Xung quanh việc nghệ sĩ điện ảnh kêu cứu:

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Tôi phải lên tiếng vì bức xúc!

(TGĐA) – Chủ trương cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam – “anh cả đỏ” số 4 Thụy Khuê được cho là một thay đổi tươi mới nhằm vực dậy một địa chỉ uy tín của điện ảnh Việt Nam suốt bao thế hệ khi bước vào sự cạnh tranh sòng phẳng giữa nền kinh tế thị trường. Sự chuyển giao va chạm cũ – mới, bao cấp – thị trường… được nhiều người lường trước sẽ có mâu thuẫn nhưng mới chỉ sau 2 tháng cổ phần, sự bức xúc của nghệ sỹ với ban lãnh đạo mới đã lên tới đỉnh điểm với việc chung tay ký, gửi đơn kêu cứu tới các ban ngành, tổ chức liên quan. Để rộng đường dư luận và khách quan nhất, tạp chí Thế giới điện ảnh sẽ phỏng vấn lần lượt các nghệ sĩ điện ảnh trong và ngoài hãng về vấn đề này. Dưới đây là trao đổi với nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, cựu Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam và hiện đang giữ chức Phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam.

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát: 'Cứ nhiệt huyết như này rồi cũng ốm!'
nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc Đạo diễn Vương Đức: "Người yêu ơi" là dự án điện ảnh sau 2 năm vắng bóng của Hãng
nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát: Phim ăn khách đâu phải chỉ nhờ bạo lực và tình dục?
nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
Từng là cựu Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam và hiện đang giữ chức Phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết mình khá bức xúc vì cách hành xử của BLĐ mới của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hãng phim truyện Việt Nam

Việc các nghệ sỹ thuộc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam (tên mới) gửi đơn kêu cứu tới các ban ngành liên quan cũng như đăng tải nhiều bức xúc trước cách hành xử của Ban giám đốc mới trên các trang mạng cá nhân đang gây được khá nhiều sự chú ý. Là một người đã rời khỏi số 4 Thụy Khuê khá lâu, lý do nào khiến bà đồng hành cùng anh em nghệ sỹ của hãng tới mức gần như cập nhật trạng thái liên tục về diễn biến cũng như thể hiện quan điểm về vụ việc này trên mạng cá nhân mọi lúc mọi nơi đến vậy?

Nếu nói tới nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam thì Hãng phim truyện Việt Nam (số 4 Thụy Khuê) là địa chỉ tiêu biểu. Từ ngày khởi thủy với bộ phim Chung một dòng sông năm 1959, số 4 Thụy Khuê đã đồng hành cùng đất nước này qua bao nhiêu thời kỳ, cũng có nhiều người đổ xương đổ máu nằm lại trên chiến trường và là nơi sản sinh ra rất nhiều các nghệ sỹ tên tuổi. Tôi chỉ là một người tiếp nối vào dòng chảy tự hào đó nhưng cũng đủ để cả sự nghiệp gắn với địa chỉ này. Chỉ riêng tình cảm đó thôi, không đủ để tôi lên tiếng sao?

Ngoài ra, dù không còn là người ở Hãng nữa nhưng tôi vẫn còn ngồi ở vị trí Phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam – tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của hội viên Hội điện ảnh. Từ khi sự việc xảy ra, ngày nào tôi cũng nhận được các ý kiến phản hồi, cập nhật, bức xúc từ phía các anh em nghệ sỹ ở số 4 Thụy Khuê, cộng thêm tình cảm gắn bó thân thiết sẵn có khiến tôi không thể không lên tiếng.

Trong những bức xúc mà các nghệ sỹ đang lên tiếng bằng sự lan tỏa cộng đồng mạng, sự vào cuộc của báo chí cũng như gửi đơn lên các ban ngành liên quan, điều cốt lõi mà bà thấy được là nguyện vọng gì?

