Nhìn lại chặng đường dài của nghệ thuật hóa trang trong điện ảnh

(TGĐA) - Là một phần quan trọng làm nên thành công của bộ phim, hóa trang và hóa trang hiệu quả đặc biệt trong điện ảnh ngày càng được chú trọng đồng thời có những bước phát triển đáng kể bất chấp công nghệ và kỹ thuật có thể hỗ trợ phần nào…

nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh Buffalo mang công nghệ hóa trang Hollywood vào ‘Thủy Tinh: Đứa con thứ 101’
nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh Xuất hiện các đề cử Oscar hạng mục hóa trang

Nghệ thuật hóa trang trong ngành công nghiệp phim ảnh

Nghệ thuật hóa trang sân khấu có một bề dày lịch sử đáng kể. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp phim ảnh, các kỹ thuật hóa trang truyền thống dường như không bao giờ đủ. Một trong những vấn đề đầu tiên là với phim. Các nhà làm phim ngày trước sử dụng phim đơn sắc có độ nhạy màu hạn chế, nó phản ứng với màu đỏ khiến cho làn da diễn viên bị sẫm đi và vô hiệu hóa các màu đỏ. Để chống lại hiệu ứng, các diễn viên da trắng sử dụng nhiều phấn mỡ màu hồng, kẻ mắt màu đen và son môi màu đỏ đậm. Tuy nhiên, lớp trang điểm như mặt nạ này chảy ra khi diễn viên bị đổ mồ hôi dưới ánh đèn. Hơn nữa, các diễn viên cũng tự trang điểm nên hình ảnh của họ hiếm khi đồng bộ trong các cảnh quay khác nhau. Khi các cảnh quay cận trở nên phổ biến, nghệ thuật trang điểm tập trung vào khuôn mặt và sự tinh tế trở nên cần thiết. Để theo đuổi những thay đổi căn bản này, hai tiền bối nổi bật ở Hollywood là Max Factor (1877-1938) và George Westmore (1879-1931) đã phát minh ra các mỹ phẩm có độ bền và các thủ thuật hóa trang điện ảnh.

nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh
George Westmore đang trang điểm cho ngôi sao Audrey Hepburn

Max Factor là một thợ cắt tóc người Nga nhập cư vào Mỹ năm 1904 và chuyển đến Los Angeles năm 1908 nơi ông bắt đầu kinh doanh nước hoa, sản phẩm chăm sóc tóc và mỹ phẩm dành cho sân khấu. Ông cũng phân phối các loại phấn mỡ nổi tiếng nhưng lại quá dày, không phù hợp với điện ảnh. Đến năm 1910, Factor tách sân khấu ra khỏi điện ảnh để tìm kiếm các loại mỹ phẩm phù hợp cho phim.

Phấn mỡ của ông lần đầu tiên được thử nghiệm trong bộ phim Cleopatra (1912) và tới năm 1914, Factor đã phát minh ra loại kem mỏng hơn và phù hợp hơn với độ nhạy màu của phim. Đầu những năm 1920, phim toàn sắc đã bắt đầu thay thế cho phim đơn sắc, giảm bớt những khiếm khuyết về màu sắc trong phim. Năm 1937, Factor chuyển từ phấn bột nhão sử dụng trong sân khấu sang phấn bột có thể hòa tan trong nước khiến cho việc trang điểm dễ dàng và phù hợp hơn với điện ảnh và truyền hình. Nó loại trừ độ bóng trên lớp trang điểm do ánh sáng gây ra, tạo nên hiệu quả tinh tế. Sau khi được sử dụng lần đầu tiên trong bộ phim Vogues of 1938 (1937) và Goldwyn's Follies (1938), loại phấn này nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp điện ảnh. Sau khi Factor qua đời, đế chế của ông vẫn tiếp tục thiết lập các chuẩn mực và bao phủ các nhu cầu mỹ phẩm thiết yếu của ngành điện ảnh.

George Westmore, một thợ làm tóc giả người Anh đã thành lập tổ hóa trang cho điện ảnh tại Selig Studio năm 1917. Cũng giống như Factor, ông hiểu các nhu cầu cá nhân về mỹ phẩm và tạo mẫu tóc, và có thể trang điểm cho các ngôi sao như Mary Pickford hay chị em nhà Talmadge tại tư gia trước khi họ đi làm vào buổi sáng. Ông là cha đẻ của ba thế hệ nghệ sĩ hóa trang điện ảnh huyền thoại và tai tiếng. Ông có 6 người con Monte (1902–1940), Perc (1904–1970), Ern (1904–1967), Wally (1906–1973), Bud (1918–1973), và Frank (1923–1985), người sớm khiến ông trở nên lu mờ tại đế chế điện ảnh Hollywood. Năm 1926, Monte, Perc, Ern, và Bud đã thâm nhập vào ngành công nghiệp điện ảnh và trở thành các nghệ sĩ trang điểm chính tại bốn studio lớn. Tất cả họ đều tiếp tục khai phá mảnh đất của sắc đẹp và sự khiếp sợ cho đến khi kết thúc sự nghiệp.

nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh
Poster phim Gone With the Wind (1939)

Năm 1921, Monte trở thành nghệ sĩ trang điểm duy nhất của Rudolph Valentino. Khi Valentino qua đời năm 1926, Monte đến Selznick International, nơi 13 năm sau, ông làm việc với dự án khổng lồ - Gone With the Wind (1939). Năm 1923, Perc khởi đầu sự nghiệp rực sáng của mình tại First National-Warner Bros và là người có kiến thức đặc biệt về các xu hướng làm đẹp. Ern làm việc tại RKO từ năm 1929 đến 1931 và sau đó là Fox từ năm 1935. Ông là người lão luyện trong việc tìm ra cách trang điểm phù hợp cho các ngôi sao thập niên 1930.

Wally đến Paramount năm 1926, nơi ông cùng các nghệ sĩ khác tạo ra sự biến hóa khủng khiếp cho Frederic March trong bộ phim Dr. Jekyl and Mr. Hyde (1931). Frank tiếp bước anh trai tại đây và Bud dẫn đầu bộ phận hóa trang cho Universal trong 23 năm. Các anh em nhà Westmore đã cùng nhau xây dựng House of Westmore salon, nơi phục vụ các ngôi sao và các nhu cầu làm đẹp đại chúng. Các thế hệ sau vẫn nối tiếp danh tiếng của dòng họ Westmore trong đó có Michael và Marvin, hai con trai của Bud. Họ bắt đầu với truyền hình và nổi trội với kiểu trang điểm khác thường như trong bộ phim Blade Runner (1982).

nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh
Blade Runner 1982

MGM là nơi duy nhất nhà Westmores không thống trị. Cecil Holland (1887–1973) trở thành người đầu tiên đứng đầu bộ phận hóa trang năm 1925 và ở lại đây cho tới thập niên 1950. Holland được biết đến như “người đàn ông của hàng ngàn khuôn mặt” trước khi Lon Chaney (1883–1930) kế thừa danh hiệu này. Khả năng hóa trang của ông nổi bật trong các bộ phim như Grand Hotel (1932) và The Good Earth (1937).

Cũng giống như Holland, Chaney là một diễn viên luôn tự hóa trang với các kỹ năng kinh điển trong các bộ phim tội phạm và kinh dị. Đặc biệt là hình ảnh Phantom trong Phantom of the Opera (1925) và Hunchback trong The Hunchback of Notre Dame (1923). Jack Dawn (1892–1961), nghệ sĩ hóa trang cho bộ phim The Wizard of Oz (1939), tiếp quản bộ phận hóa trang từ thập niên 1940. Tại thời điểm này, số diễn viên được trang điểm trong vòng một giờ lên đến hơn một ngàn người.

Hiệu ứng hóa trang đặc biệt

Trong khi trang điểm thường khiến cho diễn viên đẹp hơn, thì mặt khác, nó cũng có thể sử dụng để biến họ trở nên đáng sợ. Khi đạo diễn cần một người diễn viên điển trai trở thành một xác chết di động, họ sẽ tìm đến các nghệ sĩ hóa trang hiệu ứng đặc biệt. Các nghệ sĩ hóa trang hiệu ứng đặc biệt sẽ sử dụng các loại mỹ phẩm và bộ phận giả để tạo nên các hiệu ứng như vết thâm tím, vết cắt, máu, các sự biến dạng… Mặc dù kỹ xảo điện ảnh rất phổ biến nhưng vai trò của các nghệ sĩ hóa trang hiệu ứng đặc biệt vẫn rất quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết vô hình giữa các diễn viên và thế giới huyền ảo xung quanh nhân vật. Hiệu ứng hóa trang đặc biệt trong điện ảnh bắt đầu từ những năm 1900. Tại thời điểm này, chỉ có các bộ phim đen trắng nên việc hóa trang cũng rất khác so với ngày nay.

nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh
Jack Pierce đang tạo hình cho nhân vật xác ướp

Jack Pierce được coi là người tiên phong trong lĩnh vực hóa trang hiệu ứng đặc biệt. Ông là cha đẻ của các nhân vật trong phim Frankenstein (1931), Dracula (1931), The Mummy (1932) và The Wolf Man (1941). Để tạo nên nhân vật Frankenstein, Pierce không những nghiên cứu kỹ lưỡng làm cách nào để tạo nên diện mạo cho nhân vật mà ông còn muốn chắc chắn rằng nó phải đúng về mặt giải phẫu học. Ông tìm tòi nhiều phương thức mà một bác sĩ phẫu thuật có thể cắt một chiếc xương sọ, chọn lấy một cách, tạo nên chiếc đầu giống như đã bị cắt theo cách đó và đóng lại.

