Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Phim tài liệu Điện Biên Phủ của ANTV

(TGĐA) - Trong cuộc hành quân vệ quốc vĩ đại, trên những con đường tiến vào cứ điểm Điện Biên Phủ được dựng lên bằng xương máu của cả dân tộc có sự góp mặt của lực lượng công an nhân dân Việt Nam. Họ cùng với hàng ngàn người con anh dũng khác của nhân dân đã vượt qua khó khăn, gian khổ và sự tàn ác của bom đạn từ phía quân thù để giữ vững một tinh thần lạc quan, tự hào được tham dự trận chiến quyết định: Chiến dịch Biên Biên Phủ. 3 tập phim tài liệu Điện Biên Phủ gồm: Toàn Quốc kháng chiến, Con đường máu, Tiếng Sấm Điện Biên và bộ phim Công an nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ được ANTV sản xuất và lên sóng đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ như một sự tri ân những người con của dân tộc trong lịch sử vệ quốc vĩ đại, và qua đó góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay.

on_lm_phim_in_Bin_Ph_ca_truyn_hnh_ANTV_ti_Mng_Phng

Đoàn làm phim Điện Biên Phủ của truyền hình ANTV tại Mường Phăng

Loạt phim tài liệu về Điên Biên Phủ của đạo diễn Lê Duy Nghĩa là sự xen kẽ giữa mới và cũ, giữa nhân chứng và tư liệu, giữa quá khứ và hiện tại tạo nên 1 câu chuyện vừa dung dị và chân thực, vừa tâm sự, chia sẻ qua đó thể hiện cái nhìn khách quan của cả người ngoài cuộc và trong cuộc, từ đó giúp người xem dễ dàng cảm nhận câu chuyện lịch sử, cảm nhận không khí, sức nặng chiến tranh dù đã lùi xa hơn nửa thế kỷ nhưng sự khốc liệt của nó vẫn rõ nét trong từng khuôn hình được chắt lọc và chứa đựng những hàm ý sâu sắc. Trên tinh thần đó, tuy khai thác mảng đề tài Điện Biên Phủ, nhưng các bộ phim của truyền hình ANTV không đi theo lối mòn là kể lại sự kiện chiến dịch mà tiếp cận góc nhìn mới. Đó chính là sự nhân văn cao cả trong cái khốc liệt, bi tráng, trong tầm vóc lớn lao của chiến dịch Điện Biên Phủ…

Theo đó, bộ phim sẽ tái hiện toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ với những hình ảnh như con đường chở gạo, con đường kéo pháo, cảnh núi rừng Tây bắc và những khuôn mặt người lính đầy sự lạc quan tin tưởng vào một ngày chiến thắng không xa. Có thể nói, bộ phim còn được thực hiện với một tình cảm trân trọng, kính phục của những người làm phim mà nói như đạo diễn Lê Duy Nghĩa là “với sự rung cảm lớn về Điện Biên Phủ, bằng tất cả những gì cảm nhận được về Điện Biên Phủ về những người lính thế hệ cha ông, về những tướng lĩnh tài ba của chúng ta mà cả thế giới phải ca ngợi, ngoài ra còn có sự hiện diện về những người lính năm xưa trở về thành thương binh, thành bệnh binh và chưa tìm được nhiều may mắn trong cuộc đời…” Ngoài ra, cũng theo thông tin của đạo diễn phim thì: Nhân chứng của sự kiện Điện Biên Phủ hiện nay còn rất nhiều, nhưng tìm gặp được những người có thể nói về những câu chuyện mới được kể lần đầu thì không phải dễ. Ví dụ: Tướng Lê Nam Phong – 1 trong những vị tướng đánh đồi độc lập hay tướng Bùi Đức Tùng – ông kéo pháo ra như thế nào và sử dụng hỏa tiễn trong trận Điên Biên Phủ ra sao thì chỉ có những vị tướng đó họ mới có thể miêu tả rõ nét về những vấn đề đó…

Ghi_hnh_ti_ngha_trang_i_A1

Ghi hình tại nghĩa trang đồi A1

Phim cũng đề cập đến vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Thông qua những tư liệu chiến tranh quý giá có được của Pháp, Mỹ và các đồng nghiệp trong nước cùng các tư liệu, nhân chứng khai thác được, ekip thực hiện đã chạm đến tận cùng sự thật lịch sử, qua đó khắc họa những gian lao mà anh dũng của người chiến sỹ công an trong cuộc chiến lịch sử của cả dân tộc.

Trích phỏng vấn Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp: đánh giá về vai trò của công an nhân dân trong chiến dịch Điên Biên Phủ. Được biết, trong quá trình làm phim có những lúc đoàn phải quay rất kỳ công như cảnh buổi chiều tại Nghĩa trang đồi A1 phải thực hiện tới hơn 10 lần để khắc họa được biểu cảm của những người chiến sỹ công an khi họ thắp nén hương cho những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh.

Ghi_hnh_trn_ng_ln_o_Pha_in

Ghi hình trên đường lên đèo Pha Đin

Thông điệp lớn và xuyên suốt trong loạt phim mà truyền hình CAND muốn chuyển tới người xem là để kết thúc chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương, hàng triệu, hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống thành những viên gạch làm nên con đường lịch sử 9 năm Điên Biên Phủ. Phim được quay lại Hà Nội, Điên Biên, Sơn La và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên… với sự tham gia của các nhà sử học, tướng lĩnh, những nhân chứng đã trực tiếp chiến đấu tại Thủ đô Hà Nội và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Cố Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo; Cố Đại tá Hoàng Phương – Nguyên cán bộ chiến dịch; Thượng tướng Nguyễn Văn Được - Nguyên UVTƯĐ, AHLLVT, Thứ trưởng BQP, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam; Thượng tướng Nguyễn Thế Trị - Nguyên UVTƯĐ, Giám đốc Học viện Quốc phòng; Trung tướng Phạm Hồng Cư – Nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN; Trung tướng Phùng Khắc Đăng – PCT Hội cựu Chiến binh Việt Nam; Trung tướng Lê Hữu Đức – Nguyên Cục trưởng Cục tác chiến; Trung tướng Lê Nam Phong – Nguyên Đại đội trưởng đánh đồi A1…

Điện Biên Phủ

Kịch bản và Đạo diễn: Lê Duy Nghĩa

Trợ lý đạo diễn: Minh Dũng

Quay phim: Duy Nghĩa – Tuấn Ngọc – Đặng Dũng

Kỹ thuật hậu kỳ: Trần Đăng Tiến

P.V