Bây giờ hãng phim tư nhân thì nhiều, thậm chí ngay cả tôi và nhiều nghệ sỹ khác đều có một hãng phim riêng nhưng tất cả, vẫn tha thiết vực dậy một “số 4 Thụy Khuê” bởi chúng tôi coi nó là một địa chỉ văn hóa. Nó là một phần lịch sử đồng hành với đất nước này. Một cái áo may mới thì không khó nhưng một cái áo mang tính lịch sử thì kiếm không phải là dễ. Tôi nghĩ, nước mình đâu phải nghèo tới mức phải xóa sổ đi một địa chỉ văn hóa lừng lẫy một thời và việc cổ phần chính là thay đổi thể chế bên trong để làm rạng rỡ cái tên cũ mà thôi. Vì thế, tôi nghĩ không ai phản đối cổ phần. Anh em nghệ sĩ số 4 Thụy Khuê và cả những người đau đáu vì nó cần một người minh mẫn, có tài thao lược để mang lại cho hãng phim đã cũ kỹ già nua một sự tươi trẻ, để lại thấy không khí làm việc với những tác phẩm ra đời rầm rập như ngày xưa… Nghệ sỹ chúng tôi khao khát điều đó chứ không cần một con buôn đi vào số 4 Thụy Khuê để mở những karaoke nhà hàng…, những thứ mà hiện đầy rẫy ra ở xã hội.

Chính vì thế, nghệ sỹ điện ảnh ở riêng số 4 Thụy Khuê và nhiều người quan tâm tới nó mong mỏi rằng sự cổ phần phải thật công bằng, công minh và sáng suốt. Người cổ đông, là doanh nhân nhưng phải yêu mến và trân trọng ngành nghề mà người ta đổ tiền của công sức vào. Như ban lãnh đạo mới hiện nay, khi tiếp quản, anh phải vạch ra phương hướng hoạt động cho những năm tới, gần là 3 năm, xa là 10 năm và tôi nghĩ, anh em nghệ sỹ ai cũng sẵn sàng chịu khổ, vất vả nếu hiểu rằng, phía xa kia là một tương lai rộng mở, được làm phim, được phát triển điện ảnh trên chính số 4 Thụy Khuê ngày nào cũng như nuôi sống được bản thân.

Tuy nhiên, tất cả chỉ là hứa suông. Và nếu cổ phần đúng, đúng cam kết thì đã không có tình trạng liên tục xảy ra tiếng kêu cứu của nghệ sĩ như hiện nay. Ban giám đốc mới đang bộc lộ rõ sự thất hứa, “ăn xổi ở thì”, thiếu định hướng nếu không nói là âm mưu không làm phim nữa cũng như thái độ thiếu trân trọng với nghệ sỹ, với những di sản văn hóa mà các nghệ sỹ đời trước để lại.

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
Từ phòng biên kịch...
nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
...cho đến những đạo cụ, phục trang... đều được giải tỏa để lấy mặt bằng

Cụ thể, với những phản ánh của nghệ sỹ điện ảnh thuộc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam, ban lãnh đạo mới đã làm những điều gì gây bức xúc đến vậy?

Theo đơn kêu cứu từ phía anh em gửi tới Hội điện ảnh cũng như những bức ảnh, câu chuyện liên tục được cập nhật thì ngoài những khuất tất trước đó trong việc cổ phần thì ban lãnh đạo Công ty đã không giữ lời hứa của mình trước đây khi tiến hành Cổ phần hóa. Cụ thể là việc không trả lương cơ bản như đã cam kết, thậm chí tháng đầu lương chỉ có 540.000đ/1 người và đến tháng thứ hai thì cắt toàn bộ tiền lương và đến khi nghệ sỹ lên tiếng ồn ào thì xoa dịu bằng cách gọi từng người lên tạm ứng, người 1 triệu, người 2 triệu… không căn cứ vào điều gì. Điều đó bộc lộ thái độ “ăn xổi ở thì” không có định hướng của ban lãnh đạo mới.

Thứ hai là ban lãnh đạo không tạo được công ăn việc làm cho anh em nghệ sĩ, thậm chí còn đẩy anh em ra ngoài tự kiếm việc làm, cho nhiều người nghỉ việc… Điều này cũng trái với lời hứa trước Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch cũng như trong lời thư ngỏ gửi các nghệ sỹ trước đó.

