Phim hoạt hình Hoa ngữ: Con đường phát triển mới

(TGĐA) - Trẻ em Trung Quốc sinh từ những năm 90 của thế kỷ trước trở về đây có điều kiện tiếp xúc nhiều với hoạt hình nước ngoài mà đặc biệt là hoạt hình Hollywood, nào là Kungfu Panda, rồi đến Robot biến hình, rồi hàng loạt phim hoạt hình dạng hài tình cảm khác. Sự xuất hiện các bộ phim hoạt hình Trung Quốc sản xuất đến với các em nhỏ đều rất ít. Câu hỏi đặt ra là phải chăng thị trường phim hoạt hình Trung Quốc đang bị bỏ ngỏ?

Ngày 1/6 vừa qua, thị trường điện ảnh Trung Quốc liên tiếp đón nhận 9 bộ phim khác nhau dành cho các em, tuy nhiên các bộ phim hoạt hình đề tài về thiếu nhi do Trung Quốc sản xuất chỉ chiếm không đến 10% thị phần. Ngược lại, hàng loạt phim của Hollywood ra rạp rầm rộ, chiếm lĩnh hầu khắp các rạp chiếu bóng trên đất nước tỷ dân này.

Toi_la_ca_sy

Không chỉ về số lượng các phim, ngay đến đề tài cho phim cũng rất hạn chế. Thống kê năm 2011, Trung Quốc sản xuất tổng cộng 435 bộ phim hoạt hình, đạt tổng cộng 261.224 phút, tăng 18% so với năm 2010, về lượng, con số này đã vượt hơn so với Nhật Bản, nhưng điều này vẫn không phải tín hiệu vui cho thị trường đông dân cư nhất này. Một con số nữa được đem ra so sánh, con số đầu tư cho ngành phim hoạt hình trong nước của Trung Quốc chỉ đạt 8 tỷ NDT một năm, so với số tiền khổng lồ 200 tỷ USD của Mỹ thì con số của Trung Quốc không thấm tháp gì.

Sang năm 2012, thị trường phim dành cho thiếu nhi của Trung Quốc có phần khởi sắc hơn, một số phim nhận được phản hồi tốt từ người xem như Tần thời minh nguyệt IV, Animen II Điều này chứng tỏ rằng, thị trường phim hoạt hình của Trung Quốc đang ở trong thời kỳ phát triển nóng và mạnh, ngày càng nhiều các bộ phim loại hình này được đưa ra thị trường, cho thấy Trung Quốc đang trải qua thời kỳ phát triển sơ khai ban đầu và đang dần đi vào con đường hệ thống hóa, quy chuẩn hóa. Tuy nhiên, cái mà điện ảnh Trung Quốc nói chung và phim hoạt hình Trung Quốc nói riêng đang thiếu, đó là tính độc đáo và sáng tạo, kèm theo đó là nhân lực sản xuất phim với thái độ làm việc chuyên nghiệp nghiêm túc. Đó là những yếu tố căn bản làm cho nền điện ảnh Trung Quốc hướng ra quốc tế.

ultraman

Thị trường Trung Quốc rất rộng lớn, tức là tiềm năng, tiềm lực cho các ngành nghề Trung Quốc phát triển là rất lớn, không chỉ có điện ảnh hay ngành sản xuất phim hoạt hình. Tuy nhiên cái mà Trung Quốc đang cần hướng tới không phải là số lượng nhiều theo yêu cầu thị trường, mà chính là ở các vấn đề về nội dung, và nhân lực. Làm thế nào để một đốm lửa nhỏ bùng lên thành ngọn lửa lớn? Con người là nhân tố quan trọng nhất. Nhân tài làm điện ảnh hoạt hình của Trung Quốc nói thiếu thì cũng sẽ là thiếu, nhưng không phải là không có, nhìn qua các tác phẩm như See through hay Let’s advent là chúng ta có thể thấy, khả năng làm được không phải là không có. Vấn đề về nội dung, đề tài ư? Chúng ta hãy nhớ lại, Trung Quốc phát triển ngành sản xuất các tác phẩm về hoạt hình từ rất sớm, thế kỷ trước chúng ta đã biết đến truyển tranh, sau này Trung Quốc làm thêm hoạt hình mực nước hay hoạt hình cắt giấy.

Nhìn chung, nêu lên vấn đề này để thấy, hướng phát triển của hoạt hình Trung Quốc không phải là điều bất khả thi, cái quan trọng là họ phải hoạch định đúng được con đường hướng cho vấn đề này, xuất phát từ cái tâm với lớp thiếu niên, nhi đồng, xuất phát từ lòng yêu nghề của chính những nhà sản xuất.

