Sacro GRA: Nơi cuộc sống bắt đầu…

(TGĐA) - Với bộ phim truyện dài thứ 3, đạo diễn người Mỹ gốc Italy Gianfranco Rosi hiện được biết đến là một trong những nhà làm phim tài liệu thú vị nhất trong giai đoạn hiện nay. Sacro Gra, tác phẩm gửi tranh giải tại LHP Venice năm nay là bộ phim “hay một cách kỳ lạ và xúc động nhất” của ông từ trước tới giờ. Bộ phim là bức tranh ấn tượng về cuộc sống bên lề ở một thành phố lớn của nước Ý với các nhân vật sống và làm việc gần một con đường cao tốc có tên Grande Raccordo Anulare tại Rome. GRA chính là từ viết tắt tên của con đường này.

Sacro_GRA_pic_2

Giành được chiến thắng đầy sức thuyết phục tại LHP Venice 2013, Sacro Gra, dài 93 phút, trở thành bộ phim tài liệu đầu tiên giành giải Sư tử Vàng (Golden Lion) trong lịch sử 70 năm LHP. GRA, viết tắt của Grande Raccordo Anulare – tên đại lộ (còn được gọi là Great Ring Road) được hoàn thành vào năm 1970 có phạm vi bán kính khoảng 41 dặm với 6 làn xe chạy. Nhưng Rosi không hứng thú lắm với con đường cao tốc. Thay vào đó, ông tập trung vào những con người sống bên cạnh con đường. Là người có 25 kinh nghiệm làm phim tài liệu, Gianfranco Rosi đã dành thời gian 2 năm để hoàn thành phần hình ảnh cho Sacro Gra và tiếp tục ngồi 8 tháng trong phòng dựng với nhà biên tập hàng đầu Jacopo Quadri. Sacro Gra hoàn thành với chủ đề mà ông vẫn đam mê và theo đuổi: Đó là cuộc sống bên lề của những người dân ở khắp nơi trên thế giới như ông đã từng kể trong Below Sea Level, được thực hiện vào năm 2006, vào thời điểm ông đang nghiên cứu tại Slab City – một vùng hoang mạc thuộc California, Mỹ. Phim của Rosi không cần lời bình. Nó được thực hiện một cách đơn giản chỉ là show and tell (kể chuyện bằng hình) với 5 nhân vật chính và các hình ảnh giao thông trên xa lộ. Theo đạo diễn, bộ phim được lấy cảm hứng từ tác phẩm Invisible Cities (Thành phố vô hình) của nhà văn Italo Calvino, trong đó nhà thám hiểm Marco Polo đã tưởng tượng và kể lại chuyến đi của mình với vị hoàng đế Trung Quốc Hốt Tất Liệt.

Poster_Sacro_Gra

Sacro Gra không phải là câu chuyện gây sốc như bộ phim trước của Rosi, El Sicario – Room 164, với nội dung là cuộc phỏng vấn dài với tên trùm một băng đảng ở Mexico nhưng có yếu tố cảm xúc thú vị. 5 nhân vật trong phim là năm người rất đặc biệt: Một quý tộc hết thời thuê nhà của gia đình mình để làm hiệu ảnh; một y tá làm công việc sơ cứu tai nạn trên xa lộ; một ngư dân, một gái mại dâm chuyển giới và một người đàn ông cố gắng ngăn chặn côn trùng phá hoại cây cọ bên đường cao tốc. Sự quyến rũ của Sacro Gra chính là ở chỗ đạo diễn đã lựa chọn được nhân vật vừa hấp dẫn vừa có chút gì đó lập dị trong số rất nhiều ứng viên tiềm năng. Nhưng điều đó cũng xuất phát từ cách ông sắp đặt họ trong một tác phẩm có giai điệu, cảm xúc, có sức thuyết phục, xen kẽ những khoảnh khắc của xúc động, kịch tính và u ám với cách kể chuyện đôi khi kỳ quặc, hài hước, đôi lúc lại khiến người xem bật cười.

Sacro_GRA_pic_3

Không có sự khác biệt giữa phim truyện và phim tài liệu. Chúng luôn luôn là những bộ phim và do đó mỗi câu chuyện có một cách kể khác nhau. Và với bất cứ điều gì thì điều quan trọng là người làm phim phải tự hỏi bản thân đâu là thật, đâu là giả”.

