Nhìn lại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18

(TGĐA) - Bỏ qua một vài sự bối rối trong khâu tổ chức Lễ khai mạc và Bế mạc, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 vừa diễn ra tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (từ 14 – 16/10) đã để lại nhiều ấn tượng đối với các nghệ sỹ, khách mời và người hâm mộ.

Tin_s_Ng_Phng_Lan_-_Trng_BTC_LHPVN_ln_th_18_pht_biu_ti_L_trao_gii

Tiến sỹ Ngô￴ Phương Lan - Trưởng BTC LHPVN lần thứ 18 phát biểu tại Lễ trao giải

Một Liên hoan phim ấm áp với những cuộc hội ngộ

Mặc dù thời gian chính thức diễn ra LHP chỉ còn 3 ngày (rút bớt 2 ngày so với kế hoạch và lý do đã được Ban tổ chức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng) nhưng các hoạt động của LHP Việt Nam 18 vẫn được chăm chút từ công tác chuẩn bị cho tới nội dung. Đầu tiên phải kể đến thành công của hai cuộc Hội thảo: Điện ảnh với Quảng Ninh và quảng bá du lịch qua điện ảnhPhát triển hợp tác sản xuất và phát hành phim. Trước thềm LHP, không ít nhà báo đã thẳn thắn bày tỏ sự quan ngại về hiệu quả của các cuộc Hội thảo – vốn là hoạt động không thể thiếu của LHP và Giải thưởng Điện ảnh. Rằng, lần nào cũng tổ chức, vậy rút cục các cuộc tọa đàm, hội thảo đó đã mang lại những gì cho ngành điện ảnh nói chung và những người tham dự nói riêng? Tính sát sườn mà chủ đề Hội thảo nêu ra so với thực tế nền điện ảnh nước nhà v.v và v.v. Tuy nhiên, tại cuộc Hội thảo Điện ảnh với Quảng Ninh và quảng bá du lịch qua điện ảnh diễn ra trong buổi sáng ngày 15/10, tuy lần đầu tiên đề cập về sự kết hợp giữa du lịch và điện ảnh nhưng những dự án gắn kết giữa điện ảnh và du lịch dường như đã được hình thành ngay tại chỗ, trong tâm thế sẵn sàng hợp tác giữa những người làm nghề và sự ủng hộ của các đại diện của ban ngành liên quan là Tổng Cục Du lịch và Cục Điện ảnh. Nhiều đại biểu của các công ty du lịch ở Quảng Ninh không kịp trình bày tham luận của mình tại hội thảo vì thời gian có hạn, đã tỏ ra rất luyến tiếc. Điều đó chứng tỏ điện ảnh có một sức hấp dẫn vô cùng đặc biệt, không chỉ với riêng du lịch mà còn với các lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc hội thảo thứ hai, chưa bao giờ các thực trạng còn ngổn ngang về công tác phát hành phim lại được nêu rõ ràng, cụ thể như vậy. Các đại biểu đến từ nước ngoài như Pháp, Hàn Quốc, Philippines cũng không đem đến hội thảo những bài phát biểu mang tính ngoại giao mà hoàn toàn là những kinh nghiệm vô cùng thiết thực cùng với các cam kết hợp tác đã được ấn định cụ thể về mặt thời gian.

IMG_9549_146

Chọn địa điểm tổ chức Liên hoan phim 18 ở Hạ Long, Quảng Ninh, một vùng đất nằm ở phía Đông Bắc của Tổ Quốc, nơi có Vịnh Hạ Long là điểm đến trong mơ của nhiều du khách trong và ngoài nước, Ban tổ chức đã đem lại sự phấn khích cho chính các khách mời tham dự LHP, các đại biểu, thành phần đoàn làm phim từ phương Nam. Thật vậy, một sân khấu (nơi diễn ra LHP) ở phía Bắc nhưng có sự tham dự của rất đông các nghệ sỹ phía Nam, thậm chí có những lúc còn là cuộc trình diễn có phần chiếm thế thượng phong của họ mà đêm trao giải là một minh chứng cụ thể. Rõ ràng, LHP 18 đã trở thành một sân chơi chung của những người làm điện ảnh trên khắp vùng miền cả nước. Nói như diễn viên Trương Minh Quốc Thái thì: “Nhiều người chúng tôi tuy ở chung một thành phố nhưng vì quá bận rộn nên không thể gặp nhau. Cho nên, tới LHP cũng là dịp để anh chị em, bạn bè gặp gỡ. Ngoài ra, thông qua các cuộc giao lưu, chúng tôi có thể học hỏi và biết thêm được nhiều điều về các bác, cô chú – những người đi trước. Những người làm cùng nghề mà trao đổi với nhau về nghề thì sẽ có cảm giác yêu nghề, yêu công việc của mình hơn”. Đó là cũng cảm xúc thực và rất đời của bất cứ ai đến với LHP 18.

