Làm phim ký sự: Góc nhìn người làm nghề

(TGĐA) - Phim ký sự có phần lõi cơ bản giống như phim tài liệu, đó là tầm nhìn, bản lĩnh, sự tự tin, lượng và chất của thông tin được sử dụng, năng lực tư duy phải có tầm, phải có tâm hồn bay bổng lãng mạn, phải có cái nhìn sâu và sắc mọi sự vật, luận giải phải sắc bén, logic, chí lý và phải có văn phong già dặn, lôi cuốn...


Doan_lam_phim_tai_thuong_nguon_21

Biên kịch Nguyễn Hồ:

Định hướng cho việc hình thành ý tưởng phải nghĩ ngay đến tính khả thi khi làm phim. Ví dụ như ở phim Mê kông ký sự, nếu vào thời điểm đó mà đoàn chuyên khai thác về môi trường, thiên nhiên, chắc chắn bộ phim sẽ không có tiếng vang. Đoàn đã rất tinh tế, tỉnh táo để chọn khía cạnh nhân văn- đó là văn hóa, con người trên dòng sông. Thiên nhiên chỉ là bối cảnh. Làm được điều này ngoài sự phối hợp nhịp nhàng, luôn đồng nhất trong quan điểm sáng tác giữa các thành phần trong đoàn làm phim thì quan trọng nhất là vị trí hàng đầu là bản lĩnh của người cầm quân. Ví dụ như NSND Phạm Khắc trong Mê Kông ký sự. Ngoài cảm thụ nghệ thuật tốt, nắm bắt rất kịp thời thì quan trọng là ông hiểu rõ thế mạnh của mỗi thành viên như quay phim Dư Kim Hoàng có nhiều sáng tạo, luôn khám phá, tạo hình giỏi, dựng phim ẩn chứa nhiều ý tưởng, ngôn ngữ điện ảnh, một nhà biên kịch kiêm viết lời bình Trần Đức Tuấn nhiều kinh nghiệm, am tường nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa, lời bình chau chuốt, sinh động và luôn hấp dẫn….

Nha_bien_kich_Nguyn_H_v_c_o_din_NSND_Phm_Khc_trn_ng_lm_phim

Nhà biên kịch Nguyễn Hồ và cố đạo diễn NSND Phạm Khắc trên đường làm phim

Ngoài ra, muốn làm phim ký sự hay, tất yếu phải có tiền mới giúp cho mình đi đến nơi cần đến, tìm gặp người cần gặp và tìm sự kiện mình cần… Hiện phim ký sự đang dừng lại ở mức “cưỡi ngựa xem hoa”, đa số do kinh phí tài trợ của ngành du lịch, nên rất bị lệ thuộc. Rất cần chủ động về kinh phí, ngoài nội dung nghệ thuật của phim.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng :

Làm thế nào để có được phim ký sự hay? Với tôi, muốn phim hay thì lượng thông tin trong phim phải nhiều, làm sao cho người xem luôn kinh ngạc vì có những điều tưởng rằng họ đã biết rồi nhưng thực ra thì biết rất mơ hồ, người viết lời bình sẽ giúp họ nhận biết tốt hơn, tránh dạy đời, tránh dùng từ ngữ đao to búa lớn.

Dao_dien_Nguyen_Hoang_va_quay_phim_Duc_Long_tre_song_Ca_Ln_-_C_Mau

ĐD Nguyễn Hoàng và quay phim Đức Long trên sông Cửa Lớn - Cà Mau

Ngoài thông tin và cảm xúc, còn một điều cực kỳ quan trọng nữa là hình ảnh trong phim phải đẹp, có chất tài liệu, chân thật, chắt lọc, dùng đúng liều lượng, phải biết quý trọng thời gian của người xem. Nói tóm lại, theo tôi một phim ký sự hay, có giá trị là phim đã giúp được gì cho người xem về lượng thông tin, về cảm xúc mà những người làm phim truyền đến cho họ. Sự kết hợp hài hòa giữa nhà biên kịch, đạo diễn , quay phim, lời bình càng tốt đẹp thì phim càng có giá trị. Nếu như người làm phim mỗi khi xem lại phim mình làm mà còn hào hứng, còn muốn xem thì khán giả cũng sẽ thích xem và đồng cảm với mình.

