“Ở đâu có bon chen đố kỵ thì ở đó có một môi trường bình thường”

Ca sĩ Mỹ Tâm : Với Tâm, ở đâu có những bon chen đố kỵ thì ở đó có một môi trường hoàn toàn bình thường, chỉ có điều, nếu có ít hoặc không có luôn, thì vẫn tốt hơn!

(TGĐA) - Phước ai nấy hưởng. Đố kỵ làm gì! Làm nghề, phải biết ganh tị mới cố gắng phấn đấu, nhưng đừng đố kỵ vì tính xấu này chỉ xảy ra ở những người thiếu tự tin, cứ sợ bị thua kém người khác.


Bạn nghĩ thế nào về tính đố kỵ trong làng nghề? Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?

Ca sĩ Phương Thanh:Môi trường nào cũng có kẻ xấu, người tốt. Tuy nhiên, theo tôi, chúng ta không nên “lột mặt” nhau ra làm gì. Hãy hiểu rằng, trong mọi ngành nghề, nhất là trong thế giới showbiz, người ta thường khó chấp nhận có hai con số 1, ít ai muốn có người hơn mình. Đã bước vào cái thị trường đầy cạnh tranh này, thì phải biết chấp nhận sự thăng trầm của nghề nghiệp, có lên thì cũng phải có xuống. Đó là quy luật đào thải mà! Tuy nhiên, cho dù thanh sắc kém , nếu người nghệ sĩ biết trân trọng nghề nghiệp và tình cảm của khán giả thì sẽ không bao giờ bị mất đi hình tượng trong lòng người hâm mộ. Phước ai nấy hưởng. Đố kỵ làm gì! Làm nghề, phải biết ganh tị mới cố gắng phấn đấu, nhưng đừng đố kỵ vì tính xấu này chỉ xảy ra ở những người thiếu tự tin, cứ sợ bị thua kém người khác.

Trên bước đường sự nghiệp ca hát hay kinh doanh, bạn có từng bị đồng nghiệp hoặc ai đó ganh ghét chưa? Họ đã biểu lộ ra sao, và bạn đã vượt qua sự cố ấy như thế nào?

Ca sĩ Mỹ Tâm: Chắc là có chứ, người bình thường với nhau còn có người mình thích có người mình không, huống chi Tâm là người của công chúng. Mà thật ra Tâm chỉ nghe người này người kia nói là cô đó, cậu đó không thích Tâm thôi chứ gặp thì Tâm chẳng thấy họ có thái độ gì gọi là không thích cả, nên Tâm cũng không để ý về việc này! Lúc nào gặp nhau, Tâm cũng vui vẻ với mọi người. Đó cũng là cách mà Tâm luôn làm, để mọi chuyện trở nên bình thường.

Ca sĩ Phương Thanh: Trên con đường sự nghiệp, tôi bị đố kỵ nhiều là đằng khác, thậm chí từ Nam ra Bắc luôn, nhưng điều quan trọng là nên xử sự như thế nào, nhịn hay không nhịn! Nếu sự đố kỵ của họ xuất phát từ dã tâm, thì tôi sẽ ra mặt phản ứng, còn ngược lại, do họ nhất thời nông nổi hoặc nghe lời xúi bẩy, thì nên tha thứ và bỏ qua cho họ. Thú thật, những trò nhỏ nhen không làm cho tôi bận tâm, chỉ có vài trường hợp quá đáng thì khiến tôi cảm thấy khó chịu mà thôi.

Đông Nhi nghĩ sao về sự cạnh tranh và tính đố kị trong giới nghệ sĩ hiện nay?

Theo Nhi, không chỉ ngành nghệ thuật mà bất kỳ ngành nghề nào khác cũng tồn tại sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh giúp bản thân người nghệ sĩ hoàn thiện những kỹ năng nghề nghiệp và phục vụ người xem tốt hơn. Đối với Nhi, cạnh tranh sẽ tốt vì giúp nhiều cho sự phát triển, nhưng nếu cạnh tranh bằng cách đố kị một ai đó thì lại là chuyện không nên.