Hạ Long là vùng đất có nhiều mối nhân duyên với điện ảnh Việt Nam, không những ở mảng phim truyện điện ảnh mà còn cả với phim tài liệu và phim truyền hình. Chính vì thế, đối với những người gắn bó với nghề lâu năm thì những hình ảnh tại Triển lãm Điện ảnh với Quảng Ninh như là những trang nhật ký bằng hình để họ hoài niệm về những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời làm nghệ thuật. Hàng trăm bức ảnh được trích ra từ hơn 40 tác phẩm trên tổng số hơn 60 bộ phim tài liệu và phim truyện được làm về Quảng Ninh được giới thiệu tại triển lãm như một bộ sưu tập phim về đề tài Quảng Ninh trong dòng chảy từ quá khứ tới hiện tại. Chứng kiến hình ảnh NSND Trà Giang bâng khuâng trước những bức hình về vùng đất mà cách đây nửa thế kỷ, chị đã gắn bó trong suốt khoảng thời gian làm phim Chị Tư Hậu, mới thấy hết ý nghĩa của những trang nhật ký bằng hình này.

on_lm_phim_Ngi_cng_s_nhn_gii_Bng_sen_Vng

Đoàn làm phim Người cộng sự nhận giải Bông Sen vàng

Một trong những hoạt động để lại ấn tượng khó phai nữa đối với các nghệ sỹ điện ảnh tham dự LHP năm nay là các cuộc giao lưu đầy ắp tiếng cười và sự thân thiện cũng như tình cảm trìu mến với các công nhân công nhân công ty Tuyển than Cửa Ông. Thậm chí, đạo diễn Victor Vũ nổi tiếng kiệm lời và dè dặt trước đám đông, hơn thế lại là một người được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài cũng vẫn bị cuốn vào sự sôi nổi của những người công nhân mỏ. Bởi họ không chỉ biết dành thời gian đầu tư cho những tiết mục văn nghệ tự biên tự diễn rất công phu mà còn tìm hiểu rất kỹ về những người mà họ sẽ được gặp gỡ và giao lưu. Tình cảm ấy đã khiến người mẹ, người chị NSND Trà Giang bật khóc còn những diễn viên trẻ như Vân Trang, Khương Ngọc thì vô cùng bất ngờ. Những chia sẻ tuyệt vời, những tràng pháo tay, nụ cười, cái ôm thật chặt và những bó hoa tươi thắm được các nghệ sỹ và khán giả trao nhau đã trở thành những kỷ niệm ấp áp, khó quên với tất cả những ai tham dự giao lưu. Riêng với các gương mặt gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam như NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, NSND Đoàn Dũng, NSƯT Bùi Cường, NSƯT Thanh Qúy, NSƯT Minh Châu, NSƯT Thanh Thủy thì đây chính là “những kỷ niệm gợi về những kỷ niệm xưa”. NSND Đoàn Dũng cảm thấy trở về Quảng Ninh giống như trở lại ngôi nhà thân thương của mình. NSƯT Minh Châu đã từng nén những giọt nước mắt buồn đau ở đất mỏ khi nghe tin mẹ mất để hoàn thành các cảnh quay của bộ phim Chiếc hộp gia bảo trong khi NSƯT Thanh Quý thì có cảm giác yên bình trong ngày trở lại vì chị đã từng quay phim Cơn lốc biểnSương tan tại đây.

on_NS_dng_hng_ti_i_tng_nim_cc_Anh_hng_lit_s_tnh_Qung_Ninh

Đoàn NS dâng hương tại đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tỉnh Quảng Ninh

Trong dòng chảy bất tận của thời gian, mỗi người đều trở nên vội vã với cuộc sống thường nhật… tất cả những cảm xúc ấy thực sự không dễ dàng trở lại hay có được nếu các nghệ sỹ không đến với LHP, không tham dự giao lưu, không được tận hưởng cái gọi là tình yêu của người hâm mộ dành cho nghệ thuật điện ảnh ở những con người lao động bằng xương bằng thịt ngoài đời thực. Cho nên, có thể nói LHP 18 đã đem lại những giá trị tinh thần khó có thể cảm nhận được chỉ bằng đôi ba tấm hình hay vài dòng truyền tai nhau mà phải tới nơi và đi tới tận cùng của niềm vui gặp gỡ, hội ngộ.

Liên hoan phim 18 không chỉ là một cuộc Liên hoan theo như tên gọi, cũng không chỉ có phim và các nghệ sỹ mà còn có cả những hoạt động đầy tính nhân ái và nhân văn như sự quan tâm của điện ảnh dành cho các em nhỏ có số phận không may mắn thông qua những món quà tuy nhỏ nhưng nặng nghĩa tình. LHP không chỉ là những buổi gặp gỡ của các nghệ sỹ, các nhà làm phim hai miền Nam – Bắc mà còn là dịp để các nghệ sỹ đồng cảm và có tình cảm với các nhà quản lý điện ảnh ở cả phương diện Nghề nghiệp lẫn yếu tố Con người. Còn nhớ tại bữa tiệc sau Lễ khai mạc, đất trời Hạ Long muốn thử thách những vị khách phương xa bằng một trận mưa bay, trong tà áo dài duyên dáng, tiến sỹ Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh – Trưởng Ban Tổ chức LHP - đã trở thành một “thuyền trưởng” đầy nhiệt huyết bước lên sân khấu “hiệu triệu” các nghệ sỹ tiếp tục ngồi lại dưới mưa. Với hành động “dũng cảm, bất ngờ” đó, có thể nói, tiến sỹ Ngô Phương Lan đã khiến các đại biểu, quan khách và nghệ sỹ tham dự LHP, trong đó có không ít người chưa từng gặp gỡ bà ngoài đời, cảm phục và bất ngờ. Và dĩ nhiên là không có ai ra về. Cơn mưa biển chợt đến chợt đi đã làm cho cuộc vui thêm đậm đà với chút hương nồng của cảm xúc.