Những thực trạng trong sản xuất phim hoạt hình Trung Quốc hiện nay

Đề tài lỗi thời: Những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, hoạt hình của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, nhưng càng về thời gian gần đây, mức độ phát triển dường như chậm lại, đề tài khai thác trên phim trở nên cằn cỗi hơn. Có lẽ câu trả lời cho tình trạng này không phải là không ai biết. Vấn đề về lịch sự không thể thay đổi đã làm cho ngành sản xuất phim hoạt hình Trung Quốc bị đình trệ lâu dài dẫn đến phá sản. Trong vài năm từ năm 1966 đến năm 1971, số lượng phim hoạt hình Trung Quốc sản xuất liên tục là con số 0, sang năm 1972, số lượng tăng và dừng lại ở con số 2 – 3 phim một năm. Gần chục năm, hoạt hình Trung Quốc dậm chân tại chỗ.

Up

Bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, phim hoạt hình Trung Quốc một lần nữa có cơ hội phát triển, bắt đầu phát triển từ quy mô nhỏ. Một số phim được phát hành, giới thiệu có thể kể đến Na Tra náo loạn biển xanh, Câu chuyện về A Phán Thí, Trai Cò tranh đấu, Nhật ký vua cái bang, …. Nhưng không khó nhận thấy rằng, các tác phẩm đều mang dáng dấp của thời kỳ thập niên 60 của thế kỷ trước, từ ý tưởng của bộ phim đến cách thức thể hiện. Tụt hậu của hoạt hình Trung Quốc dường như không thể có phương hướng để thay đổi. Đình trệ kéo dài đã làm mất đi không ít nhà sản xuất phim hoạt hình, một trong những lỗi nặng nề trong ý tưởng làm phim hoạt hình của các nhà sản xuất thời kỳ đó là, họ quan niệm phim hoạt hình là dành cho trẻ em.

Mục tiêu đưa nhu cầu của người lớn trở lại: Nhiều năm trở lại đây, quan niệm về phim hoạt hình là chỉ dành cho thiếu nhi đã trở nên phổ biến. Vì vậy, khi con người “đã lớn” hay nói cách khác, lớn đến một ngưỡng tuổi nào đó, tự nhiên người ta có ý thức rằng, không nên ngồi trước ti vi xem những thể loại phim kiểu như Chú cừu vui vẻ hay Lợn con thông minh, hình thức và nội dung bộ phim đối với người đã lớn hoàn toàn không còn phù hợp.

Hiep_sy_xe_lua

Về phương diện này, nếu đem so với các quốc gia khác, hoạt hình Trung Quốc quả đúng là có tụt hậu hơn nhiều. Như ở Nhật Bản, hàng loạt các nhà sản xuất phim ở đây không ngừng sáng tạo, thử nghiệm ở những phạm vi đề tài mới hơn, rộng lợn hơn, dần dần, hoạt hình trở thành một phần lựa chọn dành cho người lớn.Còn đối với Mỹ, họ đã trải qua một quá trình diễn biến trong nhiều năm. Từ hoạt hình 2D đến hoạt hình 3D, họ hướng tới xây dựng ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình của Mỹ hướng tới mọi lứa tuổi, trở thành mục tiêu phát triển thị trường. Tất nhiên vẫn có một phần các bộ phim hoạt hình của Mỹ hướng tới đối tượng chỉ là thiếu nhi, tuy nhiên, Trung Quốc lại biến cái một phần nhỏ đó trở thành mảng chủ đạo trong phương hướng phát triển của mình.

Tính giáo điều: Giáo dục qua phim ảnh là một điều thường gặp, tuy nhiên nếu làm phim trở thành tính giáo điều thì cần phải xem xét. Các bộ phim của Mỹ chẳng hạn, có tính giáo dục nhưng không hề nặng nề. Ta lấy ví dụ từ một số bộ “phim hot” gần đây do Mỹ phát hành. Đầu tiên là Up của hãng Pixar, bộ phim lồng ghép những vấn đề giáo dục như ý thức bảo vệ môi trường, hướng tới cuộc sống nội tâm, vật chất và cả tinh thần, nhưng người xem cảm nhận sâu sắc, thoải mái chứ không nặng nề kiểu triết lý suông. Shrek của Dreamworks đề cao tinh thần trách nhiệm, nhưng vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan cao. Với hoạt hình Trung Quốc, bước sang thế kỷ mới, quan niệm về phim hoạt hình đang dần thay đổi, đánh dấu đầu tiên có thể kể đến Tôi là ca sỹ, bộ phim hoạt hình dài tập đã hướng tới đối tượng là thanh thiếu niên, đây coi như một bước đột phá so với quan niệm truyền thống của Trung Quốc từ trước đến nay về phim hoạt hình. Tuy nhiên, sự thay đổi này nhanh chóng bị dập tắt bởi phản ứng không tốt từ thị trường. Nói đi nói lại rồi vẫn quay lại với phong cách giáo điều trong phim hoạt hình.

