Ngắm lại bức tranh điện ảnh hào hùng thời kháng Mỹ

(TGĐA) - Sau hiệp định Genève năm 1954, cuộc chiến chống thực dân Pháp chấm dứt, hòa bình lập lại trên đất nước ta. Giang sơn im tiếng súng trong trạng thái chia cắt hai miền Nam – Bắc, vời vợi những 20 năm sau đó. Từ đây, nền điện ảnh dân tộc ở miền Bắc bước sang một nhịp cầu phát triển mới. Các cơ sở hoạt động điện ảnh quan trọng lần lượt ra đời, trong đó có Xưởng phim Thời sự, Tài liệu trung ương (1956), Xưởng phim truyện Việt nam (1956), Xưởng phim hoạt họa và búp bê Việt nam (1959). Hàng loạt các loại tác phẩm được chế tác trong bầu không khí tràn đầy hào hứng và nóng hổi nhiệt huyết. Đội ngũ những người làm phim Việt nam được đào tạo, bổ sung đông đảo, trưởng thành nhanh chóng và qua tôi luyện thực tiễn; in dấu chân hành nghề qua khắp các nẻo đường đất nước, phục vụ đắc lực và hiệu quả công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, cũng như cho sự nghiệp đấu tranh máu xương giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.


Ly_Huynh_trong_phim_Vung_gio_xoay

Lý Huỳnh trong phim Vùng gió xoáy

Năm 1964, quân đội Mỹ mở rộng phạm vi và cường độ chiến tranh ra miền Bắc, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt bằng đủ loại máy bay. Đất nước quay trở lại cuộc chiến trong một tâm thế hào hùng mới. Những người làm phim Việt nam: tài liệu, truyện, cũng như hoạt hình – với ý thức đầy đủ về trọng trách tiên phong của mình, đã xông vào cuộc chiến bằng hàng loạt tác phẩm có sức công phá mạnh mẽ.

Từ 1965 đến 1975 – thời kỳ chống Mỹ cứu nước ròng rã 10 năm, là giai đoạn PHIM TÀI LIỆU – THỜI SỰ lập công lớn, phát triển rực rỡ, oanh liệt nhất. Mặc cho khó khăn, thiếu thốn trăm bề, những thước phim Tài liệu – Thời sự nóng hổi hơi thở thường ngày của cuộc sống sôi động luôn đều đặn ra đời, đem đến cho công chúng trong nước cũng như quốc tế những thông tin kịp thời, phong phú và đa dạng. Hình ảnh con người và sự kiện nổi bật trong cuộc sống chiến đấu cũng như trong sản xuất, được phản ánh sinh động với góc nhìn toàn cảnh của đời sống muôn mặt. Đề tài chiến đấu luôn song hành cùng đề tài xây dựng cuộc sống mới,được khoan sâu vào hoàn cảnh, số phận của những tấm gương cá thể cũng như tập thể. Nhiều tác phẩm Tài liệu – Thời sự vươn tới độ hài hòa giữa sáng tác với phản ánh hiện thực, ghi chép sáng tạo hiện thực đời sống, trở thành chứng nhân lịch sử sắc sảo một thời kỳ đặc biệt sôi động của đất nước.

Ngay trong năm đầu tiên của cuộc chiến- năm 1965, ngành phim Tài liệu – Thời sự đã đưa lên màn ảnh hàng loạt tác phẩm, trong đó có: Đòn trừng phạt đích đáng, Hãy chặn tay bọn giết người, Mỹ nhất định thua, ta nhất định thắng, Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Hòa Lan cất cánh, Trận Gò Quao, Vài hình ảnh về Ba Tri… với cả đề tài chiến tranh lẫn đề tài sản xuất. Bình diện mô tả được phát triển cả chiều rộng của không gian sự kiện lẫn chiều sâu của bản chất sự kiện; đem đến cho tác phẩm cùng lúc giá trị nghệ thuật thể hiện và giá trị chân thực hiện thực. Từ hàng loạt sự kiện cụ thể, chi tiết, riêng lẻ; nhiều tác giả đã khái quát thành hiện tượng có hệ thống, xây dựng nên những bức tranh toàn cảnh có ý nghĩa bản chất, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến đông đảo người xem.