Thứ ba là dấu hiệu cho thấy ban lãnh đạo mới không có ý định làm phim như cam kết khi giải tỏa cả bốn xưởng và nghe phong phanh rằng sẽ cho thuê. Phòng hòa âm của hãng, nơi mà tháng 12/2016 tôi còn hòa âm bộ phim Biên cương của mình ở đó, thậm chí còn trả thù lao tiền máy móc cho Hãng, tức là hãng vẫn thu được tiền mà hiện tại đang bị dỡ bỏ. Phòng phục trang và đạo cụ cũng bị dỡ ra, gom lại vào bao tải mang đi đâu cất giữ không rõ nữa. Nói thật, tôi từng ở đó nên hiểu, dù xưa đến nay hãng có đói đến mấy cũng vẫn phải cắt cử người trông nom, giặt giũ, lau chùi, bảo quản những vật dụng ở đây bởi ngoài yếu tố lịch sử (là những đồ sưu tầm qua nhiều thế hệ) thì khi cần làm phim, hãng không phải may mới, mua lại hay tìm kiếm nữa. Còn kịch bản ở phòng biên kịch thì bó lại, gửi sang Viện phim lưu trữ. Tôi muốn hỏi rằng, cả hãng phim mấy ngàn mét vuông, không có một phòng trống để lưu trữ niềm tự hào, sự tri ân dành cho thế hệ trước? Đó không phải là một cách hành xử văn hóa với các di sản văn hóa, với nghệ sỹ và những tiền nhân đi trước. Làm gì thì làm cũng phải thu phục được nhân tâm trước đã.

Tôi nghĩ rằng, những động thái giải tỏa mặt bằng đó là “dấu hiệu” ban lãnh đạo không muốn làm phim nữa. Nếu làm, anh phải giữ lại dây chuyền sản xuất đó chứ? Tôi sợ rằng nếu không lên tiếng, một ngày nào đó, việc ăn xổi cho thuê mặt bằng này sẽ là bước chuyển cho việc chuyển đổi kinh doanh và việc sản xuất phim sẽ chỉ là câu chuyện của thời xa vắng…

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
Tôi sợ rằng nếu không lên tiếng, một ngày nào đó, việc sản xuất phim sẽ chỉ là câu chuyện của thời xa vắng…

Sự việc ồn ào này cũng đã gây nhiều phản ứng trái chiều với nhiều người quan tâm tới điện ảnh, trong đó có ý kiến: Nghệ sỹ thì cần gì lương. Bà nghĩ gì về điều này?

Không có lương cũng được thôi nhưng khi làm phim thì phải trả cao hơn để nghệ sỹ có thể tái sản xuất được. Ăn lương là để có trách nhiệm với hãng.

Có ý kiến cho rằng, để dẫn tới tình trạng này, các nghệ sỹ của hãng cũng phải gánh một phần trách nhiệm không nhỏ…

"Tôi sợ rằng nếu không lên tiếng, một ngày nào đó, việc ăn xổi của Ban lãnh đạo mới hiện nay sẽ là bước chuyển cho việc chuyển đổi kinh doanh và việc sản xuất phim sẽ chỉ là câu chuyện của thời xa vắng…" - Nguyễn Thị Hồng Ngát

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, cái tốt, cái đẹp của Hãng ai cũng biết nhưng cái xấu, cái trì trệ thì cũng nhiều. Nghệ sỹ điện ảnh của hãng quen được nuông chiều, bao cấp. Nói thật, tôi chưa thấy nhà nước nào nuông chiều nghệ sỹ như đất nước mình. Ngày trước, khi chưa cổ phần thì cấp tiền cho hãng làm phim rồi lại cho tiền fafilm để mua lại phim; tiếp theo còn tổ chức cả một liên hoan phim quốc gia – giải Bông sen vàng cũng như giải nghề nghiệp Cánh diều vàng để tôn vinh những bộ phim, nghệ sỹ ấy. Đó là chưa kể các danh hiệu NSƯT, NSND, rồi giải thưởng nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh… Ở trong vòng ôm ấp đó lâu quá, dần dần nghệ sỹ sinh ỉ lại, quan liêu và thụ động. Tôi rất buồn là mấy đời giám đốc cuối, họ đã không thức tỉnh về điều đã báo động từ trước, rằng sẽ không còn giường ấm gối êm như vậy nữa để anh em dần thích nghi.

