Những kỳ vọng sau một năm “ngập ngừng” của điện ảnh Việt Nam

Thấy các báo mạng đưa tin giải thưởng của Hồng ánh vào trưa ngày 19/12, tôi thật sự mừng, mặc dù không cảm thấy bất ngờ. Bởi vì khi giới thiệu Trăng nơi đáy giếng cho LHP này vào thời điểm rất muộn (trước khai mạc LHP có hơn hai tháng) và thấy phim “vượt qua” cả trăm phim khác, gần như “đặc cách” được chọn là một trong 14 phim dự thi của vòng thi lớn của LHP- khu vực Điện ảnh á- Phi (bên cạnh đó là khu vực Điện ảnh ả Rập ), tôi đã chắc mẩm trong lòng thế nào phim cũng có giải. Và khi ngay lúc đó, khi viết bài về phim tôi đã bầy tỏ rằng Hồng Ánh là một trong những thành công nổi bật nhất của phim, bởi “vẫn cách diễn sâu, trầm lắng và tinh tế nhưng Hồng ánh quả đã có sự “lột xác” trong vai Hạnh”.  Chỉ hơi tiếc một chút, giá phim được thêm giải, cho đạo diễn Vinh Sơn chẳng hạn, thì niềm vui sẽ trọn vẹn hơn!

Điều đáng nói là xét trên mặt giấy tờ thì Trăng nơi đáy giếng là bộ phim truyện duy nhất của khối điện ảnh Nhà nước được hoàn thành trong năm 2008! Lạ, nhưng đó là sự thật!


Sau một năm không mấy sôi động của điện ảnh Việt Nam, một tin vui bất ngờ đến vào những ngày cuối cùng của năm 2008: Hồng Ánh được trao giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHPQT Dubai cho vai bất ngờ của chị trongTrăng nơi đáy giếng”- bộ phim được chọn là trong 14 phim dự thi chính thức của khu vựcĐiện ảnh á- Phi tại một LHP đang bắt đầu lên ngôi trong khu vực.

Cảnh trong phim Trăng nơi đáy giếng

Nói cho vui, nhưng cũng thật lòng thì Trăng nơi đáy giếng quả là một trong những sự “ngập ngừng” của điện ảnh trong mấy năm qua. Được đưa vào sản xuất dưới dạng phim do nhà nước tài trợ từ năm 2004, cho đến giữa năm 2008 phim mới hoàn thành, khiến cho hãng phim và nhiều người sốt ruột vì phải chờ đợi. Vốn là người chỉn chu nghề nghiệp và kỹ tính, đạo diễn Vinh Sơn đã bỏ đến 4 năm trời vừa ôm ấp thai nghén vừa tìm thêm các khả năng tài chính để có thể chăm chút tốt nhất cho “đứa con” của mình. Chậm về tiến độ nhưng bù lại điện ảnh có dược một tác phẩm có “gu”, có màu sắc riêng và nhiều khả năng thành công tại các LHPQT. Bởi vậy, sự “ngập ngừng” của đạo diễn Vinh Sơn vì mục đích nghề nghiệp và thành công bước đầu của phim được xem là “có lương tâm”.

Cảnh trong phim Trái tim bé bỏng

Điều đáng nói là xét trên mặt giấy tờ thì Trăng nơi đáy giếng là bộ phim truyện duy nhất của khối điện ảnh Nhà nước được hoàn thành trong năm 2008! Lạ, nhưng đó là sự thật! Bởi vì sự việc chậm chễ từ một đến vài năm mà vẫn chưa hoàn thành là trường hợp xảy ra với hầu hết phim thuộc các hãng phim nhà nước. Hãng Phim Truyện Việt Nam nhận phim Trung uý từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa xong hòa âm vì đạo diễn còn phải chờ những cảnh kỹ xảo, sau đó là Được sống của Hãng có quyết định đưa vào sản xuất từ cuối năm 2007, cuối năm 2008 vẫn chưa hoàn thành. Hãng Phim Truyện 1 được tài trợ làm phim Chơi vơi từ cuối năm 2006 sau khi kịch bản được trình duyệt đến lần thứ 4 (những người làm phim đã từng sốt ruột, “kêu ca” Hội đồng khi trả lời phỏng vấn, khán giả cũng từng sốt ruột chờ xem phim) nhưng từ khi có “quyết định” đến nay cũng đã 2 năm rồi mà phim vẫn chưa ra mắt khán giả. Phim Hoa đào ơi hoa đào được giao cho Hãng Phim Truyện 1 cùng thời điểm với Được sống, đến nay đã cả năm trời mà vẫn đang trong giai đoạn “chuẩn bị”. Rồi Tử hình của Hãng phim Giải Phóng, cùng được “vào lò” với Được sống và Hoa đào ơi hoa đào, đã nhúc nhắc khởi động mấy công đoạn nhưng đến nay vẫn “yên vị” chưa thể “ra lò”!

Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng mấu chốt nhất có lẽ bởi kinh phí tài trợ của của nhà nước rót cho phim thì eo hẹp, mà bộ máy cuả các hãng phim nhà nước thì cồng kềnh. Các đạo diễn có khả năng kiếm thêm tiền nước ngoài thì “ngập ngừng” bắt đầu phim vì chờ tài trợ ngoại. Các đạo diễn khác thì người cố đi gõ các cửa mong có thêm tiền ủng hộ, người không có “cửa” nào vẫn ngại bắt tay vào phim sẽ vất vả mà lại thiếu ít tiền để làm kỹ xảo, làm âm thanh surround, sợ rằng rỳt cục phim của mình cứ như phim “âm lịch”, vv… và vv…!

Thế nhưng bất kể vì nguyên nhân gì, sự chậm trễ trên cũng đáng báo động! Và nó làm ảnh hưởng trực tiếp, tức thì đến hoạt động của cả ngành điện ảnh: Nhà nước trở nên ngập ngừng, ngại giao phim, ngại cấp tiền tài trợ cho các hãng phim. Hãy thử tưởng tượng xem, chỉ nhìn sơ sơ trong gần thập kỷ qua, nếu không có những bộ phim được nhà nước tài trợ như Đời cát, Mùa ổi, Bến không chồng, Chiếc chìa khóa vàng, Mê thảo thời vang bóng, Thung lũng hoang vắng, Vua bãi rác, Hà Nội 12 ngày đêm, Nguyễn ái Quốc ỏ Hồng Công, Giải phóng Sài Gòn, Lưới trời, Thời xa vắng, Mùa len trâu, Sống trong sợ hãi, Chuyện của Pao, và gần đây nhất là Trăng nơi đáy giếng, Trái tim bé bỏng, Rừng đen… thì điện ảnh của chúng ta sẽ chỉ còn những gì? Chắc chắn sẽ không có những tác phẩm chính thống, không có những tác phẩm nghệ thuật thực sự!

Nếu chúng ta không mạnh dạn mổ xẻ thực trạng thì không thể nhìn thấu nguyên nhân, đặng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để đưa điện ảnh ra khỏi giai đoạn “ngập ngừng” này.

Cảnh trong phim Chuyện của Pao

Kinh phí Nhà nước rót cho phim ít ỏi và ngày càng xa vời so với sự trượt giá triền miên của đời sống xã hội. Cách tài trợ sản xuất phim cho hãng phim ngày càng bất hợp lý so với xu thế phát triển chung của điện ảnh. Cách quản lý của các hãng phim ngảy càng tỏ ra thiếu hiệu quả. Tất cả những sự bất cập này cần một sự thay đổi tận gốc: không tài trợ theo kiểu bình quân đầu phim cho các hãng nữa mà đầu tư sản xuất theo phương thức đấu thầu dự án làm phim và tuyển chọn nhà sản xuất (hãng phim) phù hợp nhất.