Tiếp sang 1966 và những năm tiếp theo, các chiến sĩ làm phim Tài liệu – Thời sự càng hăng hái xốc tới, tỏa đi khắp mọi miền đất nước – từ Bắc chí Nam, từ đô thị đến nông thôn, từ rừng núi đến hải đảo xa xôi – trên toàn bộ mặt trận rộng lớn chống Mỹ của đất nước; sôi sục ghi chép, phản ánh qua hàng loạt tác phẩm mới, thôi thúc mạnh mẽ quân dân cả nước kiên trì chiến đấu và sản xuất, làm hậu phương lớn cho chiến tuyến miền Nam đánh Mỹ, đồng thời tố cáo quyết liệt tội ác của giặc Mỹ, với cả dư luận quốc tế. Theo thống kê, tính đến năm 1971, ngành điện ảnh mà chủ yếu là giới làm phim Tài liệu – Thời sự đã có 155 liệt sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Qua ống kính ngày càng sắc sảo của mình, trong gần một thập niên, những người làm phim Tài liệu – Thời sự Việt nam đã làm rạng danh nghề nghiệp bằng hàng trăm, hàng trăm tác phẩm thấm mồ hôi và máu - mà cho đến hôm nay vẫn còn hiển danh trên sử sách, với các lĩnh vực đề tài : miền Bắc giữ vững sản xuất, xây dựng cuộc sống mới và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Trong đó có các phim: Quy hoạch xây dựng đồng ruộng, Trận địa trên sông Cấm, Trên những chặng đường, Bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 2500, Dòng thác bạc, Mùng chiến công vĩ đại, Hà Tĩnh chống hạn đánh Mỹ, Hạt lúa vành đai, Khúc ca trên đất lửa Quảng Bình, Đầu sóng ngọn gió, Một ngày Hà Nội, Cô giáo Thảo, Ngọn đèn của biển, Những người mở đường, Những cô gái Ngư Thủy, Lũy thép Vĩnh Linh, Những thấy giáo thương binh, Hà nội bản hùng ca, v..v… Đề tài miền Nam chiến đấu và thắng lợi có các phim tiêu biểu: Du kích Củ Chi, Chiến thắng Khâm Đức, Đội nữ pháo binh Long An, Nghệ thuật tuổi thơ, Quanh địa ngục Cồn Tiên, Vài hình ảnh về chiến thắng Khe Sanh, Những người dân quê tôi, Trận địa mặt đường, Chiến thắng đường 9 Nam Lào, Làng nhỏ bên sông Trà, Những người săn thú trên núi Đắc Sao, vân…vân… Và phản ánh chiến thắng năm 1975: Thành phố lúc rạng đông, Chiến thắng lịch sử năm 1975.

Phim_Noi_gio_cua_dao_dien_Huy_Thanh

Poster phim Nổi gió của đạo diễn Huy Thành

Toàn bộ các phim kể trên đều đoạt các giải thưởng quốc gia xứng đáng, một số đoạt giải thưởng quốc tế Á- Âu. Hàng vạn mét phim được thu hình trong thời kỳ rực lửa này, về sau đã trở thành tài sản vô giá về lịch sử hào hùng của nhân dân và quân đội Việt nam, cho đến nay còn được sử dụng như những tư liệu quý hiếm.

Đầu sóng ngọn gió phản ánh cô đọng và chân thực cuộc sống của những người dân chài trong điều kiện chiến cuộc cam go, làm nổi bật lòng yêu nước và ý chí quyết thắng của người dân thường, như một bài ca hào sảng đầy chất người và chất thơ, làm xúc động bao người xem trong và ngoài nước, đoạt giải Bông sen vàng trong nước và Huy chương vàng tại LHP Quốc tế Matxcơva.

Những cô gái Ngư Thủy cũng xứng đáng đoạt giải Bông sen vàng. Thông qua hình ảnh 37 cô gái miền Trung kiên cường bám biển và anh hùng ngồi lên mâm pháo, hiên ngang đánh trả chiến hạm Mỹ, các tác giả phim đã tạc tượng các nữ chiến sĩ thành một chân dung tập thể, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Bằng hệ thống chi tiết chọn lọc sống động trong trạng thái hoạt động thật của các cô gái- chiến sĩ; bộ phim đã rung động tâm can người xem một cách chân thực, sâu sắc.