Đối với nhân vật Dracula, vì bộ phim được quay đen trắng nên các màu sắc trên khuôn mặt diễn viên phải được hóa trang phù hợp với hiệu ứng này và điều đó có nghĩa là để tạo nên hiệu ứng khuôn mặt trắng bệch của ma cà rồng, Pierce phải hóa trang khuôn mặt diễn viên thành màu xanh. Pierce từng là người đứng đầu bộ phận hóa trang của Universal nhưng tới thập niên 1940 ông đã không còn làm việc ở đây do công nghệ hóa trang phát triển nhanh chóng nhưng ông lại muốn giữ những kỹ thuật hóa trang truyền thống.

Trong bộ phim đen trắng Dr. Jekyll and Mr. Hyde (1931), người thủ vai Jekyll và Hyde là diễn viên Frederick March. Với nhân vật Mr. Hyde, March được hóa trang với khuôn mặt màu xanh để tạo hiệu ứng làn da trắng bợt trên phim trong khi với nhân vật Dr. Jekyll, ông được hóa trang với màu đỏ để tạo hiệu ứng làn da tối và đáng sợ.

nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh
Poster phim Dr. Jekyll and Mr. Hyde (1931)

Thời điểm này, việc sử dụng cao su latex không phổ biến cũng như không được kiểm nghiệm khắt khe nhưng vẫn được dùng trong bộ phim. Bước cuối cùng trong việc hóa trang thành nhân vật Dr. Jekyll, March được gắn một mặt nạ cao su lỏng lên mặt.

Khi tháo bỏ lớp mặt nạ này, làn da của March cũng bị bong theo và hậu quả là ông phải nhập viện vài tuần. Các bộ phận giả bằng foam latex được ra đời vào thập niên 30 và trong bộ phim The Wizard of Oz (1939) chúng được sử dụng để tạo ra các khuôn mặt giả để gắn vào khuôn mặt thật của diễn viên. Những khuôn mặt giả này có thể được tái sử dụng cho các cảnh quay, giúp giảm thời gian hóa trang và giữ sự ổn định về tạo hình cho nhân vật.

Tới thập niên 1950, các bộ phim khoa học viễn tưởng rất thịnh hành và việc tạo ra các nhân vật trừu tượng và phức tạp đã đẩy ranh giới của nghệ thuật hóa trang đi xa hơn. Trang phục bằng cao su rất cần thiết để tạo nên sự chân thực cho nhân vật như trong các bộ phim The Creature from the Black Lagoon (1954), Invasion of the Saucer Men (1957) và IT! The Terror from Beyond Space (1958). Trong bộ phim The Exorcist (1973), nghệ sĩ hóa trang Dick Smith sử dụng các bộ phận giả gắn vào khuôn mặt nhân vật sau đó tô màu và tạo thêm các hiệu ứng bề mặt khác. Các kỹ thuật này vẫn được sử dụng và giảng dạy tại các lớp hóa trang cho đến ngày nay.

nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh
Phim The Wizard of Oz (1939)

Trong thế kỷ 21, ranh giới giữa hiệu ứng hình ảnh máy tính (CGI) và hiệu ứng hóa trang đặc biệt đang dần bị xóa nhòa. Việc kết hợp cả hai không những cho hiệu ứng thực tế mà người diễn viên có thể sử dụng để hóa thân vào nhân vật mà còn tạo ra hiệu ứng chân thật nhất cho vai diễn bằng CGI.

Trước thế kỷ 20, son môi được cho là “bất lịch sự” và là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên, nhờ có nhà hoạt động xã hội Elizabeth Cady Stanton và nhà văn Charlotte Perkins Gilman đã sử dụng son môi đỏ như một biểu tượng để biểu thị sự độc lập đối với nam giới, vào năm 1912 nó đã trở thành món phụ kiện cho niềm tin, sức mạnh, và không lâu sau đó việc sản xuất và sử dụng son môi trở nên phổ biến hơn. Năm 1915, thỏi son đầu tiên có vỏ bằng kim loại được chế tác bởi Maurice Levy có hình dáng giống viên đạn giúp phụ nữ có thể dễ dàng sử dụng. Mặc dù thỏi son này không thể xoay như những sản phẩm ngày nay nhưng nó đã khiến việc thoa son trở nên dễ dàng hơn. Tới năm 1922, công ty sản xuất Scovil bắt đầu sản xuất hàng loạt thỏi son hình viên đạn này. Tới thập niên 90, những thỏi son dưỡng môi và son bóng đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong túi trang điểm của các quý cô. Vào thập niên 60, màu má hồng pastel rất phổ biến. Đây là khoảng thời gian lần đầu tiên phấn má hồng có xu hướng nhẹ nhàng để tạo hiệu ứng trang điểm tự nhiên. Cũng vào thời điểm này, CoverGirl là hãng mỹ phẩm đầu tiên tại Mỹ kết hợp thành phần dưỡng da như dầu ô liu và dầu khuynh diệp vào mỹ phẩm.
nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh Victor Vũ tung ảnh hóa trang kinh dị của ca đổi đầu trong 'Lôi báo' nhân dịp Halloween
nhin lai chang duong dai cua nghe thuat hoa trang trong dien anh 18 diễn viên có màn hóa trang chuyển đổi phi thường cho vai diễn

Quỳnh Nguyễn