Biên kịch Trần Đức Tuấn:

Bin_kch_c_Tun_lm_phim_K_s_ha_xa


Phim ký sự có phần lõi cơ bản giống như phim tài liệu, đó là tầm nhìn, bản lĩnh, sự tự tin, lượng và chất của thông tin được sử dụng, năng lực tư duy phải có tầm, phải có tâm hồn bay bổng lãng mạn, phải có cái nhìn sâu và sắc mọi sự vật, luận giải phải sắc bén, logic, chí lý và phải có văn phong già dặn, lôi cuốn. Sự già dặn của văn phong phải xuất phát từ chất lượng của tư duy và nét duyên của khẩu ngữ. Đó là khái niệm không dễ giải thích, nhưng không khó để cảm nhận. Trong lĩnh vực này, thông thường ai có thói quen tư duy logíc dễ thành công hơn những người hay tư duy kinh nghiệm. Ngoài ra sự già dặn của văn phong còn rất kỵ những ấu trĩ sau đây: Lối văn học trò thích triết lý vụn thích mơ mộng xa đề, xa thực tế; Thường bình luận quá nhiều mà ít chú ý tới thông tin; Sính dùng từ ngữ thời thượng, phong trào; Đại ngôn là quá lời cả khen và chê (Kinh nghiệm cho thấy nếu ta chỉ nói 80 % sự thật thì tác dụng và hiệu quả lớn gấp đôi 100%); Văn vẻ cầu kỳ, cao xa, viển vông, khoe kiến thức, hay luận giải mà mất đi yếu tố giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Cần hiểu rằng sự bình dân, bác học và hóm hỉnh bao giờ cũng là đỉnh cao mà ta luôn luôn muốn hướng tới.

la_m_ky_s__pha_i__n_tn_n_i._Anh___y_xe_qua_sui_1

Ngoài những yếu tố cơ bản giống với phim tài liệu, cần chú ý tới một số đặc điểm của phim Ký sự như sau để triển khai cho dễ dàng và thuận lợi, đó là:

  1. Chất đường dài vốn có của thể loại ký sự. Về phương diện văn viết, đây là thể loại tương đối dễ thực hiện, dễ đạt tới độ hấp dẫn cao vì luôn có yếu tố mới lạ, yếu tố kịch tính. Khi làm một phim ký sự những yếu tố trên lại càng dễ phát huy tác dụng hóa. Đã là đường dài thì ít nhiều phải phảng phất hoàn cảnh và tâm trạng lữ khách, chất từng trải , phong trần, thậm chí đôi chút giang hồ v..v.. để tìm sự tâm đắc, chia sẻ của khán giả.
  1. Ký sự bao giờ cũng là hiện tại nhưng nó luôn mở hướng về thời gian để cho hồi ký và tùy bút chen vào.Đó là phương tiện tuyệt vời để nói về sự đời, về nhân tình thế thái, về số phận, về những quy luật bất biến trên đời khiến ta phải suy nghĩ nao lòng. Vấn đề ở đây là liều lượng, là không lạm dụng, không sa đà. Đây chính là chất men khiến lòng người say đắm, nhưng phải để họ thòm thèm, tiếc nuối, không được no nê.

canh20quay20co__t20mo__c2010820ta_i20Cao20Ba__ng20phim20Ky_20su__20HTTCB1

  1. Có thể và cần mở rộng phạm vi về chủ đề, về nội dung ở một mức độ hợp lý. Ví dụ như phim về dòng sông Mê Kông ta có thể có 4 đường dây vừa song song, vừa xen kẽ, đó là: Bản thân dòng chảy của Mê Kông từ đầu nguồn đến cuối nguồn; Hệ thống các dòng chảy, các chi lưu của nó; Lưu vực của dòng chính và của cả hệ thống; Hành trình của đoàn phim, kể cả những đoạn đi vòng xa hàng ngàn cây số để tìm đến mục tiêu. Tất cả 4 yếu tố trên cộng lại để hình thành câu chuyện khám phá, tìm kiếm, phiêu lưu, mạo hiểm, đầy kịch tính của những chuyến đi. Sự hấp dẫn ở đây là câu chuyện chưa thể kết thúc, chừng nào bước chân của đoàn làm phim chưa dừng lại.Thông thường với một bộ phim ký sự, nhất là loại nhiều tập, người ta có thể dễ dàng tăng hàm lượng trí tuệ, văn học, tư tưởng tới một tầm cao nhất định. Những áng thơ bất hủ, nếu biết sử dụng hợp lý sẽ rất đắc dụng, dễ làm xao xuyến lòng người. Ví dụ phim Mê Kông phần trên đất Trung Hoa có sử dụng một số kiệt tác Đường thi rất phù hợp.
  1. Cần khuyến khích mọi sáng tạo nhưng phải nhuần nhuyễn, tránh gượng ép để tránh sự sống sượng, nhố nhăng. Tuyệt đối tránh sự vô duyên. Cần một cách đọc lời bình giản dị, có sức thuyết phục, tự nhiên, không “diễn”, không cường điệu, cần sự trong sáng, dễ hiểu, có thiện cảm.
  1. Cuối cùng là yếu tố hình ảnh và âm nhạc: Hãy tận dụng và cố săn tìm những hình ảnh đẹp, hùng vĩ, thơ mộng, lạ lùng, giàu cảm xúc kể cả thiên nhiên và văn hóa. Đặc biệt hình ảnh thiên nhiên đẹp như sơn thủy, bình minh, chiều tà, huyền bí có thể được sử dụng để tạo nên những khoảng lặng lắng đọng trong phim rất hợp với những lời bình sâu sắc. Nhạc nền cần độc đáo, có giai điệu quyến rũ. Nên tìm nhạc sẵn có vì sáng tác mới khó có thể hay.

