Một số xu hướng đào tạo điện ảnh ở Mỹ hiện nay

(TGĐA) - Mới đây, trong khuôn khổ Moscow Business Square của Liên hoan phim quốc tế Moskva, đã diễn ra hội nghị bàn tròn “Hệ thống đào tạo điện ảnh Mỹ, khả năng và việc áp dụng các nguyên tắc của nó ở nước Nga”.

Cc_sinh_vin_M_thc_hnh_lm_phim

Các sinh viên Mỹ thực hành làm phim

Tham gia thảo luận gồm: ông Grigory Ivliev, thứ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga, bà Elizabeth Daily, chủ nhiệm khoa điện ảnh Đại học Nam California (USC School of Cinematic Arts), ông James Hindman, hiệu phó thứ nhất Trường đại học nghệ thuật điện ảnh ở Akaba, Iordania (Red Sea Institute of Cinematic Arts), bà Svetlana Efremova, chủ nhiệm khoa kịch Đại học California (California State University), bà Anna Krutova, phó giám đốc hãng phim STV, cố vấn Ban chấp hành Hội điện ảnh và truyền hình, Dan Macler, phụ trách chi nhánh New York Film Academy ở Los-Angeles.

Nhìn chung, có thể xác định các xu hướng đào tạo điện ảnh Mỹ sau đây.

1. Ảnh hưởng mạnh mẽ của các công nghệ mới tới quá trình đào tạo

2. Sự phổ cập của các khóa đào tạo ngắn hạn và đào tạo từ xa

3. Nhấn mạnh đào tạo thực tiễn

movies_class

Đào tạo điện ảnh Mỹ coi nhẹ tính hàn lâm, mà chú trọng các công nghệ mới và tiềm năng mà chúng mở ra cho các hãng phim. Do đó, đặc điểm của việc giảng dạy trong các trường điện ảnh Mỹ thay đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, những thay đổi này đa dạng và có những ưu lẫn nhược điểm của mình.

Ưu điểm

Nhược điểm

Thiết bị công nghệ cao trở nên vừa sức (cả về mặt tài chính lẫn thực tế).

Sự quan tâm ngày càng tăng tới các công nghệ mới trong sản xuất điện ảnh khiến cho các môn học cơ bản được dành rất ít thời gian.

Giá sản xuất phim giảm, cho phép sinh viên dành nhiều thời gian cho các giờ thực hành. Ngoài ra, chất lượng của các tác phẩm của sinh viên thường xuyên được nâng cao xét trên quan điểm kỹ thuật.

Sự cần thiết thường xuyên hoàn thiện cơ sở sản xuất bắt buộc các trường điện ảnh tăng học phí.

Mặc dù nhiều trường điện ảnh rất quan tâm tới các môn chuyên ngành hẹp liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của công nghệ sản xuất phim, một số trường vẫn như xưa áp dụng phương pháp cổ điển, tổng hợp trong đào tạo. Các giảng viên hiểu rằng bất chấp tất cả những phương tiện kỹ thuật mới, khán giả vẫn như xưa muốn xem một câu chuyện hay trên màn ảnh.

Một xu hướng khác là sự phát triển của đào tạo trực tuyến. Chỉ trong 10 năm gần đây, số lượng sinh viên tốt nghiệp các khóa đào tạo trực tuyến đã tăng lên ba lần. Các nhà phân tích dự báo rằng các trường điện ảnh trong tương lai sẽ kết hợp đào tạo truyền thống với đào tạo từ xa. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những ưu và nhược điểm của nó.

Ưu điểm

Nhược điểm

Tạo điều kiện học tập cho cư dân ở những khu vực bên ngoài các đô thị lớn.

Không có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm thực tế thích hợp.

Giảm học phí.

Đánh mất sự giao tiếp với giảng viên.

Phản ứng linh hoạt với những thay đổi trong sản xuất công nghiệp.

