Hoạt hình Việt Nam: Thiếu sự phi lý

Ngược lại, phim của ta vẫn như cũ, hơn nữa lại bỏ qua những yếu tố phi lý có thể chấp nhận được ở thể loại phim hoạt hình”. ông Lê Ngọc Minh, Cục phó Cục Điện ảnh, nhận xét trong hội nghị tổng kết năm 2008 của Hãng phim hoạt hình Việt Nam.

Thế giới đã có bước chuyển biến mạnh về phim hoạt hình, thậm chí Nhật Bản còn chuyển từ làm phim nhựa sang sản xuất loại phim này và đạt doanh thu cao.


4.jpg
Cảnh phim Giấc mơ của ếch xanh

Ông Minh lấy ví dụ, bộ phim nổi tiếng Tom và Jerry có rất nhiều cảnh phi thực tế như chuột đánh mèo phẳng lì như tờ giấy rồi lại trở về hình hài cũ khiến người xem rất thích thú. Yếu tố phi lý chính là ưu thế của phim hoạt hình, tiếc là chúng đã không được ứng dụng đến nơi đến chốn, trong khi những thể loại khác có muốn cũng không thể.

“Phim của chúng ta có quá ít yếu tố giả tưởng, chưa chú trọng đến tính giải trí, trong khi đó thoại nhiều đến mức khó chịu mà trình độ lồng tiếng lại kém” - ông Minh bổ sung. Thoại dài là căn bệnh của hầu hết phim VN, song một phim hoạt hình dài 10 phút mà có đến 6 phút thoại thì thực sự “khó nuốt”. Bên cạnh đó, hoạt hình VN thiếu tiếng cười sảng khoái mang tính suy ngẫm, tác giả chưa chăm chút vào những chi tiết nghệ thuật.

Chia sẻ nguyên nhân khiến phim hoạt hình khó nâng cao chất lượng, ông Nguyễn Nhân Lập, Phó Giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam, cho biết sở dĩ mỗi năm hãng sản xuất từ 8 đến 10 phim nhưng không có tác phẩm nào gây ấn tượng mạnh là do nguồn kịch bản quá nghèo nàn. Theo ông Lập, hiện hãng đã trang bị những máy móc thiết bị khá tốt, các họa sĩ giỏi cũng luôn sẵn sàng song lại thiếu những câu chuyện hay. “Kịch bản là điều chúng tôi khao khát nhất và thực sự là chưa bao giờ có được nguồn tài nguyên dồi dào về nó” - ông Lập nói.

Về việc này, nhà biên kịch kiêm Cục phó Cục Điện ảnh Lê Ngọc Minh khuyên các tác giả nên khai thác đề tài cổ tích, đưa nó vào hơi thở thời cuộc, đồng thời chú trọng làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. Đây là một trong những mảng đề tài hút khách song chưa được tận dụng triệt để.

Ông Minh cũng tiết lộ, trong năm 2009, cục sẽ mở những trại sáng tác tập trung chiều sâu (chứ không nặng tính hình thức như nhiều lần trước), bên cạnh việc tổ chức các lớp học ngắn ngày cho các tác giả tâm huyết với thể loại phim đặc biệt này. “Có lẽ kinh phí làm phim hoạt hình không cao nên các tác giả thường viết một cách rón rén, không dám sáng tác những cảnh hoành tráng, hút hồn” - ông Minh kết luận. Song, theo ông, không nên vì nghèo mà ngần ngại mở rộng chân trời sáng tác.

Tuy nhiên, nhà văn Phong Thu, người có thâm niên 41 năm viết kịch bản phim hoạt hình, bộc bạch nhiều khi ông không hề biết kịch bản của mình được dựng thành phim, chỉ đến khi xem phim mới biết ai là đạo diễn. “Để nhà biên kịch ngồi im trong suốt quá trình dựng phim quả là điều lãng phí” - lão nhà văn đưa ý kiến.

Theo Người lao động