Phim gốc & tập tiếp theo: Phim nào doanh thu hơn?

(TGĐA) - Independence Day: Resurgence chỉ là một trong nhiều bộ phim tập tiếp theo được tung ra vào năm nay, tuân thủ chiến thuật làm phim “an toàn” của kinh đô điện ảnh Mỹ trong thời đại bị cạnh tranh khốc liệt bởi các loại hình nghe nhìn mà khán giả có thể thưởng thức mọi lúc mọi nơi trên các công cụ di động như máy tính bảng và smartphone. Nhiều bộ phim gốc ra đời cách nay hơn 10 năm được làm lại hoặc nối bản. Nhưng không phải phim nào cũng thành công, dù thước đo là nhận xét của các nhà phê bình hay bằng doanh thu tiền vé. Sau đây là so sánh doanh thu giữa phim gốc và phần tiếp theo của một số bộ phim Hollywood do công ty theo dõi và cập nhật doanh thu Box Office Mojo công bố kèm theo ý kiến của các nhà phê bình điện ảnh đăng trên tờ The New York Times.

Independence Day

1. Independence Day phiên bản năm 1996 2

Independence Day phiên bản năm 1996

Bạn còn nhớ cảnh phim Independence Day khi Nhà trắng bị nổ tung và người anh hùng do Will Smith đóng cùng đồng đội xả thân cứu nước Mỹ khỏi sự thống trị của người ngoài hành tinh bằng con tàu đổ bộ? Nếu trí nhớ của bạn không còn lại gì sau 20 năm xem bộ phim này thì không phải chỉ có mình bạn.

1. Và thảm họa Independence Day 20 năm sau năm 2016

Và thảm họa Independence Day 20 năm sau, năm 2016

Tập tiếp theo Independence Day: Resurgence ra đời sau 20 năm so với tập gốc. Trong khi tổng doanh thu tập 1 là 594,3 triệu USD tại Mỹ thì và lọt vào Top 40 những bộ phim đạt doanh thu cao nhất Bắc Mỹ thì tập tiếp theo được xem là một “thất bại so với dự báo” khi chỉ thu được 41 triệu USD trong tuần đầu công chiếu, thua Finding Dory, xếp thứ nhất về doanh thu trong cùng tuần. Nhà phê bình phim Janet Maslin đánh giá tập gốc cao hơn tập tiếp theo trong khi nhà phê bình Manohla Dargis gọi tập tiếp theo là “một sản phẩm không làm cho khán giả trợn tròn mắt thích thú mà chỉ làm cho khán giả nhăn mặt bất mãn”.

Zoolander

2. Ben Stiller đã rất thành công với Zoolander năm 2001

Ben Stiller đã rất thành công với Zoolander năm 2001

2. Nhưng lại thất bại với Zoolander 2 phiên bản làm lại năm 2016

Nhưng lại thất bại với Zoolander 2 phiên bản làm lại năm 2016

Tập tiếp theo Zoolander 2 ra đời sau 15 năm so với tập gốc. Zoolander do Ben Stiller và nhiều diễn viên khác lồng tiếng thu được 68,4 triệu USD. Tập tiếp theo Zoolander 2 chiếu từ 12/2 thu được 28,8 triệu USD. Trong khi nhà bình luận Elvis Mitchell xem Zoolander là “sự pha trộn giữa chính trị và văn hoá phổ thông phảng phất một bộ phim khác của Stiller là The Manchurian Candidate” thì nhà phê bình Stephen Holden gọi Zoolander 2 là “rạp xiếc thú vật hỗn loạn, quá tải và không vui lắm”.

My Big Fat Greek Wedding

3. My Big Fat Greek Wedding từng rất thành công năm 2002

My Big Fat Greek Wedding từng rất thành công năm 2002

3. Còn phiên bản My Big Fat Greek Wedding năm 2016 chỉ dừng lại ở mức độ xem được

Còn phiên bản My Big Fat Greek Wedding năm 2016 chỉ dừng lại ở mức độ xem được

Tập tiếp theo: My Big Fat Greek Wedding 2 ra đời sau 14 năm so với tập gốc. Tổng doanh thu tại Mỹ của My Big Fat Greek Wedding (đã điều chỉnh theo lạm phát) là 355,3 triệu USD, một con số rất ấn tượng đối với những bộ phim hài kinh phí thấp. Doanh thu tại Mỹ của tập tiếp theo My Big Fat Greek Wedding 2 công chiếu từ 25/3 là 59,6 triệu USD. Nhà điểm phim Dave Kehr của tờ New York Times đánh giá My Big Fat Greek Wedding là bộ phim tình cảm hài liên chủng tộc “xem được”, còn nhà phê bình Jeannette Catsoulis đánh giá cao chất hài của tập tiếp theo và xem đây là “cuộc tái chế thành công”.