Thật vậy, giảng viên các trường đại học cổ điển thường tỏ ra khá hoài nghi về đào tạo trực tuyến và các chương trình ngắn hạn. Việc dạy về cách sống trong tập thể không kém phần quan trọng so với dạy kiến thức. Chẳng hạn, James Hindman nhận xét rằng ưu điểm chính của các trường điện ảnh truyền thống là trong thời gian học tập sinh viên trở thành một bộ phận của cộng đồng điện ảnh: “Các bạn cùng lớp của bạn là các đồng nghiệp tương lai của bạn”.

Tuy nhiên, bà Elizabeth Daily, trưởng khoa điện ảnh của Đại học Nam California (USC School of Cinematic) nhận thấy một ưu điểm rõ ràng của các chương trình ngắn hạn. Nhờ các khóa đào tạo đó mà bạn có thể biết được mình có phù hợp với một nghề nào đó không, hơn nữa trong trường hợp này sinh viên trả học phí theo tháng, chứ không phải theo năm.

Dan Macler, phụ trách chi nhánh New York Film Academy ở Los-Angeles, nhất trí với các đồng nghiệp rằng đào tạo cơ bản là cần thiết, tuy nhiên, theo ông, các khóa đào tạo ngắn hạn là một phương thức tốt để đuổi kịp sự phát triển của công nghệ: “Các chương trình ngắn hạn cho phép trở nên rất cơ động và nhanh chóng đáp ứng các vấn đề của thời đại được đặt ra”.

Logo_ca_hng_Universal

Cần lưu ý rằng nhiều khóa đào tạo trực tuyến và các chương trình ngắn hạn trở thành chất xúc tác cho sự phát triển các trường điện ảnh cổ điển. Vì các khóa đào tạo trực tuyến giá rẻ hơn nhiều, còn bản thân quá trình dạy học lại tiện lợi hơn đối với sinh viên, nên các trường điện ảnh truyền thống buộc phải tìm kiếm các phương thức mới thu hút sinh viên. Như vậy, một cách gián tiếp nhờ sự phát triển của đào tạo trực tuyến và các khóa ngắn hạn mà đào tạo truyền thống trong điện ảnh thay đổi và hoàn thiện.

Những thay đổi như vậy để lại dấu ấn lên chính đội ngũ sinh viên.

Mặt khác, nhờ sự phát triển của công nghệ mới và khả năng tiếp cận thiết bị hiện đại mà những người vào học trường điện ảnh thường đã có thực tế làm phim nhiều năm, mặc dù ở trình độ nghiệp dư. Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với người thầy không phải là giảng dạy, mà là giảng dạy lại cho sinh viên. Sự xuất hiện nhiều trường điện ảnh cũng có ảnh hưởng của mình – sẵn có nhiều sự lựa chọn, sinh viên trở nên nghiêm túc hơn và có thái độ cẩn thận hơn không chỉ trong việc chọn trường mà cả môn học.

Sinh viên trở nên tự tôn hơn, họ lựa chọn trường nào xứng đáng hơn và có thể giúp họ phát triển tốt con đường sự nghiệp trong tương lai.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp các trường điện ảnh Mỹ năm 2010

Làm việc

Tham gia

chương trình đào

tạo khác

Vừa làm vừa học

Thất nghiệp

Khác

59%

9,3%

6%

15,5%

10,2%

Loại hình công việc, %

Nghệ thuật,

thiết kế, văn hóa

Khu vực thương mại và quản lý

Tiếp thị, bán hàng, quảng cáo

Doanh nghiệp, tài chính

Khác

Bán lẻ

Thủ quỹ, thư ký, nhân viên văn phòng

Khác

12,5

7

4

2,9

1,9

34

15,3

20,1

Công việc trong khu vực nghệ thuật, thiết kế, văn hóa, %

Đạo diễn, nhà sản xuất

Biên tập

cán bộ đài truyền hình, phát thanh

Quay phim

Nhiếp ảnh

Tác giả

Nhà báo

Khác

16,8

14,4

11,2

9,6

8,8

8

7,2

20

Trần Hậu (Theo Cinemotion.ru)