Tuy nhiên, tôi cho rằng nhà nước có nuông chiều thật nhưng lại kiểu bố mẹ thương con, thích gì thì mua cho đấy nhưng lại không hề hướng nghiệp, cho một cơ chế chính xác, đúng đắn nhất để hoạt động, để cho một số đông nghệ sĩ quen cơ chế cũ giờ chạy lung lung, hơi tý là khóc lóc, hơi tý kêu ca, chỉ manh mún cá nhân, khi có được một chút thì lại “thỏa mãn dân cày” không còn quan tâm tới cái chung, nghĩ đến cái gì lớn. Thời tôi làm giám đốc của hãng cũng đã chứng kiến điều này, ai có phim thì làm cật lực còn không có thì rong chơi suốt nhưng lương vẫn phải đảm bảo 100%. Ngày lễ tết thì ban giám đốc hớt hải tìm tiền thưởng cho anh em thì mọi người chỉ nói “ơ ơ, vị giám đốc này được đấy” rồi thôi, cũng không nghĩ tới việc mình phải chia sẻ điều đó. Tôi cũng nói thật, trong 100 nghệ sỹ không phải ai cũng có tài, có người làm phim không hay nhưng không đuổi được. Tôi nhớ một lần, giám đốc hãng là NSND Hải Ninh có cho về hưu 1 cục một số người. Có người năng động, vào thế đường cùng đã chuyển sang làm kinh doanh ngành nghề khác rồi ăn nên làm ra, quay lại cảm ơn, còn số người không thành công thì thù ông ấy suốt 1 đời. Nên sau đó, các đời giám đốc không ai dám đuổi người vì sợ gây thù oán. Hãng phim truyện, nhiều khi cứ sống thế, ăn quẩn ăn quanh, như một đại gia đình ôm nhau rồi cùng chết, đó thực sự là cái dở.

Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ nhà nước nên cho một cơ chế rõ ràng để hoạt động và như chủ trương của nhà nước, rằng hãng sẽ chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng chủ nghĩa xã hội. Tôi thấy điều này chưa có. Tôi chợt nhớ lời của NSND Đặng Nhật Minh khi xem tất cả các phim tham dự Liên hoan phim toàn của tư nhân rằng: “40 phim cái gì cũng có, chỉ thiếu mỗi tư tưởng”. Mà tư tưởng thì không phải ai cũng nghĩ ra.

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
Hãng phim truyện Việt Nam cần 1 người có tâm, có tầm để vực dậy một thương hiệu điện ảnh uy tín

Từng là cựu giám đốc hãng phim truyện Việt Nam cũng như có khá nhiều kinh nghiệp quản lý trong ngành điện ảnh, nếu cho một lời tư vấn để vực dậy số 4 Thụy Khuê, bà muốn chia sẻ điều gì?

Nếu được, hãy làm lại từ đầu và giữ địa chỉ số 4 Thụy Khuê. Nhưng nếu nhà nước lấy lại mảnh đất đó ở thời điểm này để mở rộng sân chơi cho các cháu và cho hãng một địa chỉ khác thì tôi nghĩ nghệ sĩ cũng đồng ý. Bởi với họ, nếu phải chọn đánh đổi giữa trả lại nhà nước và BGĐ đương nhiệm này thì chọn thế còn hay hơn. Và để hãng phim tồn tại, nhà nước phải có cơ chế đặc thù cho hãng phim hoạt động.

Ví dụ cơ chế đó là gì, thưa bà?

Nhà nước có nhất thiết bắt hãng phim phải cổ phần hóa không? Hay chỉ nên là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tự nghệ sỹ sẽ có người đứng ra nhận trách nhiệm, kêu gọi anh em?

Chúng ta hiện có thị trường cho điện ảnh, cần một người thức tỉnh nghệ sỹ đổi mới, dám hy sinh, dám xông pha lời ăn lỗ chịu cộng thêm thương hiệu úy tín ở mảng phim nhà nước đặt hàng thì tôi nghĩ, hãng phim có cơ hội. Ngoài ra, nhà nước đã trang bị cho hãng bao nhiêu trang thiết bị, hơn hẳn nhiều hãng tư nhân “tay không bắt giặc”. Sẵn nong sẵn né và chỉ thiếu một người cầm đầu đủ tầm, đủ tâm làm đầu tầu.

Cứ cho rằng, nếu nhà nước cho hãng một cơ chế, cho cổ phần lại… thì việc giải bài toán thị trường của Hãng như thế nào khi bao năm qua, nó vẫn là ẩn số. Ngoài ra, để có một đội ngũ tinh nhuệ, hẳn sẽ có động thái thanh trừng, loại bỏ những người không làm được việc cũng như thanh lọc bộ máy cồng kềnh… Vậy nó có khác gì hiện nay, khi BGĐ mới đang làm?

Tôi nghĩ một giám đốc thông minh sẽ không bỏ ai hết, mà sắp xếp cho phù hợp năng lực từng người bởi họ, ngoài những người đã khẳng định tên tuổi thì đều là những người tiếp xúc, sống và quen việc trong môi trường điện ảnh khá lâu.

