Nụ hôn trên màn ảnh: Hôn không chỉ là hôn

(TGĐA) - Trong số tất cả các phương thức miêu tả nụ hôn, điện ảnh đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền tải ý nghĩa của nụ hôn đối với nhân loại và thế giới. Không còn nghi ngờ gì nữa, hôn đã trở thành một trong những thú tiêu khiển yêu thích của con người. Một báo cáo cho thấy, ước tính trước khi kết hôn, trung bình một phụ nữ Mỹ đã hôn 79 người đàn ông. (Không có thống kê dành cho nam giới nhưng chắc chắn con số đó sẽ lớn hơn). Ngày nay, một phần nhờ vào Hollywood và nghệ thuật, nụ hôn có lẽ đã trở thành hình thức chủ yếu để làm cột mốc đánh dấu tình cảm giữa con người.

Biểu tượng của biểu tượng

Có tài liệu cho biết, ở thời cổ đại, nụ hôn lãng mạn dường như biến mất trong hơn một thiên niên kỷ thay vào đó là cách hôn giống như một lời chào và biểu lộ trạng thái. Một người sẽ chào đón người cùng tầng lớp bằng nụ hôn trên môi và người ở tầng lớp thấp hơn sẽ được hôn lên má.

N_hn_di_ma_trong_Breakfast_at_Tiffany

Nụ hôn dưới mưa trong Breakfast at Tiffany

Ở thời kỳ Rome cổ đại, nơi mà địa vị xã hội của một ai đó sẽ được quyết định thông qua những phần của cơ thể của hoàng đế mà họ phép hôn, theo thứ tự từ má xuống đến chân. Có một thời kỳ, đạo Tin Lành cấm hôn và coi đó là hành động vi phạm nghi lễ tôn giáo nhưng đến thời Trung Cổ, mọi việc có chiều hướng cởi mở hơn. Khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12, những nụ hôn môi bắt đầu xuất hiện trong những câu chuyện, truyền thuyết và các hình thức văn bản phổ biến khác. Trong các tác phẩm nổi tiếng thời kỳ đầu, nụ hôn môi đã được miêu tả như một hành động biểu hiện của một tình yêu thực sự. Cùng với sự xuất hiện của nụ hôn trên sân khấu, các màn khóa môi đã trở thành một khía cạnh quan trọng của nền văn hóa. Điều này được khẳng định rõ trong Romeo và Juliet – vốn là tác phẩm tiêu biểu nói về mong ước được tự do lựa chọn tình yêu của con người. Theo đó, tầm quan trọng của nụ hôn đã được nước Ý thông qua bằng một đạo luật mà trong đó tuyên bố rằng: Nếu cô dâu hoặc chú rể đã chết trước khi hai người hôn nhau trong ngày cưới thì các quà cưới sẽ được trả lại về hai bên gia đình.

Đi vào trong phim ảnh

Dù ở Trung cổ, nụ hôn có thể đã phổ biến rộng rãi nhưng người ta vẫn tin rằng niềm đam mê với nụ hôn ở thời hiện đại phần lớn đã được kích thích bởi những bộ phim.

Điều làm nên nụ hôn khó quên trên màn hình chính là niềm đam mê, hoàn cảnh, sự tích tụ cảm xúc, tình huống không đoán trước và đôi khi có cả sự lúng túng của người trong cuộc. Chính vì thế trong số rất nhiều nụ hôn trên màn ảnh thì chỉ có một vài nụ hôn đã trở thành biểu tượng. Chẳng hạn như nụ hôn trong Gone with the Wind; From Here to Eternity; An Officer and a Gentleman; Lady and the Tramp; Spider-Man 2002; Mr. and Mrs. Smith.

N_hn_ko_di_27_giy_ca_The_Kiss_nm_1896

Nụ hôn kéo dài 27 giây của The Kiss năm 1896

Năm 1896, lần đầu tiên, có một bộ phim lấy nụ hôn làm chủ đề chính. Đó là phim ngắn thứ hai của Thomas Edison có độ dài 47 giây có tựa đề The Kiss, trong đó miêu tả màn khóa môi say mê giữa hai diễn viên kỳ cựu của sân khấu Broadway. Bộ phim này có nụ hôn diễn ra 27 giây trong tổng số 47 giây độ dài của bộ phim. Điều này khiến người xem có phản ứng mạnh, họ thông báo tới nhà chức trách để ngăn chặn chiến dịch quảng bá bộ phim của các nhà làm phim. Mặc dù vậy, Edison vẫn tiến hành các hoạt động tiếp thị quảng bá cho phim. Với tư cách là nhà phát minh, ông hiểu những gì ông đang làm và quảng cáo bộ phim với khẩu hiệu: "Họ sẵn sàng để hôn, bắt đầu hôn. Hôn, hôn và hôn”. Bộ phim ngắn do William Heise và Thomas Edison đạo diễn được lựa chọn để bảo quản trong thư viện phim Quốc gia. Có thể nói, đó là bộ phim có chủ đề nụ hôn đầu tiên trong lịch sử điện ảnh.

Được coi là bộ phim có nhiều cảnh khóa môi nhất, Don Juan (1926) là chứng minh cho sự ám ảnh bởi nụ hôn đối với xã hội đang ngày một tăng lên. Ngôi sao điện ảnh, John Barrymore, cha của nữ diễn viên Drew Barrymore, đã hôn bạn diễn nữ chính 127 lần và khóa môi các nhân vật nữ khác 64 lần. Tổng cộng trong sự nghiệp của mình, ông đã hôn 191 lần.

Cảnh hôn dài nhất trong lịch sử điện ảnh hiện đại là trong phim Kids in America năm 2005 có độ dài khoảng hơn 6 phút, chạy trên credits ở cuối phim. Vào thời điểm đó, ủy ban kiểm duyệt điện ảnh dường như coi bất kỳ nụ hôn nào dài hơn 3 giây đều là phạm luật. Trong bộ phim Notorious, đạo diễn để cho Cary Grant và Ingrid Bergman phá luật với một nụ hôn sâu và lâu thậm chí còn lặp lại nhiều lần.

Don_Juan_nm_1926_l_b_phim_c_nhiu_cnh_kha_mi_nht

Don Juan năm 1926 là bộ phim có nhiều cảnh khóa môi nhất

Hôn không chỉ là hôn

Có rất nhiều người không thể không quên được nụ hôn mà Richard Gere đặt lên chân của Debra Winger trong Officer and a Gentleman, nụ hôn nồng nàn dưới mưa của Ryan Gosling và Rachel McAdams trong The Notebook hay sự đam mê mãnh liệt của Leonardo DiCaprio và Claire Danes trong Romeo and Juliet nhưng ít người biết đến nụ hôn đầu tiên trong lịch sử điện ảnh. Người làm nên bước ngoặt đó chính là May Irwin - ca sỹ, diễn viên hài 34 tuổi người Canada. Năm 1895, May Irwin đảm nhận vai chính trong vở ca kịch hài trên sân khấu Broadway do tác giả J.J. McNally dựng riêng cho cô, có tên là The Widow Jones. Vở kịch đã có một màn hôn nhau ngọt lịm, khi mà ở phần cuối, May Irwin bạn diễn của mình, John C. Rice, đã trao nhau một nụ hôn dài.

N_hn_cha_bao_gi_b_cun_theo_chiu_gi_trong_Gone_with_the_Wind

Nụ hôn chưa bao giờ bị cuốn theo chiều gió trong Gone with the Wind