"N" cái kết cho một bộ phim

Cái kết thứ hai nằm trong câu chuyện mà Tần Vương đã đoán ra. Ông hiểu rõ tình cảm sắt son giữa Phi Tuyết và Tàn Kiếm nên đoán được đây chỉ là một âm mưu thích khách do Vô Danh dàn dựng. Từ góc độ này đạo diễn muốn làm nổi bật tinh thần “xả thân vì nghĩa” của truyền thống Trung Quốc. Nhân vật Trường Không và Phi Tuyết tình nguyện đánh bại tay Vô Danh cũng chỉ vì việc lớn. Còn trận quyết đấu giữa Vô Danh và Tàn Kiếm cũng nhằm thể hiện sự tôn trọng và yêu quí tài nghệ của nhau giữa các hiệp khách. Trong cái kết Tàn Kiếm và Phi Tuyết chết bên nhau vì tình yêu và hi sinh vì người khác chính là một cách thể hiện cao nhất cảnh giới của võ hiệp. Trường đoạn này đầy ắp chủ đạo lãng mạn, do vậy gam màu chính được chọn là màu xanh da trời. Và đạo diễn đã chọn vùng Cửu Trại Câu có làn nước xanh trong vắt để quay cảnh đánh nhau trên mặt nước cũng chính vì điều này.

(TGĐA) - Chúng ta thường than thở, đau thương hoặc hoan hỉ trước cái kết của một bộ phim, để khi về tới nhà rồi vẫn vương vấn không nguôi. Đó là do các đạo diễn đã đặc biệt chú ý tới tầm quan trọng và sử dụng có hiệu quả cái kết trong phim, gây được ấn tượng sâu đậm cho khan giả.


Poster The Lord of the rings III: The return of the King

Để đạt được điều đó cần phải có thủ pháp. Bên cạnh những cách xử lý cái kết rất chân phương mà chúng ta thường gặp trong hầu hết các phim, cũng có một số đạo diễn đã cố tình ẩn chứa một vài cái kết khác ngoài cái kết chính thức của phim. Cách làm này khiến khán giả rất bất ngờ và thú vị. Mặc dù những cái kết đó có thể không phù hợp lắm với cuộc sống hiện thực, nhưng chúng chính là sức mạnh của điện ảnh.

Cái kết phim The Lord of the rings III: The return of the King (Chúa nhẫn III: Sự trở về của Đức vua) được diễn ra trên cảnh nhân vật chính lên thuyền ra đi. Họ hướng đến cõi vĩnh hằng hay tìm đến cái chết? Đó là câu hỏi ngờ vực bấy lâu nay, gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải cứu, nhân vật nam chính cùng các vị thần tiên dọc thuyền đến miền cực lạc. Anh đã siêu thoát được linh hồn của chính mình vì thế bước vào thiên đường đạt được sự vĩnh hằng là một logic hợp tình hợp lí. Đây là một điều khan giả mong ước. Còn quan điểm nhân vật đi vào cái chết cũng không phải là vô lý:Bởi theo quan niệm trong Kinh Thánh, cái chết cũng được coi là sự vĩnh hằng, than xác tuy tan hủy nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại mãi. Đây cũng là cái kết phim rất kinh điển theo kiểu “anh hùng luôn sống mãi” của điện ảnh Hollywood. Tư duy của đạo diễn Peter Jackson đã bị rằng buộc bởi tôn giáo truyền thống phương Tây, do vậy nhân vật chính phải sống mãi. Theo các nhà dựng phim tiết lộ đạo diễn Peter còn chuẩn bị sẵn 12 cái kết phim khác cũng theo tư tưởng chủ đạo “anh hùng luôn sống mãi”.