NSƯT, đạo diễn Lý Quang Trung:

Thông thường, sự hấp dẫn của phim ký sự dựa trên hai yếu tố: Thông tin, hình thức thể hiện.

Thông tin phải mới, hình thức thể hiện phải lạ. Mới, lạ cũng là hai yếu tố người xem cần khi xem phim ký sự. Đối tượng người xem phim ký sự rất đa dạng, bao gồm những người thích du lịch qua màn ảnh nhỏ, những người thích khám phá, những người nghiên cứu lịch sử, văn hoá, xã hội. Ở họ mỗi người có nhu cầu riêng, có những người thích danh lam thắng cảnh đẹp ở trong nước và nước ngoài, có những người thích xem những hình ảnh về thiên nhiên, môi trường, thế giới động vật hoang dã, nghiên cứu các sắc thái văn hoá dân tộc, cộng đồng cư dân và xã hội của nó...

Xét ở góc độ chuyên môn thì để có được bộ phim ký sự hay, hấp dẫn, trước hết là chọn đề tài gần với nhu cầu người xem, gần gũi cuộc sống, xã hội, tập quán văn hoá cư dân. Ngoài chọn lựa đề tài cần có sự tham gia và phối hợp tốt từ các thành phần làm phim như biên kịch, quay phim, đạo diễn, người viết lời bình, MC, cho đến ekip kỹ thuật dựng phim, âm thanh nhưng vai trò quan trọng nhất là người đạo diễn. Bộ phim hay, hấp dẫn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của người đạo diễn, trên cơ sở sự cảm thụ nghệ thuật, từ góc nhìn,sự quan sát tinh tường, cảm xúc của mình trong hành trình, cùng với sự sắp xếp (Montage) khéo léo, mạch lạc những hình ảnh nhân vật, bối cảnh, sự kiện chân thực nhất trên cơ sở tư liệu, hình ảnh người quay phim đã thu hình được. Lời bình phim phải có hàm lượng thông tin cao, giàu chất văn học, tạo sự truyền cảm mạnh nhất đến khán giả-điều đó cũng có nghĩa là người viết lời bình phải có trình độ, vốn sống, am tường mọi lĩnh vực. Hơn nữa cấu trúc của bộ phim ký sự không phải sắp xếp tuân thủ theo quy trình một cách lần lượt các sự kiện, các vấn đề được trình bày theo một trình tự nhất định như phóng sự, mà nó được cấu trúc theo dòng suy nghĩ, sự liên tưởng, cảm xúc của tác giả làm phim. Sự kết hợp đồng điệu giữa quay phim và đạo diễn ngay tại hiện trường cùng với sự thăng hoa của người viết lời bình ký sự sẽ tạo được hiểu quả.

Một điều kiện khác đó là cần có sự đầu tư kinh phí một cách thích đáng, hợp lý. Kinh phí ít dẫn đến hạn chế đề tài; kinh phí ít bó hẹp không gian sáng tác; kinh phí ít dẫn đến làm phim hời hợt, cẩu thả, cưỡi ngựa xem hoa…Phim Mêkong ký sự 92 tập mỗi tập 20 phút, được đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đầu tư 300.000 USD và 150 triệu đồng Việt Nam (thời điểm 2000 – 2006), kinh phí từ nguồn tài trợ và kinh phí của đài. Trong quá trình thực hiện bộ phim này đã có lúc tưởng chừng bộ phim phải bỏ dở do thiếu kinh phí. Bộ phim thực hiện kéo dài trong thời gian gần 6 năm, qua 6 quốc gia Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Được phát sóng những tập đầu tiên vào năm 2003, đến nay vẫn được nhiều người đón xem khi nó được phát sóng lại.

Hồng Liên