Năm 1970, máy bay Mỹ gây chiến trở lại trên bầu trời miền Bắc, đặc biệt ở vùng giới tuyến Vĩnh Linh. Và tuyệt tác tài liệu Lũy thép Vĩnh Linh đã ra đời, nhận ngay giải Bông sen vàng cùng Huy chương vàng LHP Quốc tế Matxcơva. Thực hiện bộ phim này, các tác giả đã thực sự trở thành chiến sĩ chiến trường, chiến đấu để giành giật từng hình ảnh có một không hai trong ác liệt. Bộ phim đã phản ánh đồng thời các chi tiết lẫn toàn cảnh trận chiến trên một trận địa rộng lớn. Một số tác giả- chiến sĩ đã ngã xuống tại trường quay. Bộ phim đem lại cho công chúng, cho đất nước không chỉ những tư liệu thực vô giá, mà còn đem đến một tác phẩm tài liệu có giá trị nghệ thuật sâu sắc, kết hợp nhuần nhuyễn thủ pháp khái quát tổng thể với kỹ năng cài cắm chi tiết chặt chẽ, qua đó làm nổi bật hình tượng anh hùng cá thể cũng như tập thể, hòa quyện chất tráng ca với chất trữ tình, phủ lên tác phẩm một bóng dáng sử thi hào hùng.

Nghệ thuật tuổi thơ, Đường ra phía trước của điện ảnh Giải phóng góp thêm thành tựu cho điện ảnh tài liệu thời kỳ này. Một cách lắng đọng, thâm thúy; hai tác phẩm trên khéo léo hòa chất thơ vào hiện thực, nâng hiện thực lên tầm cao mới của cảm xúc lạc quan cách mạng, khiến sự vất vả hiểm nguy trở nên bình dị, nhẹ nhàng, và đem đến cảm giác yêu đời hơn, tin vào chiến thắng hơn. Nhiều tác phẩm khác trong thời kỳ này cũng đạt thành công đáng ghi nhận. Hầu hết đều diễn đạt trung thực, chí nghĩa chí tình, làm toát lên sự lồng quyện gắn bó giữa chủ nghĩa anh hùng cách mạng với chủ nghĩa nhân đạo, phản ánh bỏng rát tình yêu con người, cuộc sống, đất nước, thôi thúc nghĩa vụ đối với non sông tổ quốc, vì cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do.

PHIM TRUYỆN thời kỳ 1965 – 1975 mang dấu ấn đặc trưng của thời chiến với nhiệm vụ chính trị hết sức rõ ràng. Từ bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông chế tác năm 1959 đến năm mở đầu cuộc chiến chống máy bay Mỹ (1964), trong vòng 5 năm, phim truyện Việt nam đã cho ra đời 18 tác phẩm. Đó là cơ sở mỏng, nhưng quan trọng đối với kinh nghiệm thực tế cho giai đoạn nối tiếp.

Nhằm chuyển hướng phù hợp với tình hình và đòi hỏi mới, ngành phim truyện trong giai đoạn đầu đã tập trung làm phim truyện ngắn, quay phim sân khấu bên cạnh việc tiếp tục chế tác các phim truyện dài.Kỳ tích đầu tiên xuất hiện là trong điều kiện chiến tranh khó khăn, sản lượng phim hàng năm trong thời kỳ này chẳng những không giảm, mà còn tăng dần. Nếu trước đó hàng năm chế tác 2 hoặc 3 phim, thì lúc này tăng lên 4 hoặc 5 phim.

poster_phim_Vi_tuyen_17_ngay_va_dem

Poster phim Vỹ tuyến 17 ngày và đêm

Đề tài chống Mỹ xâm lược, đấu tranh giành thống nhất đất nước là đề tài mũ nhọn bao trùm của phim truyện thời kỳ này, trong đó có các tác phẩm tiêu biểu nhận được các giải thưởng quốc gia: Trên vĩ tuyến 17, Nổi gió, Nguyễn Văn Trỗi, Biển gọi, Rừng O Thắm, Tiền tuyến gọi, Chị Nhung, Đường về quê mẹ, Vĩ tuyến 17, ngày và đêm, Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội, vân vân… Bên cạnh đó là đề tài sản xuất, xây dựng cuộc sống mới và truyền thống cách mạng, gồm có các phim: Chuyện vợ chồng anh Lực, Quê nhà, Biển lửa, Ngọn lửa Nghệ Tĩnh, Đến hẹn lại lên vân…vân…