Điều này giống như việc làm một bài văn nêu cảm tưởng, suy nghĩ của em về một vấn đề nào đó. Mô típ quen thuộc là: Thông qua câu chuyện này, thông qua bộ phim này, em học được từ nhân vật những điều sau: một là, hai là, ….. Còn đối với những bộ phim nước ngoài, mở đầu bài luôn là, bộ phim này rất hay, em học được từ bộ phim những điều sau:….. Rõ ràng Trung Quốc cần một hướng để đưa họ thoát khỏi nút thắt cổ chai này.

lon_con_thong_minh

Thiếu tính văn hóa: Gần đây, Trung Quốc phát hành một bộ phim hoạt hình tương đối ăn khách Cảnh sát giao thông mèo đen, bộ phim gồm 5 tập. Đạo diễn bộ phim chia sẻ, năm đó, khi sản xuất phim, làm đến tập phim thứ 2 thì bị yêu cầu cho dừng quay. Lý do: Tính thẩm mỹ và tính truyền thống không giống nhau, nội dung đánh và giết chóc không phù hợp với đạo lý, hơn nữa cũng không có tính nghệ thuật trong đó. Một năm sau đó, bộ phim mới tiếp tục được duyệt để làm tiếp nhưng cũng chỉ dừng lại ở con số 5 tập.

Một lần nữa, các nhà sản xuất phim Trung Quốc bị tuýt còi cảnh cáo, họ không thể không thay đổi, đề tài phim chuyển dần xuống lứa tuổi thấp hơn, đơn giản hóa tính giá trị, ý đồ giáo dục giản đơn.

Sao chép nội dung phim nước ngoài: Gần đây, bộ phim Wall-E do một hãng sản xuất phim hoạt hình tại Bắc Kinh đã chính thức nhận được giấy phép thông qua kịch bản và cho phép dựng phim. Tình tiết bộ phim cũng như tên nhân vật trong phim hoàn toàn giống với Wall-E được Pixar phát hành vào năm 2008 vừa qua, điều này cho thấy, việc sao chép trong điện ảnh của Trung Quốc đã trở thành một vấn nạn.

see_through

Thực tế, không chỉ về vấn đề tình tiết phim, ngay đến yếu tố về chất liệu làm phim hay phong cách dựng phim cũng đều được sao chép. Chúng ta có thể lấy ví dụ khác từ phim Cao Thiết hiệp, nhận vật trong phim này được lấy ý tưởng từ nhân vật trong Hiệp sỹ xe lửa của Nhật Bản, phim Hiệp sỹ Kim Giáp Ultraman Tiga của hãng Tsuburaya Nhật Bản cũng tương tự nhau, thậm chí đến bộ phim Cửa số tâm hồn do Công ty sản xuất phim Trung Ương sản xuất cũng có nhiều điểm na ná với 5 centimet của Nhật Bản. Những bộ phim này thực sự gây shock cho khán giả Trung Quốc.

Trình độ sản xuất phim còn yếu: Không thể phủ nhận rằng, hoạt hình Trung Quốc mấy năm gần đây đã có những bước phát triển nhanh, công nghệ làm phim đã tiếp thu mẫu quản lý của Âu Mỹ hay Nhật Bản. Dạng thức vẽ 2D và 3D cũng dần được nâng cao, tuy nhiên cho dù có một lực lượng làm phim mạnh hơn, nhưng vẫn đang dừng ở việc trị ngọn chứ chưa trị đến tận gốc vấn đề. Việc sử dụng 3Dmax góp phần làm giảm chi phí sản xuất phim, tăng hiệu quả sản xuất nhưng có lẽ đó lại là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tính cạnh tranh của phim Trung Quốc với thị trường bên ngoài. Vì vậy đã gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất phim trong nước, hoạt hình Trung Quốc đang quay trở lại lối mòn cũ.

Tiểu Thạch