadillac quẳng dưới nhà còn chủ xe thì vội vã lên tầng trên với người đẹp. Vội đến mức cửa sổ chẳng kịp đóng, những người trong căn hộ đằng sân sau cứ thế chứng kiến “cảnh nóng” cuồng nhiệt của ngài thiếu gia. May mà thời bấy giờ chưa có Iphone và You Tube.

Cô bạn dẫn tôi đi qua con ngõ nhỏ tối tăm và chật chội, vào một ngôi nhà cũng tối tăm và chật chội. Bàn nước cũng đơn sơ, tường nhà bạc màu treo vài tấm ảnh nhạc sĩ lúc tuổi trung niên. Sau khi chào hỏi người đàn bà cao tuổi có vóc dáng nền nã mà tôi áng chừng là phu nhân nhạc sĩ và giới thiệu mục đích của tôi, cô bạn tôi khoát tay: Ông trẻ tớ đây. Tôi sững sờ nhìn thân hình nhỏ bé bất động trên chiếc giường gỗ u ám treo tấm ri đô cũ kỹ. Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, con người hào hoa và quyền lực một thời giờ đang nằm thở ô xi trên giường bệnh. Tôi quay sang người dẫn đường thì thào “Thế này thì phỏng vấn gì hả trời?”. Cô bạn tôi, người chẳng thấu hiểu tí gì về công tác báo chí nhìn tôi ngơ ngác “Thì cậu hỏi bà trẻ về chuyện tình yêu của bà với ông trẻ thời xưa”. Bà Xuyên, người vợ quen chịu đựng của ông nhạc sĩ đa tình cười hiền lành và ngượng nghịu “Thôi cháu cứ hỏi chuyện sáng tác của ông thôi chứ nói chuyện tình yêu ngại lắm”…

Người nhạc sĩ của mùa thu trút hơi thở vào một ngày cuối thu năm 2001, sau khi tôi đến thăm ngôi nhà của ông ít lâu. Câu nói cuối cùng của người nghệ sĩ, không phải dặn dò về thừa kế và tài sản, mà chỉ đau đáu một nỗi đau “Rồi những người tình sẽ ra đi. Rồi nhạc sĩ sẽ ra đi. Chỉ còn tác phẩm ở lại".

hay mai la nhung nguoi tinh bi an

Những lúc nghe nhạc phẩm “Tà áo xanh”, tôi lại cố gắng hình dung ra khuôn mặt kỳ ảo vang bóng một thời của người tình bí mật của nhạc sĩ, mừng lòng vì trên mạng không có bất kỳ một tấm ảnh nào dù là thời trẻ của bà. Đúng vậy, hãy để những tác phẩm còn ở lại. Và những người tình, xin hãy mãi mãi là một nhân vật bí ẩn, để tấm chân dung của họ được bất tử trong trí tượng của những người mộ điệu.

hay mai la nhung nguoi tinh bi an Tự tin là cái đẹp
hay mai la nhung nguoi tinh bi an Đánh mất cảm xúc
hay mai la nhung nguoi tinh bi an Tiếc chi một nụ cười
hay mai la nhung nguoi tinh bi an Đàn bà cần gì
hay mai la nhung nguoi tinh bi an Không bao giờ ngừng yêu

Di Li