Poster phim Lola, run

Trong bộ phim Đức Lola, Run (LoLa hãy chạy đi) có cảnh trong một căn hộ tối tăm sau khi nghe điện thoại, Lola gác máy và bỏ chạy ra ngoài, tổng cộng ba lần. Lần thứ nhất đạo diễn sắp xếp cho cô từ nhà chạy tới ngân hàng, rồi chạy tới siêu thị, cuối cùng là chạy trên đường phố. Để cứu người yêu cô chạy tới mức thở không ra hơi và kết cục bị chết thảm. Tất cả trở nên vô nghĩa, cô không thể bắt trí óc chạy cùng bước chân, chỉ có nỗ lực thể xác ắt không thể thành công .Lần thứ hai cũng chạy như vậy, nhưng có suy tính đến việc làm thế nào để chạy được tốt hơn. Thế là cô chạy băng qua mũi xe ô tô của người lạ, kề súng vào cổ bố đẻ, khiến toàn bộ cảnh sát ập tới. Cô lại phải tìm cách chạy trốn khỏi rừng cảnh sát dày đặc. Đạo diễn đã cố tình sắp xếp cho cô phạm pháp, nhưng rồi lại để cho cô có cơ hội trốn thoát. Xem ra có vẻ như ăn may, thực ra thì sao? Người yêu của cô bị xe đâm mới là sự trừng phạt cuối cùng. Mọi chuyện đều phải có chừng mực, và nhân vật chỉ được phép hành động trong cái phạm vi chừng mực đó, cộng thêm một chút cơ may nho nhỏ. Có như vậy mới gặp được thành công. Cơ may nho nhỏ đó đến từ sòng bạc – nơi tập trung những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội. Đạo diễn đã cố ý lựa chọn một địa điểm như vậy để nói lên ý tưởng: cuộc đời vốn mênh mông, trong cái cạn bẫy gian trá cùng với những cơ hội ly kì, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Hãy xem lại cảnh cậu người yêu của Lola đang ra sức đuổi theo kẻ ăn mày để tìm lại túi tiền bị đánh mất, cuối cùng chúng ta cũng có thể thở dài một tiếng. Sau đáy vực là gờ cao, chính quy luật giá trị đã nói lên điều đó. Sau cơn mưa trời lại sáng, kết quả của bao nỗ lực thử thách là thành công. Kết quả của sự đợi chờ là hơi ấm .Lola và người yêu, những công sức gấp đôi mà họ đã bỏ ra ẩn chứa một cái kết thứ 3: chiến thắng. Điều này đem lại cho khán giả một chút an ủi, một nụ cười và một niềm tin kiên định.

Cảnh trong phim Lola, run

Trong hai cái kết trên đạo diễn đã lần lượt sắp xếp cái chết của Lola và cậu người yêu giống hệt như một bước thử nghiệm về “huyễn tưởng chết chóc” đầy ắp màu hồng của chính họ. Lola đã từng hỏi người yêu rằng: “Nếu ngay từ đầu người anh gặp không phải là em mà là một cô gái khác, thì nhất định anh sẽ yêu cô ấy chứ không yêu em đúng không?”. Và anh ta đã trả lời: “Nếu một ngày anh chết có lẽ em sẽ rất đau đớn. Những người thân của em lúc đó cũng sẽ thương xót em. Nhưng rồi sau đó sẽ có một ngày, em gặp được một người đàn ông khác. Anh ta đẹp trai hơn anh. Và em sẽ yêu anh ta, quên anh ngay.” Do vậy kết luận đưa ra rằng: ai nghi ngờ trước về tình yêu thì người đó bỏ cuộc trước. Đúng là một logic rất kì quái nhưng chúng lại “vận” đúng vào đôi bạn tình sống chết có nhau này. Hiện thực cuộc sống khiến họ như thể chìm đắm trong cơn mê, không việc làm đàng hoàng, mất cảm giác an toàn, mẹ Lola nghiện rượu, bố bận rộn với cô bồ trẻ, người yêu lang thang đầu đường xó chợ gia nhập băng đảng lưu manh. Cái kết phim như thể hiện một mối quan hệ nhân quả trong cuộc sống, khiến khán giả không khỏi ngậm ngùi và hiểu ra được một số điều.