Điều cuối cùng, quan trọng nhất là Liên hoan phim đã trao những giải thưởng xứng đáng cho đúng phim đúng người với kết quả gần như thuyết phục được cả giới truyền thông và người hâm mộ.

Bị hờn trách là còn được thương yêu

Trao_gii_ng_o_din_xut_sc_nht_cho_hai_o_din_Bi_Tun_Dng_v_Victor_V

Trao giải Đồng đạo diễn xuất sắc nhất cho hai đạo diễn Bùi Tuấn Dũng và Victor Vũ

Xin được dùng những từ ngữ bóng bẩy như trên để chia sẻ về những bài báo nói về những hạt sạn của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18. Trong bối cảnh điện ảnh nước nhà đang từng bước vực dậy và cần đến sự chung sức của tất cả mọi người để có thể vươn lên đứng ngang hàng với các nền điện ảnh phát triển trong khu vực thì việc duy trì một sân chơi định kỳ 2 năm/lần như cho tất cả các nhà làm phim trong nước như LHP Quốc gia là một nỗ lực không nhỏ của ngành điện ảnh. Đã có một LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ 2 thành công cả về cách thức tổ chức lẫn chất lượng, được bạn bè thế giới đánh giá rất cao. Tại đó, chúng ta đã áp dụng những tiêu chí của một LHP tầm quốc tế như công tác tuyển phim, thành lập hội đồng giám khảo là những nhà làm phim uy tín đến từ các nền điện ảnh có tiếng trên thế giới như Mỹ, Đức, Iran…, tổ chức trại sáng tác cho tới cách chấm và trao giải. Vậy thì, với một LHP Quốc gia, trước hết nó cần phải là chỗ đứng chung cho tất cả các nhà làm phim trong nước, là nơi mà tất cả các bộ phim được xuất hiện một cách bình đẳng, được quyền đăng ký tham gia tranh giải Bông sen Vàng, dù phim hay hoặc chưa hay. Cho nên, việc một số bài báo đánh giá LHP đầy rẫy những bộ phim thảm họa là một cách ứng xử thiếu tôn trọng các nhà làm phim và không cả có tính nhân văn. Hơn ai hết, các nhà làm phim sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho mình khi họ có mặt tại LHP, xem phim của các đồng nghiệp và họ sẽ quyết định có nên tiếp tục làm những bộ phim như họ đã làm hay không? Và nếu vẫn tiếp tục thì có nên gửi tham dự LHP lần sau hay không?

Th_trng_Vng_Duy_Bin_cng_Tin_s_Ng_Phng_Lan_cng_cc_NSND_Tr_Giang_on_Dng_Th_Anh_ti_Trin_lm_in_nh_vi_Qung_Ninh

Thứ trưởng Vương Duy Biên cùng Tiến sỹ Ngô Phương Lan cùng các NSND Trà Giang, Đoàn Dũng, Thế Anh tại Triển lãm Điện ảnh với Quảng Ninh

Cũng phải nói thêm rằng, việc một bộ phim tham dự nhiều LHP và giải thưởng Điện ảnh khác nhau là chuyện bình thường. Với một cái máy tính kết nối internet, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những bộ phim nổi tiếng rong ruổi từ LHP này tới LHP khác và càn quét tất cả các giải thưởng tại các LHP đó. Trường hợp của bộ phim Thiên mệnh anh hùng tham dự LHP Quốc tế 2012, Giải Cánh diều 2013 và LHP 18 là không có gì lạ. Nhưng rất tiếc, một số nhà báo lại thấy như thế là… lạ. Từ đó phê phán LHP thiếu phim dự thi, tranh giải với phim thảm họa và hàng loạt những lý lẽ không nhân văn khác. Nghệ thuật điện ảnh là một phạm trù tuy trìu tượng (hay hoặc dở tùy ở người thưởng thức) nhưng vẫn có những quy tắc chung mà người làm nghề cần nắm rõ như một lẽ đương nhiên và những người làm báo chuyên về điện ảnh lại càng cần phải biết. Để làm gì? Để làm cơ sở cho những bình luận, đánh giá trong bài và trên hết là nhận được những nút Like ủng hộ từ những độc giả cũng am hiểu về điện ảnh không kém các nhà báo. Bởi chính họ cũng có một kênh riêng để lọc thông tin cho mì