Cùng thời với Đông Nhi là hai ca sĩ Phương Vy và Võ Hạ Trâm. Hiện mỗi người đều đã có sự nghiệp phát triển với những danh hiệu từ các cuộc thi ca hát lớn. Nhìn thành công từ hai bạn, Đông Nhi có bao giờ thấy nôn nóng vì hiện giờ sự nghiệp ca hát của mình vẫn chưa thực sự thăng hoa?

Thật sự khi nhìn thấy hai bạn thành công, Nhi cảm thấy mừng vì cả hai đều đã nắm bắt rất tốt những cơ hội đến với mình để tạo đà cho sự phát triển trong sự nghiệp ca hát. Lúc ấy ca hát đối với Nhi còn rất mơ hồ, Nhi cũng chưa xác định mình có chọn ca hát là một nghề chính thức để theo đuổi hay không. Nhưng rồi từ sự động viên của gia đình, Nhi đã dần dần thực hiện những kế hoạch ấp ủ bất lâu, và đến nay nhìn lại Nhi thấy vui vì mình đã làm được một điều gì đó.

Nhi xem ai là đối thủ nặng ký nhất trong nghề mà mình cần phải vượt qua bằng được?

Đối thủ đáng gờm nhất của Nhi là chính bản thân Nhi. Nhi luôn xác lập cho mình những mục tiêu và tự bắt buộc mình phải vượt qua hết trước khi tiếp tục lên kế hoạch cho những mục tiêu khác.

Thành danh sớm như vậy, đã bao giờ Khải Anh là nạn nhân của sự đố kỵ chưa?

Tôi thấy là chưa, hoặc có nhưng mà tôi không biết.

Vậy là anh chưa đối diện trực tiếp với sự đố kỵ?

Thực ra đã làm trong cái nghề này thì không thể tránh tiếng xấu, những lời nói không hay, nhưng làm việc mà suốt ngày quan tâm xem ai nói xấu mình hay người này nói xấu người kia thì có khi bỏ nghề mất. Tôi nghĩ rằng những người trẻ cần phải đối mặt với một sự thực là trong cuộc sống, không nhất thiết phải luôn nhận được từ những lời nói tốt đẹp từ tất cả mọi người. Như thế sẽ dễ sống hơn là cứ đau khổ về một lời nói.

Nhưng đấy là khi những lời nói gió bay không ảnh hưởng gì, còn khi sự đố kỵ ảnh hưởng đến công việc thì sao?

Tôi không quan tâm lắm, có gì bỏ qua được thì nên bỏ qua. Nếu những gì liên quan đến công việc của mình, chẳng hạn người ta tin vào những lời nói dối đấy thì thôi, không cộng tác nữa. Còn nếu họ vẫn nửa tin nửa ngờ thì tôi sẽ chứng minh quan điểm của người đó là sai, bằng khả năng của mình.

Đứng ở cương vị đạo diễn, những diễn viên trong đoàn làm phim không ưa nhau, anh giải quyết việc đó như thế nào?

Dễ giải quyết thôi. Nếu biết từ trước không ưa nhau thì sẽ tránh chọn các em làm phim cùng nhau. Nhưng trong trường hợp diễn viên mình thích quá rồi, như phim tuổi teen chẳng hạn, hai đứa diễn đẹp quá mà lại ghét nhau, tôi cũng sẽ cố nghĩ cách giải quyết, nếu không được thì cũng đành chịu.

Anh không quan tâm đến chuyện người khác, nhưng thấy người khác xuất phát điểm như mình mà có thể thành công hơn, anh có cảm giác gì?

Cũng hơi ấm ức thật, tại sao người ta cũng được đào tạo như mình mà làm tốt hơn. Nghề này có những lúc phải “đố kỵ” tí, tôi cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhưng phải tìm hiểu vì sao người ta hơn mình. Nhiều người xuất phát như nhau nhưng do gặp may, nên công việc, sự nghiệp thuận lợi hơn. Cũng có thể về năng lực, người ta hơn mình ở khía cạnh nào đó. Đấy cũng là động lực để mình phải cố gắng.

Minh Di - Trọng Bảo – Mỹ Trang