Nhạc sĩ Bùi Trọng Nghĩa và mối duyên đưa ca khúc 'Hà Nội chiều thu' đến với ca sĩ Khánh Ly

(TGĐA) - Những ngày cuối thu, nhạc sĩ Bùi Trọng Nghĩa bất ngờ trình làng ca khúc Hà Nội chiều thu do ca sĩ Khánh Ly thể hiện. Sản phẩm khiến giới mộ điệu bất ngờ không chỉ được thể hiện qua giọng hát vốn là 'huyền thoại' về nhạc Trịnh, mà còn cho thấy được sự chín muồi trong phong cách sáng tác nhạc của Bùi Trọng Nghĩa – một người con xứ, chưa một lần đặt chân đến thủ đô Hà Nội nhưng viết về Hà Nội với những cảm xúc chân thật nhất.

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly Ca sĩ Nam Huy, nhạc sĩ Bùi Trọng Nghĩa thăng hoa trong đêm nhạc 'Thiên đường nơi ta'
nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly Ca nhạc sỹ Bùi Trọng Nghĩa về nước thực hiện single

Chào nhạc sĩ Bùi Trọng Nghĩa, là một người con xa xứ đã lâu, động lực nào đã khiến anh viết nên ca khúc Hà Nội chiều thu đầy da diết đến như vậy?

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly
Nhạc sĩ Bùi Trọng Nghĩa

Trước tiên, Bùi Trọng Nghĩa xin gửi lời chào tới quý độc giả và người hâm mộ đã luôn dõi theo con đường âm nhạc của Nghĩa. Đi Mỹ khi còn là đứa con nít thì thật sự không thể có những suy nghĩ hay vốn liếng ca từ để viết nên một ca khúc thính phòng như Hà Nội chiều thu nếu không có sự trợ giúp từ những nguồn cảm hứng hay cách trình bày ý tưởng của ca khúc Hà Nội này.

Khó hơn nữa, Nghĩa lại là người con sinh ra và lớn lên trong Sài Gòn. Nhớ lại bài học đầu tiên thầy Vũ Thành An dạy: “Trước khi là tác giả, con phải là độc giả”. Và từ đó, Nghĩa luôn nghiên cứu văn thơ, đọc truyện, xem những cuốn phim… để đầu tư cho mình một vốn liếng ca từ lẫn cảm xúc trong sáng tác.

Anh chưa một lần đến Hà Nội, chỉ cảm nhận vẻ đẹp của Hà Nội qua sách vở, thơ văn, vậy anh đã viết nên ca khúc này như thế nào?

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly

Nghĩa đã mất không ít thời gian để học hỏi và sưu tầm tư liệu về Hà Nội. Rất nhiều tác phẩm rất hay của Trịnh Công Sơn viết về Hà Nội với những ca từ như “Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…” hay như câu hát “Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu…” của nhạc sĩ Anh Bằng. Nhạc sĩ Song Ngọc cũng có viết “Hà Nội ngày tháng cũ có bóng trăng thơ in trên mặt hồ”. Những ca khúc này là những hình ảnh và kỷ niệm mà từng tác giả đã từng đặt chân đến Hà Nội hay là một mảnh đời của tác giả.

Nghĩa không tự tạo cho mình một kỷ niệm được, nên ngay trong câu đầu của ca khúc Hà Nội chiều thu đã dựng bối cảnh Hà Nội ở trong giấc mơ “tay ôm giấc mơ”. Đó là giấc mơ một ngày được đến Hà Nội, giấc mơ một ngày được nhìn thấy những địa danh, di tích lịch sử như: Hồ Tây, Dòng sông Hồng, Chùa Một Cột, Đền Thăng Long... được đi ngang qua 36 phố phường và được một lần tận mắt xem và ngửi “mùi hương hoa sữa”.

Mà Hà Nội qua các ngòi bút và cây cọ của những cố nhạc sĩ nổi tiếng quả thật rất đẹp. Có thể nói đẹp hơn cả bản chất của nó. Nghĩa đã từng đi tới những thành phố lớn như Los Angeles, Las Vegas hay New York với những tòa cao ốc chọc trời hay những hình tượng điêu khắc công phu. Hà Nội nếu so về ngoại hình thì thật khó mà so sánh. Thế nhưng, trong tâm hồn của những con người Việt, Hà Nội của 4.000 năm văn hiến thì chẳng nơi nào có thể sánh được.