Poster phim Anh hùng

Đường phố Berlin như thuộc gam mầu của Lola, đó là một mầu đỏ hoang dã. Tóc đỏ, điện thoại đỏ, áo khoác đỏ của người đàn ông đi xe đạp, xe cấp cứu đỏ. Trong bộ phim có N cái kết được kết cấu bởi mầu sắc, phim Anh hùng được coi là con dao phay thử nghiệm đầu tiên của điện ảnh Trung Quốc. Với bối cảnh ra đời giống như phim Chúa nhẫn, Anh hùng cũng kể về một câu chuyện lịch sử lâu đời và trĩu nặng. Có lẽ đạo diễn Trương Nghệ Mưu muốn thể hiện quá nhiều thứ, trong khi một câu chuyện hoàn chỉnh khó có thể kể hết được. Do vậy ông đã chia ba cái kết khác nhau trong ba trường đoạn rành mạch. Cái kết thứ nhất được tạo ra từ lúc Vô Danh mưu mô dùng những lời bịa đặt trong câu chuyện kể cho Tần Vương, nhằm chiếm được sự tin tưởng của ông. Vô Danh kể về sự bất trung giữa cặp bạn tình, tưởng là đây là lí do dễ dàng nhất để chiếm được sự thông cảm và thừa nhận của Tần Vương. Thế nhưng anh lại quên mất nhân vật trong câu chuyện và Tần Vương đều không phải là những người bình thường, vì vậy không tài nào khiến ông tin được, thậm chí còn nói : “Ngươi coi quả nhân đơn giản quá”. Trong cái kết này đạo diễn Trương kể về sức mạnh của tình yêu với một trạng thái bừng bừng như điên loạn. Vì vậy gam mầu cơ bản trong trường đoạn này là màu đỏ. Dùng sự phản bội giữa cặp bạn tình Phi Tuyết – Tàn Kiếm (đồng thời cũng là đôi thích khách nguy hiểm mà Tần Vương đang rao giá truy lùng) để tạo nên một câu chuyện cực đoan. Màn mượn tên của quân Tần để công kích thành nước Triệu chứng tỏ được tính cách kiên cường, gan lì của người dân Trung Quốc, giống như câu nói của lão tiên sinh trong trường học: “Họ có thể diệt được nước của chúng ta, song không thể diệt được tên tuổi của chúng ta”. Thậm chí tình yêu đầy kích động của nhân vật Như Nguyệt cũng biểu hiện sự trung thành.

Gam mầu đỏ vàng của cái kết 1 bừng bừng sự ghen tuông

Cái kết thứ ba là câu chuyện thật, sử dụng gam mầu trắng. Hành động của Tàn Kiến lúc này có vẻ hơi vượt xa thời đại. Và chủ đề về hòa bình biến Tần Vương thành một nhân vật quá vĩ đại. Rất có thể đạo diễn Trương đã cố tình mượn vấn đề hòa bình để phản ánh sâu hơn về chiến tranh nhưng tiếc rằng chưa khai thác được triệt để .Kết phim dừng lại ở chỗ Vô Danh chết. Vì không thể giết Tần Vương, cũng không muốn phụ lòng của Phi Tuyết và Trường Không anh đã chọn cái chết. Đây là hình tượng anh hùng điển hình thời cổ đại Trung Quốc, mang đúng chất “thích khách”. Cái kết này kể về tình yêu nhưng tình yêu trong thời chiến tranh loạn lạc không phải quan trọng nhất .Lý tưởng của Tàn Kiếm là “thiên hạ”, nhưng anh cũng yêu Phi Tuyết. Do vậy anh cũng chọn cái chết để chứng minh tình yêu của mình. Tàn Kiếm hiểu thấu được Tần Vương đúng như lời than thở của ông ta, “Người hiểu ta nhất chính là kẻ thù của ta”. Còn sự thay đổi của Vô Danh cũng rất phù hợp với quan niệm “trung nghĩa song toàn” của truyền thống cổ đại. Qua Anh hùng, đạo diễn giúp khán giả hiểu được tinh thần võ hiệp được xây dựng bởi 3 yếu tố: tình yêu, lòng trung thành và sự hy sinh.

Có đủ N cái kết trong phim Anh hùng của Trương Nghệ Mưu

Có thể thấy rõ, N cái kết trong ba bộ phim trên đều do các đạo diễn coi trọng tới nội dung và tình tiết của kịch bản. Tuy nhiên cũng có một số phim, việc xây dựng cái kết được bắt nguồn từ quá trình phát triển tâm lí hoặc từ sự chuyển biến trong thế giới nội tâm của nhân vật chính. Những cái kết khác nhau trong cùng một bộ phim khiến khán giả càng xích lại gần đạo diễn nhưng không thể nào xác định được tâm trạng sáng tác của đạo diễn đối với bộ phim đó hoặc không thể hiểu được tư tưởng chủ đạo cuối cùng mà đạo diễn muốn nói. Điều này khiến khán giả được thưởng thức phim theo cách của họ, được thả hồn cảm nhận bộ phim vỡi những hướng hoàn toàn khác nhau, tình nguyện được chứng kiến một thế giới hoàn toàn khác lạ. Điện ảnh là như vậy, lấp lánh muôn mầu sắc.

Nguyễn Hoàng