Ngoài ra, ngay từ thời chúng tôi, điện ảnh và truyền hình cũng cộng tác với nhau khá chặt chẽ. Chúng tôi có nhân lực, máy móc, đủ đáp ứng phim phủ sóng truyền hình, 63 đài truyền hình tỉnh thành chẳng nhẽ thiếu việc? Việc hai bên thiếu chặt chẽ như hiện nay cũng chỉ vì tư duy co cụm, ví dụ có thiếu kịch bản thì mua nước ngoài chứ không đặt hàng trong nước… Và để được thế, vẫn phải nhờ cây gậy của nhạc trưởng – là nhà nước, để chỉ huy. Tôi nghĩ, đến nước Mỹ còn tìm việc cho người của họ làm, tránh thất nghiệp thì chẳng nhẽ nước mình lại không?

Dù sao thì truyền hình vẫn chỉ là lời giải phụ ở thế thụ động. Nếu giải bài toán điện ảnh bằng chính điện ảnh thì sao, thưa bà?

Tôi nghĩ vẫn cần cái đũa của các nhà quản lý cấp cao. Ví dụ như tôi thấy việc CGV vào nước mình, mình mở cửa hết nhưng họ phải hứa hỗ trợ điện ảnh nước nhà phát triển cùng, nếu không thì tôi phạt. Điều đó sẽ ngăn được tình trạng remake phim Hàn tràn ngập Việt Nam như hiện nay, nó không giúp cho nền điện ảnh Việt phát triển. Muốn vực hãng phim truyện thì phải xem xét lại tất cả dây chuyền đó bởi hiện nay, mảng phát hành không nằm trong tay nhà nước nữa.

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc
Nghệ sỹ điện ảnh ai cũng hy vọng, sau cổ phần hóa sẽ là một không khí làm việc mới, chứ không phải khung cảnh tiêu điều như cũ thế này...

Hiện, sự bức xúc của nghệ sỹ vẫn là ở trên facebook cá nhân cũng như một số báo chí quan tâm tới điện ảnh vào cuộc. Điều đó liệu có thay đổi được gì không?

Nghệ sỹ viết trên facebook cho giải tỏa bức xúc cũng như loan tin tình trạng hiện nay thôi chứ làm gì cũng phải có tổ chức. Các nghệ sỹ đã làm đơn gửi lên Hội điện ảnh để cơ quan quản lý, tổ chức nghề nghiệp này có tiếng nói với bộ trưởng thứ trưởng. Nói một tiếng nói giữa đàng còn hơn ồn ào một đàng xó bếp. Tôi nghĩ lãnh đạo bộ cũng phải xem tại sao nghệ sỹ kêu và khi cổ phần xong lại càng kêu thì hẳn phải có vấn đề.

Như bà nói, người lãnh đạo giỏi không dễ kiếm. Nếu sau lần này, giả sử được đúng ý như nghệ sĩ mong muốn nhưng tình trạng không cải thiện, thì sẽ thế nào?

Thì lúc ấy phải chịu thôi vì đã hết sức rồi. Đây có lẽ là tiếng kêu cuối, còn nước còn tát. Tôi nghĩ cứu sống mới khó chứ để chết thì dễ lắm. Và với nghệ sỹ, sau việc này, phải đoàn kết lại mà tìm hướng đi bởi không ai cứu mình bằng chính mình được.

Xin cảm ơn bà!

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát: 'Cứ nhiệt huyết như này rồi cũng ốm!'

(TGĐA) - Sự khởi sắc trong lĩnh vực sản xuất và phát hành phim Việt ...

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc Đạo diễn Vương Đức: "Người yêu ơi" là dự án điện ảnh sau 2 năm vắng bóng của Hãng

(TGĐA) - ​Sau 2 năm “im hơi lặng tiêng” kể từ Cuộc đời của Yến, Công ty ...

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc Trình chiếu phim truyện Biên cương nhân ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng

(TGĐA) - Nhân kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 ...

nha bien kich nguyen thi hong ngat toi phai len tieng vi buc xuc NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát: Phim ăn khách đâu phải chỉ nhờ bạo lực và tình dục?

(TGĐA) - Hội đồng duyệt phim Quốc gia đang là nơi “đổ tội” của nhiều nhà ...

Gia Hoàng