Tại sao tên bài hát không phải là một chiều xuân, chiều hạ hay chiều đông mà là Hà Nội chiều thu?

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly

Ca khúc này đã được viết khá lâu. Nếu nhớ không lầm cũng đã hơn 10 năm trước, sau khi phát hành bài hát Đôi khi trên HTV7 trong chương trình Thay lời muốn nói. Lúc đó, một bầu show biết đến Nghĩa qua Đôi khi và muốn mời tham gia chương trình thính phòng chủ đề Hà Nội và Mùa thu. Ca khúc này Nghĩa đã viết và trình bày cho chương trình đó.

Được biết, thánh địa âm nhạc của cô Khánh Ly chỉ có thể là nhạc Trịnh Công Sơn, không biết vì sao cô Khánh Ly đã phá lệ hát ca khúc mới của anh?

Cô Khánh Ly đúng là gắn chặt với dòng nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Không nhiều, nhưng cô cũng có trình bày những ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng khác như: Tưởng niệm của Trầm Tử Thiêng, Đời đá vàng của Vũ Thành An, Niệm khúc cuối của Ngô Thụy Miên... Cái ngạc nhiên là Bùi Trọng Nghĩa và cả Hà Nội chiều thu lại không nổi tiếng, sao cô lại hát?

Điều đó phải nhắc tới anh nhiếp ảnh gia của cô Khánh Ly. Anh ấy rất thần tượng cô và là tác giả của những tấm hình thật đẹp và thơ mộng của cô. Anh đã dẫn Nghĩa tới nhà cô vào một buổi chiều, ở California. Ngồi bên bậc thềm sau vườn, Nghĩa giới thiệu với cô về những sinh hoạt âm nhạc của mình và ước nguyện được mượn giọng ca truyền cảm của cô cho ca khúc của mình. Nghĩa hào hứng mang tới cô 3 ca khúc mới chưa phát hành audio hay thu hình: 20 năm gặp lại, Người điHà Nội chiều thu. Cô nhìn tới nhìn lui và bảo: “Con đàn cho cô nghe bài Hà Nội chiều thu”. Đàn và hát cho cô nghe một lần, cô tháo kiếng ra, nhìn xa nhìn gần. Cô dừng lại và nói: “Bài này được đấy, hay đấy! Cô... hát bài này”.

Những cảm xúc và kỷ niệm khi lần đầu anh được hợp tác cùng cô Khánh Ly vốn là một giọng hát huyền thoại về nhạc Trịnh?

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly
Ca sĩ Khánh Ly

Làm việc với cô quả thật không dễ. Cái khó đầu tiên là sau khi nhận lời thu âm ca khúc Hà Nội chiều thu, Nghĩa vẫn còn mơ màng trong mộng, có thể nói chưa tỉnh giấc vì một chuyện không tưởng là có một ngày được làm việc với cô Khánh Ly. Nghĩa yêu cô lâu lắm rồi. Từ lúc học cấp 1 mà đã nghe giọng ca của cô qua những ca khúc thu âm trước 1975. Sang Mỹ cũng bỏ ống heo rủ rê bạn bè mua vé xem những buổi trình diễn của cô. Rất nhiều lần khóc cười với tư cách là một trong những khán giả trung thành của cô. Chưa một lần gặp được cô ngoài đời, ai dám đâu nghĩ tới có một ngày tới nhà cô, đàm đạo chuyện âm nhạc và bây giờ, cô thu âm một ca khúc cho mình. Thật rất khó tưởng tượng chuyện ấy có thể xảy ra khi khoảng cách và địa vị giữa cô và Nghĩa còn quá xa.

Cái khó thứ hai, sau khi bắt tay vào việc, công việc lại càng khó khăn hơn khi cần phải hoàn chỉnh bản hòa âm phối khí cho hợp giọng cô và sau đó là phần thu âm cho cô. Mất cả 6 tháng cô mới có thể thu âm cho ca khúc vì phải sắp xếp giữa những buổi đại nhạc hội của cô ở hải ngoại lẫn trong nước. Thời gian của cô ở những sân khấu lớn, trên máy bay, hay ở khách sạn còn nhiều hơn là những ngày cô có mặt ở nhà để tiện việc tới phòng thu mà thu âm.

Anh muốn gửi gắm thông điệp gì khi sáng tác ca khúc Hà Nội chiều thu?

