Tọa đàm Quyền và Bảo vệ quyền tác giả

(TGĐA Online) - Tọa đàm về một số vấn đề cơ bản trong Nghị định 131 của Chính phủ với Quyền và Bảo vệ Quyền tác giả đã diễn ra ngày 17/12 tại Hội Điện Ảnh Việt Nam. Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Công TNHH A Company – một công ty đứng hàng đầu về phân phối điện ảnh và truyền hình, công ty TNHH Skyline Media tổ chức Tọa đàm Quyền tác giả trong điện ảnh và điện ảnh trong truyền thông đại chúng. Tham dự tọa đàm có nhiều lãnh đạo các bộ trong lĩnh vực điện ảnh, lãnh đạo các công ty truyền thông số, và các công ty phân phối và sản xuất phim điện ảnh truyền hình tại Việt Nam và một số đạo diễn điện ảnh Việt Nam.

Tạo dựng một môi trường nghệ thuật lành mạnh đủ sức cạnh tranh với thế giới cần hướng tới một môi trường cạnh tranh lành mạnh với ý thức bản quyền của từng cá nhân tổ chức là việc cần thực hiện và phải thực hiện. Ngày 15/12/13 NĐ 131/ 2013 Về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. NĐ 131 2013 vừa được thay thế NĐ 47 2009 và NĐ 109 có hiệu lực ngày 15/12/13. Đây là một bước đi quan trọng của các cơ quan chức năng giúp cho việc bảo vệ các tác phẩm điện ảnh trong và ngoài nước cũng như nâng cao tính công khai của nền điện ảnh nước nhà. Trên tinh thần đó, hai công ty Skyline và Phim Studio A - hai công ty được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thương mại, bản quyền phát hành các tác phẩm điện ảnh, truyền hình, kỹ thuật số được hội điện ảnh Việt Nam giao nhiệm vụ tổ chức buổi tọa đàm nhằm mang đến những thông tin hữu ích liên quan đến quyền tác giả cũng như chia sẻ những kinh nghiệm phát hành phim trên các kênh truyền hình tại Châu Âu và thế giới.

1528090_334295613376954_1191753571_n

Nội dung được chú ý nhiều nhất trong NĐ 131 là Quyền nhân thân và Quyền tài sản, vì có những đối tượng chỉ đượng hưởng quyền này mà không được hưởng quyền kia.

Trong đó Quyền Nhân thân là quyền Đặt tên, Đứng tên và Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền: Tái sinh, sao chép, biểu diễn, phân phối, cho thuê, nhập khẩu, truyền đạt. Đối với tách phẩm điện ảnh, khi công nghệ số phát triển thì việc vi phạm bản quyền ngày càng nhiều. Luật sở hữu trí tuệ đã có quy định rõ, tác phẩm điện ảnh có đặc thù là sản phẩm của tập thể. Các tác giả là đạo diễn, biên kịch, dựng phim, quay phim, âm nhạc đạo cụ kỹ xảo, diễn viên, ánh sáng hóa trang, âm thanh, thiết kế mỹ thuật, … được hưởng quyền nhân thân. Còn những là người là chủ sở hữu được hưởng quyền tài sản là cá nhân đầu tư tài chính. Họ là người đầu tư tài chính và các phương tiện kỹ thuật để tạo nên tác phẩm điện ảnh thì họ là chủ sở hữu quyền với các tác phẩm điện ảnh. Do đó khi các cá nhân, tổ chức khai thác sử dụng các tác phẩm phải xin phép và trả tiền cho các chủ sở hữu quyền, còn bản thân các chủ sở hữu quyền phải có trách nhiệm thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất cho các đối tượng tác giả. Tuy nhiên, do đặc thù trong các tác phẩm điện ảnh nên Luật sở hữu trí tuệ quy định nhà sản xuất và tác giả kịch bản có thể thỏa thuận và chuyển giao quyền bảo vệ toàn vẹn tác phẩm, quyền đặt tên và sửa chữa kịch bản. Đây là điểm mới của Luật sở hữu trí tuệ 2009 sau khi đưa vào hoạt động 2005 dựa trên tình hình thực tế.

Cơ quan nhà nước đã cố gắng thúc đẩy bảo hộ quyền tác giả nhưng vấn đề quan trọng là ngành điện ảnh chúng ta thiếu về nhân lực vật lực và kinh nghiệm bản quyền kỹ thuật số. Vì vậy nên thành lập một tổ chức của mình đứng ra hoạt động bản quyền cho các tác giả giống như bên Âm nhạc.

1481222_334295606710288_1547555744_n

Trong buổi Tọa đàm, ông Van Duelmen Giám đốc A Company cũng chia sẻ kinh nghiệm về Bản quyền và công tác phát hành phim trên các kênh truyền hình và các phương tiện truyền thông tại Châu Âu, trong đó ông nêu ra những ý kiến quan trọng của việc thực thi việc quản lý bản quyền: Thứ nhất mức giá phải không quá đắt để mọi người có thể chịu được. Thứ hai là có nên hay không phát hành qua một đại lý trung gian rồi mới đến thị trường vì vô hình chung đây chính là việc chuyển đứa con qua bàn tay mafia vì đơn gì trung gian sẽ không quan tâm đến việc ai là chủ sở hữu của tác phẩm. Trong cấu trúc thực hiện quy định cũng phải mang tính chất gợi mở vì thế giới hiện có 3 khuynh hướng sở hữu: coi tác phẩm điện ảnh là hàng hóa như Mỹ, coi là tác phẩm điện ảnh có ý nghĩa tuyên truyền – giáo dục - nghệ thuật như các nước XHCN, và ở Châu Âu tác phẩm điện ảnh được coi là sản phẩm văn hóa. Việt Nam sẽ đi theo hướng nào trong những hướng này và các nhà hành pháp Việt Nam sẽ định nghĩa bản quyền như thế nào để đảm bảo sự tôn trọng đối với người có quyền hợp pháp với tác phẩm điện ảnh. Việc thực thi phải tạo ra sự đồng thuận, tạo thành nhận thức của xã hội rằng: việc ăn cắp dù là ăn cắp kiến thức cũng là việc không nên làm.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi và băn khoăn nhưng buổi Tọa đàm đã cho thấy NĐ 131 được thi hành đã đáp ứng mong mỏi của những người làm điện ảnh, dù các đạo diễn cho rằng hiện giờ đã là quá muộn.

Thúy Phương