Finding Nemo

4. Finding Nemo là bộ phim cực thành công của Pixar năm 2003

Finding Nemo là bộ phim cực thành công của Pixar năm 2003

Tập tiếp theo là Finding Dory ra đời sau 13 năm sau tập gốc và cũng sử dụng chủ đề tìm một con cá bị đi lạc để nói lên nhiều vấn đề của cuộc sống, từ lòng can đảm, sự quyết tâm đến tinh thần tương trợ của những cộng đồng sống chung trong “thế giới nước”. Doanh thu tại Mỹ của Finding Nemo (đoạt Oscar phim truyện hoạt hình hay nhất) rất ấn tượng: 483,3 triệu USD đã biến nó thành một trong những bộ phim thành công lớn nhất của hãng sản xuất phim hoạt hình Pixar, công ty được Walt Disney mua lại cách nay nhiều năm giống như hãng sản xuất phim Miramax.

4. Và 13 năm sau Finding Dory phiên bản tiếp theo còn có khả năng làm tốt hơn thế

Và 13 năm sau, Finding Dory phiên bản tiếp theo còn có khả năng làm tốt hơn thế

Tập tiếp theo có thể vượt qua tập gốc về doanh thu khi ra rạp từ ngày 17/6. Kỳ vọng này có thể đạt được vì chỉ sau 2 tuần công chiếu tại Mỹ Finding Dory đã mang về 286 triệu USD. Doanh thu tuần đầu công chiếu của Finding Dory cũng là kỷ lục mới của Pixar. Nhà phê bình Stephen Holden ngợi khen tập gốc không hết lời, đặc biệt là cách thể hiện thế giới nước với “màu sắc sinh động như một giấc mơ”. Nhà phê bình A. O. Scott cũng đánh giá tích cực tập tiếp theo về cả cốt truyện lẫn cách dàn dựng.

Barbershop

5. Barbershop bản gốc năm 2002 được đánh giá khá cao

Barbershop bản gốc năm 2002 được đánh giá khá cao

5. Phiên bản The Next Cut dù vẫn giữ được tinh thần nhưng doanh thu thì hoàn toàn thua kém

Phiên bản The Next Cut dù vẫn giữ được tinh thần nhưng doanh thu thì hoàn toàn thua kém

Tập thứ 3 Barbershop: The Next Cut ra đời sau 12 năm so với tập 2 và cả ba bộ phim đều kể những câu chuyện xoay quanh một tiệm hớt tóc. Trong khi doanh thu tại Mỹ của tập phim gốc (2002) đạt 111,8 triệu USD, tập tiếp theo Barbershop 2: Back in Business (2004) thu được 89,9 triệu USD thì doanh thu Barbershop: The Next Cut công chiếu từ 15/4 mới chỉ đạt 53,8 triệu USD. Nhà phê bình A. O. Scott gọi Barbershop gốc thông qua một tiệm hớt tóc bình thường, các nhà làm phim đã “biết cách nâng cao những giá trị nhân bản tại khu dân cư mình sinh sống” thì ông xem The Next Cut là “cỗ máy quảng bá cho các doanh nghiệp nhỏ, sự tận hiến trong công việc, quan hệ gia đình bền chặt và đề cao tinh thần đoàn kết cộng đồng”.

Nhìn tổng thể, việc đầu tư vào các tập phim tiếp theo hiện nay rất mong manh. Thực tế cho thấy, tập tiếp theo không còn là món hời để đầu tư. Nhưng Hollywood không còn chọn lựa nào khác vì đầu tư vào phim gốc còn bấp bênh hơn. Vì vậy, trong số 10 phim tốn kém nhất Hollywood năm 2016 cho đến thời điểm này có đến 9 phim là tập tiếp theo và phim “tút” lại. Có vẻ như Hollywood cố tình quên những dấu hiệu xấu đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Lập Xuân