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly

Thú thật dù sinh trưởng ở miền Nam nhưng trong Nghĩa vẫn luôn có một tình cảm thiên vị cho Hà Nội. Có lẽ, bà ngoại Nghĩa là người Hà Nội, thầy Vũ Thành An cũng người Hà Nội và hơn thế nữa, ca khúc Hà Nội chiều thu đã được viết với tất cả tình cảm, ưu tư khi Nghĩa chưa hề có một lần cơ hội bước chân tới Hà thành này.

Nghĩa viết ca khúc này vào năm 2008, 8 năm sau ngày ra đời của Hà Nội chiều thu, năm 2016 mới là lần đầu tiên Nghĩa được diễm phúc thăm quan Hà Nội và tận mắt chứng kiến vẻ đẹp nguy nga cũng như lịch sử hùng vĩ của nó. Một cảm nhận và là một kỷ niệm thật khó có thể nào quên trong sự nghĩa sáng tác và cuộc đời của Nghĩa.

Xin tặng các bạn người Hà Nội. Xin tặng các bạn người Hà Nội nhưng phải sống xa xứ. Xin tặng những bạn Việt Nam khắp nơi đã có lần ghé thăm Hà Nội. Và cũng xin tặng những bạn phương xa chưa bao giờ bước chân tới Hà Nội. Hà Nội thật đẹp. Hà Nội yêu thương!

Trong tương lai, anh dự định sẽ sáng tác ca khúc mới dành riêng cho cô Khánh Ly hay chưa? Biết đâu trong kho tàng âm nhạc của mình, ca sĩ Khánh Ly sẽ có nguyên album tập hợp những ca khúc của nhạc sĩ Bùi Trọng Nghĩa thì sao?

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly

Thú thật mà nói, 6 tháng mới hoàn thành giai đoạn thu âm cho cô, lúc đó là sau Tết 2018. Phải đợi thêm 1 tháng sau để hoàn chỉnh phần bè và mix, Hà Nội chiều thu thật sự hoàn chỉnh vào đầu mùa hè năm nay. Phải đợi tới mùa thu 2018, các anh em của NBNB Music và TVT Music mới phát hành được ca khúc này. Nếu cô Khánh Ly có nhã ý muốn hợp tác thêm với Bùi Trọng Nghĩa và NBNB Music để cho ra đời những ca khúc mới, chắc chắn khán giả phải trông chờ 1 - 2 năm nữa (cười).

Hiện tại, cuộc sống của anh trên đất Mỹ như thế nào? Anh có thể chia sẻ những dự định và kế hoạch trong tương lai của mình cho khán giả được biết chứ?

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly

Phong trào Acoustic music đang bùng nổ ở hải ngoại. Hiện tại, bên cạnh việc kinh doanh bánh trên đất Mỹ, Nghĩa đang tập trung đầu tư vào dự án kinh doanh quán cà phê nhạc. Hy vọng sẽ là nơi tụ họp những tâm hồn yêu nhạc và cũng là nơi sẽ sinh ra nhiều nhạc phẩm mới của dòng nhạc Bùi Trọng Nghĩa.

Xin chân thành cám ơn quý báo cũng như độc giả khắp nơi đã cho Nghĩa cơ hội tâm sự về âm nhạc ngày hôm nay. Hy vọng sẽ được gặp lại quý vị trong những dự án âm nhạc sắp tới. Kính chúc quý vị một ngày thật hạnh phúc, thật yên ắng như những câu hát trong trẻo của Hà Nội chiều thu: “Dòng sông Hồng ơi, về trong chiều vắng, gọi lá nghiêng cành, rơi từng sợi nắng”.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện hết sức thú vị. Xin được chúc cho anh sẽ có thêm những sáng tác mới thật hay và ý nghĩa, chúc cho sự nghiệp âm nhạc và kinh doanh của anh ngày một thành công!

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly Ca sĩ Nam Huy, nhạc sĩ Bùi Trọng Nghĩa thăng hoa trong đêm nhạc 'Thiên đường nơi ta'

(TGĐA) - Sau tất cả, đêm nhạc Thiên đường nơi ta của ca sĩ Nam Huy ...

nhac si bui trong nghia va moi duyen dua ca khuc ha noi chieu thu den voi ca si khanh ly Nhạc sĩ Vũ Thành An sẽ làm liveshow cùng học trò Bùi Trọng Nghĩa

(TGĐA) - Vừa qua, ca nhạc sĩ hải ngoại Bùi Trọng Nghĩa đã bay về ...

Mi Ty