Theo Luật Điện ảnh, việc sản xuất phim sẽ được triển khai thực hiện theo phương thức đấu thầu tuyển chọn nhà sản xuất phim, sẽ không có sự phân biệt hãng phim Nhà nước và hãng phim tư nhân, tất cả dều bình đảng và có cơ hội như nhau trong việc dự thầu và trúng thầu nhận đầu tư làm phim bằng nguồn kinh phí của Nhà nước. Một khi nhà sản xuất (hãng phim) đã trở thành “nhà thầu” thực hiện sự án làm phim, họ sẽ phải ký hợp đồng với chủ đầu tư (cơ quan có thẩm quyền đại diện cho Nhà nước) và sẽ chịu trách nhiệm, chịu chế tài trong việc thực hiện hợp đồng. Khi ấy chắc chắn sẽ không còn tình trạng phim chậm “ra lò” một vài năm cũng không sao, hay dở thế nào cũng chẳng ai chịu trách nhiệm. Hiện Thông tư đấu thầu (liên bộ giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Bộ Tài chính) đã được dự thảo, sửa chữa nhiều lần, đã được lấy ý kiến rộng rãI của các tổ chức và cá nhân có liên quan nhưng tiếc rằng cho đến nay vẫn chưa được ban hành. Thật là một sự ngập ngừng đáng tiếc.

Sự ngập ngừng này kéo theo một việc dở dang khác- đó là trường hợp kịch bản phim Mùi cỏ cháy của nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao hãng phim Điệp Vân sản xuất. Thế nhưng phía tài chính lại không “yên tâm” giao phim cho một hãng phim tư nhân như Điệp Vân, rút cục là sau gần 1 năm chờ đợi, hãng phim Điệp Vân đành ngậm ngùi khước từ việc làm phim và trả lại quyết định! Sự ngập ngừng này chắc chắn làm nản lòng không ít hãng phim tư nhân. Bù lại, chỉ có một hy vọng lớn nhất dành cho tác giả Hoàng Nhuận Cầm, hãng phim Điệp Vân, các đồng nghiệp điện ảnh và cả khán giả quan tâm đến phim Mùi cỏ cháy: đó là hy vọngvào thành công cuối cùng của phim, bởi hiện nay phim đã được “giao lại” cho “thương hiệu lớn” là hãng Phim Truyện Việt Nam và đạo diễn Lưu Trọng Ninh thực hiện.

Có thể đến nhiều sự ngập ngừng tồn tại trong những mắt xích quan trọng khác- nếu không nói là trọng yếu - trong hoạt động điện ảnh năm 2008 này.

Thứ nhất là “công cuộc” cổ phần hoá các hãng phim Nhà nước. Việc này đã được đánh động cách đây đến dăm năm, đã được đưa lên bàn để trao đổi, bàn bạc trong nội bộ từng hãng phim và cả ngoài phạm vi hãng đến vài năm nay, đã từng được xác định thời hạn cuối cùng là năm 2008. Hơn nữa, trong các hãng phim, từ lãnh đạo, quản lý, nghệ sĩ đến nhân viên đều thấy ró đó là xu hướng phát triển duy nhất của điện ảnh, đều nhiệt tình ủng hộ “công cuộc” này, thế nhưng cho đến hôm nay việc cổ phần hoá dường như vẫn đang nằm ở đâu đó. Sự ngập ngừng này trước hết ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch và sự vận hành của hãng phim, ảnh hưởng đến cả tâm trạng, hành động của từng con người. Theo đó, thêm mỗi tháng ngày chậm trễ sẽ mất đi những cơ hội của mỗi tập thể, mỗi cá nhân.

Cảnh trong phim Bao giờ cho đến tháng Mười

Thứ hai là Quỹ phát triển Điện ảnh được quy định rõ trong Luật Điện ảnh vẫn chưa được thành lập. Đây có thể coi là một tổ chức quan trọng giúp cho hoạt động điện ảnh ngày càng chuyên nghiệp hơn, đồng thời kích thích sáng tạo những tác phẩm điện ảnh có giá trị nhân văn và trình độ nghệ thuật cao, bởi mục đích hoạt động cuả Quỹ được quy định như sau: “Thưởng cho phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, có hiệu quả xã hội; Hỗ trợ sản xuất phim thể nghiệm nghệ thuật, phim đầu tay; Hỗ trợ đầu tư sáng tác kịch bản, hội thảo khoa học, đào tạo cán bộ có năng lực và sinh viên xuất sắc ở nước ngoài, quảng bá phim VN ra nước ngoài để phát triển điện ảnh dân tộc…”. Tiếc rằng Luận Điện ảnh đã có hiệu lực từ 2 năm nay, nhưng Quỹ vẫn vướng vào sự ngập ngững nào đó mà chưa được thành lập!