Nổi gió thuộc trong số những tác phẩm nổi bật. Dựa vào vở kịch cùng tên, nhà biên kịch Đào Hồng Cẩm và đạo diễn Huy Thành kết hợp nghiên cứu các tác phẩm văn học từ miền Nam gửi ra, xây dựng kịch bản bộ phim. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt trước hai con đường, giữa hai chị em Vân và trung úy Phương. Qua mối xung đột về ý thức hệ và lý tưởng, bộc lộ phẩm chất cùng tính cách của mỗi nhân vật. Là một phụ nữ bình thường giác ngộ cách mạng, Vân trở nên gang thép một cách thuyết phục trước đối phương, nổi bật trong cảnh đầy ấn tượng khi hiên ngang đi giữa hai hàng lưỡi lê loang loáng của binh lính địch, thuyết phục họ hủy bỏ cuộc càn quét vào làng. Tiếp đó là cảnh nữ nhân vật tự châm lửa đốt các đầu ngón tay của mình khi tên Mỹ chưa kịp đốt để tra tấn. Quá trình tỉnh ngộ quay về với cách mạng của trung úy Phương là một quá trình thử thách cam go. Tuy thiếu hệ thống chi tiết bộc lộ sự chuyển đổi hành động của nhân vật từ bên này ngã sang bên kia để có thể thuyết phục cao độ người xem, song cấu trúc câu chuyện phim đã cơ bản minh chứng được hành động của nhân vật.

Năm 1966, phim Nguyễn Văn Trỗi ra đời. Cốt phim được dựng nên từ tác phẩm Sống như anh của nhà văn Trần Đình Vân từ miền Nam gửi ra. Nhân vật sự kiện là câu chuyện thời sự nóng hổi đang làm dậy sóng dư luận trong và ngoài nước, về người thợ điện gài bom ám sát bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Các tác giả đã xây dựng thành công hình tượng người công nhân – chiến sĩ yêu nước dũng cảm, bất khuất, thông minh trước họng súng kẻ thù và hiền hòa, chu đáo trong vai trò người con, người chồng của gia đình. Bộ phim đã làm dấy lên cao trào học tập, noi gương Trỗi, quyết tâm chiến đấu và giành chiến thắng. Đây là hiện tượng tiêu biểu về tác dụng lớn lao của tác phẩm nghệ thuật đối với tư tưởng và tình cảm quần chúng.

Tiền tuyến gọi cũng được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của bác sĩ Trần Quán Anh. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam, bằng kinh nghiệm và trình độ thể hiện chuyên nghiệp cao, đã chuyển hóa vở kịch ba màn, bị thu hẹp trong không gian của sân khấu, thành tác phẩm điện ảnh rộng mở không gian và thời gian, xây dựng hình tượng tác phẩm gắn với lẽ sống của người trí thức trong thời chiến. Mặc dù phong cách thể hiện pha trộn giữa truyện với tài liệu, Tiền tuyến gọi vẫn tạo được sức mê hoặc đối với đông đảo người xem một thời.

Nhung_tac_pham_tieu_bieu_cua_dien_anh_VN_trong_thoi_ky_khang_chien_chong_My

Những tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Âm vang tố cáo dóng lên đặc biệt sôi động và sắc bén trong bộ phim nối tiếp (1974) Em bé Hà nội do Hoàng Tích Chỉ và Vương Đan Hoàn biên kịch, Hải Ninh đạo diễn. Trong khuôn khổ của cấu trúc tự sự, câu chuyện phim trải dài theo lời kể của bé Ngọc Hà với chú bộ đội về gia cảnh bất hạnh của bé trong những ngày đêm B52 Mỹ hủy diệt Hà Nội. Trong tác phẩm này, các tác giả không tập trung làm nổi bật nhân vật trung tâm, mà quan tâm đến việc mô thuật sự kiện tổng thể nhằm lên án tội ác của giặc Mỹ và kêu gọi trả thù. Bộ phim đã gây xúc động sâu sắc.

Canh_trong_phim_Em_be_ha_noi_2

Cảnh trong phim Em bé Hà Nội

Quy mô dàn dựng và sản xuất đồ s