Đạo diễn Gianfranco Rosi không phải là một cái tên lạ lẫm ở Italy. Trong sáu tháng đầu tiên, dù đã biết địa điểm và các nhân vật của bộ phim nhưng đó không phải là tất cả bởi Rosi phải làm quen với họ. Ông đã dành cả tháng trời để thiết lập mối quan hệ với nhân vật và xem đó là một bước cần thiết. Sau hai 2 năm gặp gỡ với nhà thực vật trồng cọ, một ngày, khi mặt trời lặn, câu chuyện về người đàn ông ấy mới hình thành. Rosi tiến hành ghi hình trong khoảng hai mươi phút và đó là những gì đã được sử dụng trong phim. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất khi bắt đầu với GRA là phát triển câu chuyện xung quanh nó, để người xem thấy rằng đó không chỉ là con đường bê tông dài lạnh lẽo mà là một cái gì đó có hồn cốt ẩn đằng sau với nhiều câu chuyện khác nhau. Cuộc gặp gỡ của Rosi với kiến trúc sư Renato Nicolini – cha đẻ của con đường - chính là chìa khóa. Hai người đã có một chuyến đi dài vòng quanh đường cao tốc, sau đó Rosi đã thực hiện một bộ phim tài liệu ngắn, giới thiệu tại Liên hoan phim Rome trước khi ông phát triển thành phim tài liệu dài. Và có thể nhận ra rằng, đường cao tốc trong phim chỉ là một cái cớ, tạm coi là điểm chung giữa các nhân vật vì họ sống và làm việc bên cạnh nó.

SG_pic4

Nhưng, dưới con mắt điện ảnh của Rosi thì chính tại nơi mà không có bất kỳ bản sắc nào lại là nơi ông tìm thấy các câu chuyện nhân văn. Rõ ràng, đạo diễn không muốn phim có cốt truyện. Ông cũng không muốn có một sự khởi đầu hay kết thúc, chỉ hoàn toàn thực hiện bộ phim theo bản năng. Đến khi tác phẩm được trình chiếu, người xem hiểu rằng, có một thứ đã buộc tất cả các nhân vật của bộ phim lại với nhau chính là sợi dây nối với quá khứ. Tất cả đều được gắn với một quá khứ, từ những năm 1930 là các nhà quý tộc, đến những năm 1960 và 1970 là kỷ nguyên của các diễn viên, người mẫu ảnh, sau đó là người câu cá và cuối cùng là người đàn ông giao hàng có sự gắn bó sâu sắc với người mẹ của mình. Rosi đã tìm được bản sắc riêng của từng giai đoạn lịch sử. Như ông chia sẻ thì: “Sức chịu đựng của nhân loại đối với thế giới không còn nữa. Không có những câu chuyện của những người trẻ. Họ đã không còn quan tâm đến máy quay. Cuộc khủng hoảng của đất nước này không phải là cuộc khủng hoảng tài chính, đó là việc diễn ra theo chu kỳ, ngoại trừ việc thiếu bản sắc. Một cuộc khủng hoảng mà người ta tuy sống ở một thành phố nhưng không biết tương lai sẽ ra sao. Và để chiến đấu chống lại cuộc khủng hoảng bản sắc, bạn cần phải làm phim về những người có bản sắc".

Sacro-GRA_Pic_1

Chiếc máy quay cần phải biến mất cho nên tôi phải tìm vị trí đặt nó sau khi dành thời gian tiếp cận các nhân vật”.

Rosi cho rằng, sở dĩ ông chọn vùng ngoại ô của Rome làm bối cảnh phim bởi vì “đó là nơi mà cuộc sống bắt đầu, với những con người có cá tính mạnh mẽ, đầy chất thơ trong suy nghĩ. Trong khi đó đô thị giống như một cái hộp ướp xác, nó là một địa danh du lịch lộn xộn với ẩm thực và văn hóa". Thật vậy, cảnh quay người cha già tò mò và cặp vợ chồng cô con gái đã trưởng thành có cuộc trò chuyện mà nội dung chủ yếu là nói sự thật hoặc độc thoại được quay qua cửa sổ căn hộ của họ trong tòa nhà cao tầng vuông vức một cách kỳ quặc là một trong những hình ảnh vô cùng ấn tượng của bộ phim. Nó cũng hàm ý về người đàn ông có văn hóa và tinh tế trong cách cư xử.

o_din_Gianfranco_Rosi_nhn_gii_S_t_Vng_ti_Venice_ln_th_70_cho_Sacro_GRA

Đạo diễn Gianfranco Rosi nhận giải Sư tử Vàng tại Venice lần thứ 70 cho Sacro Gra

Có thể nói rằng, Rosi mô tả cuộc sống của người dân trên GRA một cách hoàn toàn tự nhiên cùng với sự kiên trì mà ông dành cho nơi đó. Những điều này đã giúp ông hoàn thành một bộ phim tài liệu chân thực và tự nhiên nhất. Một con cừu đang gặm cỏ, dòng sông, những cây cọ, một cảnh quay mô tả cơn bão tuyết trên cung đường lúc nào cũng bận rộn… tất cả đều có những vẻ đẹp riêng. Với Sacro Gra, một lần nữa, Rosi đã đến Venice, mang theo một bộ phim tài liệu xuất sắc và dịu dàng.

Thiên Thanh