Còn có thể điểm ra vài sự ngập ngừng khác nữa, ví như việc Hà Nội đã mất quá nhiều thời gian và công sức chuẩn bị cho dự án làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, nhưng cuối cùng, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, thành phố đã phải ngập ngừng “giãn tiến độ” và chấp nhận để sự án trở về điểm xuất phát! Thật là đáng tiếc!

Cho dù điểm qua một lượt thì thấy những sự “ngập ngừng’ đã làm hoạt động điện ảnh năm 2008 dường như lắng lại. Nhưng tôi muốn kết thúc những suy nghĩ về năm vừa qua bằng những sự việc lạc quan và những tia hy vọng cho năm tới.

Thông tin về phim Bao giờ cho đến tháng mười được CNN bình chọn là một trong 18 bộ phim Châu á xuất sắc nhất mọi thời đại đến thật bất ngờ, và đã khiến những người làm điện ảnh thêm tự hào và tự tin vì Việt Nam cũng có tác phẩm được xếp hạng với các cường quốc điện ảnh trong khu vực. Cũng từ đó, niềm hy vọng càng được đặt một cách chắc chắn vào bộ phim sắp ra mắt khán giả của đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh mang tên Đừng đốt (tên cũ là Đừng đốt trong đó đã có lửa). Một bộ phim dựa theo cuốn nhật ký của nữ Anh hùng – Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, về cuộc đời ngắn ngùi nhưng vô cùng đẹp đẽ và cảm động của chị.

Cảnh trong phim Trung úy

Tôi cũng vinh dự được chứng kiến hai chương trình đặc biệt về điện ảnh Việt Nam được tổ chức thành công ở nước ngoài- đó là chương trình “Kỷ niệm 55 năm Điện ảnh VN” tại LHPQT Singapore và “Khám phá điện ảnh VN” tại LHPQT Jeonju- Hàn Quốc. Trong các chương trình này, một số tác phẩm có giá trị của điện ảnh VN từ trước đến nay đã được bạn bè thế giới đón nhậnđầy hào hứng: Chị Tư Hậu, Em bé Hà Nội, Cánh đồng hoang, Bao giờ cho đến tháng mười, Đời cát và các bộ phim mới hơn như Sinh mệnh, Dòng máu anh hùng cùng các bộ phim tài liệu Chị Năm “khùng”, Những nẻo đường công lý. Như vậy là những tác phẩm có giá trị luôn có sức sống vượt thời gian. Chứng kiến người nước ngoài xem đón nhận phim Việt Nam, cảm xúc bao giờ cũng thật khó tả. Không chỉ vui mừng vì chúng ta đã tìm thêm được cơ hội giới thiệu, quảng bá cho điện ảnh Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, mà trong đó có niềm tin vào một sức sống thực sự của phim Việt Nam xen lẫn cả sự băn khoăn về hành trình trước mặt của điện ảnh!

Phải nói thêm một sự kiện đáng mững nữa là Cuộc thi kịch bản toàn quốc hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh và kỷ niệm 1000 năm Thăng long- Hà nội” đã được sự được sự hưởng ứng của đông đảo các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong cả nước. Số lượng kịch bản dự thi khá dồi dào: tổng số 143 kịch bản các thể loại, trong đó Phim truyện với 79 kịch bản, Phim TL-KH với 29 kịch bản và Phim Hoạt hình với 35 kịch bản. Kịch bản đa dạng và phong phú về nội dung, một số kịch bản đạt chất lượng cao, đủ “tiêu chuẩn” vào các khung giải thưởng Nhất, Nhì , Ba. Đây chắc chắn sẽ là nguồn kịch bản dồi dào cho một vài năm tới.

Với từng ấy tín hiệu vui và rất nhiều đầu phim đang được các nghệ sĩ, các hãng phim “nung nấu” trong “lò”, chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào một mùa phim trĩu hạt và thành công của năm 2009, năm của Liên hoan phim Việt Nam XVI và cũng là năm bản lề chuẩn bị cho năm Đại lễ 2010 của toàn dân tộc!

Ngô Phương Lan