Tọa đàm về Điện ảnh Việt Nam: Làm thế nào để cứu điện ảnh dân tộc?

(TGĐA) - Chiều qua 20/10 tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức buổi tọa đàm về Điện ảnh Việt Nam - thực trạng và một số vấn đề đặt ra hiện nay, để nhìn nhận về thực trạng nền điện ảnh Việt Nam, thách thức mà các doanh nghiệp điện ảnh Việt đang gặp phải và tìm ra các giải pháp về chính sách, pháp luật phù hợp cho nền điện ảnh nước nhà.

toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Tọa đàm Thực trạng điện ảnh VN hiện nay và Giải pháp tháo gỡ: Cải tổ nền điện ảnh - Mấu chốt ở con
toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Việt Nam sẽ là điểm đến của các nhà làm phim Tây Ban Nha?
toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Hội Điện ảnh Việt Nam chính thức lên tiếng về việc cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam
toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Tôi phải lên tiếng vì bức xúc!
toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Cần lắm những tọa đàm như nhìn lại “Sáng tác điện ảnh, phim truyền hình 2016”
toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc

Buổi tọa đàm được bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chủ trì. Tham gia tọa đàm có đại diện Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện Hiệp hội Phát hành và phổ biến phim Việt Nam, đại diện Cục Điện ảnh, Cục Quản lý Cạnh tranh, Cục đầu tư nước ngoài, Hội Điện ảnh Việt Nam, cùng đại diện một số doanh nghiệp sản xuất và phát hành phim, các chuyên gia, đạo diễn, diễn viên... và các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.

toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc

Theo Báo cáo về tình hình thị trường điện ảnh Việt Nam của Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam, thị trường điện ảnh Việt Nam đang phát triển bùng nổ khi doanh thu phòng vé trong những năm vừa qua tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ bình quân từ 20- 25%/ năm và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng điện ảnh cao nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện khu vực điện ảnh nhà nước đang không thích nghi được với môi trường công nghiệp mới với tình hình thua lỗ, cổ phần hóa, tê liệt, đóng cửa (Đáng chú ý là trường hợp lùm xùm của Hãng phim truyện Việt Nam thời gian qua). Điện ảnh tư nhân mới được nhà nước cho mở cửa phát triển từ năm 2000 trở đi, vốn chưa nhiều, tiềm lực chưa mạnh đủ. Trong khi đó, các tập đoàn lớn nước ngoài vào Việt Nam với vốn lớn, bề dày kinh nghiệm và đang có nhiều biểu hiện chèn ép, bóp nghẹt lợi nhuận, thôn tính các doanh nghiệp Việt Nam để thống lĩnh thị trường điện ảnh Việt Nam.

Hiện nay có khoảng 50 doanh nghiệp tại Việt Nam thực sự sản xuất phim, trong đó dưới 15 doanh nghiệp đã sản xuất từ 2 bộ phim trở lên. Trước và đầu những năm 2000, mỗi năm có từ 5 - 10 phim Việt Nam được sản xuất, chủ yếu là phim nhà nước đặt hàng. Từ năm 2004 trở lại đây, chủ yếu là phim tư nhân sản xuất. Năm 2014 có khoảng 25 phim, 2015 khoảng 40; 2016 khoảng 60 phim; trong 10 tháng đầu năm 2017 có khoảng 45 phim Việt Nam. Trong khi phim Hollywood thường thu về từ 50 – 60% cho tuần đầu tiên tùy phim thì hiện, phim Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20 - 30% thị phần về doanh thu. Con sốnày có thể được tăng lên khoảng 40 - 50% nếu có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách nhà nước và được cạnh tranh sòng phẳng, không bị chèn ép, áp đặt những điều kiện không công bằng so với phim ngoại. Số liệu này cũng có thể giảm xuống khoảng 10% nếu tình trạng cạnh tranh chèn ép hiện tại vẫn cứ tiếp tục xảy ra.

toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc

Theo đó, bản báo cáo cũng chỉ rõ, hai doanh nghiệp có thị phần lớn nhất về rạp chiếu phim nắm phần lớn đầu ra của công nghiệp điện ảnh của Việt Nam là CGV 43% và Lotte 20%, đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Hàn Quốc. Việc doanh nghiệp Việt Nam không có hệ thống rạp sẽ vô cùng khó khăn cho các bộ phim trong nước do các nhà sản xuất không phải là CGV hoặc không hợp tác theo đúng các điều khoản CGV áp đặt đưa ra. Vì vậy, những năm gần đây các công ty sản xuất phim lớn của Việt Nam như BHD, Galaxy, Sóng Vàng phải chuyển sang xây dựng rạp chiếu để không quá bị ép trong quá trình đàm phán đưa phim của mình ra rạp.

Ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cho biết thêm, từ tháng 9/2017, CGV đã thực hiện cùng lúc 3 chương trình điều chỉnh giá vé đã gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực chiếu phim. Ông nhấn mạnh, về lâu dài hoạt động kinh doanh của các đơn vị chiếu phim nhỏ lẻ sẽ thua lỗ dẫn đến đóng cửa hoặc phải bán rạp cho các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể xảy ra; nền điện ảnh Việt Nam đứng trước nguy cơ bị triệt tiêu, mất toàn bộ thị trường giải trí điện ảnh, khán giả Việt sẽ hưởng thụ nền văn hóa do nước ngoài quyết định, thị trường này sẽ nằm trong tay các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Ông Đỗ Duy Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cũng cho biết, Cục Điện ảnh đã làm việc không dưới 3 lần với các doanh nghiệp nước ngoài như CGV, Lotte, Platinum để khuyến cáo họ kinh doanh phải công bằng và lành mạnh. Tuy nhiên, ông chỉ rõ vì luật không có quy định quota nhập khẩu phim, cho nên Cục cũng chỉ can thiệp thông qua Hội đồng duyệt phim Quốc gia bằng cách đã cấm rất nhiều phim không phù hợp với văn hóa và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Chẳng hạn, năm 2016 đã cấm trên 30 phim, năm 2017 tính đến nay đã cấm trên 20 phim.

Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, NSND Đặng Xuân Hải cũng nhận định, công ty CGV đã có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đã có những hành vi kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại lợi ích của doanh nghiệp khác. Ông chỉ rõ các hành vi của CGV thời gian qua là vi phạm điều 8 và điều 9 của luật cạnh tranh, đang chèn ép làm ảnh hưởng đến sự phát triển của điện ảnh Việt Nam.

toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc

Trước tình hình đó, các đại biểu đánh giá, đây là một sự báo động rất khẩn cấp, nếu các cơ quan quản lý nhà nước không vào cuộc, đồng thời các doanh nghiệp trong nước không cùng nhau hợp lực và hành động mạnh mẽ thì có thể chỉ trong thời gian ngắn tới đây ngành điện ảnh Việt Nam sẽ không còn chỗ đứng trên chính đất nước của mình, công nghiệp điện ảnh Việt Nam sẽ bị thâu tóm. Đáng lo ngại là con em người Việt lớn lên sẽ không có cơ hội được tiếp cận các bộ phim về văn hóa dân tộc. Để đảm bảo điện ảnh Việt Nam có thể phát triển một cách công bằng, các đại biểu kiến nghị, nhà nước cần nhanh chóng có những chính sách can thiệp để điều chỉnh tỉ lệ đầu tư xây dựng các cụm rạp của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; có giải pháp để thúc đẩy sản xuất phim Việt Nam, điều tiết công tác phát hành phim, đặc biệt thực hiện đầu tư xây dựng rạp chiếu phim theo quy hoạch chiến lược phát triển ngành điện ảnh; việc xây dựng rạp phải được phân bổ vị trí hợp lý; đề nghị Bộ tài Chính phải có hành lang pháp lý để quy định khung giá vé xem phim, chống hình thức giảm giá vé bóp nghẹt lợi nhuận tiêu diệt các cơ sở nhỏ; đảm bảo tỷ lệ phân chia doanh thu chiếu phim phải có sự cân bằng giữa phim nước ngoài và phim Việt Nam. Bên cạnh đó, kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật Điện ảnh cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Cũng tại tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi về tình hình cổ phần hóa (CPH) Hãng phim truyện Việt Nam được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua. Việc cổ phần hóa với giá trị thương hiệu 0 đồng và tranh chấp giữa nhà đầu tư với tập thể người lao động Hãng phim khiến dư luận bức xúc trong thời gian qua, nhiều đại biểu cho rằng cần có những cơ chế quản lý đặc thù riêng đối với Hãng phim truyện Việt Nam. Hiện nay, việc CPH Hãng phim truyện Việt Nam đang được Ban Thanh tra Chính phủ thanh tra và sẽ có báo cáo với Thủ tướng trước ngày 1/12/2017.

Theo NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, việc đánh giá thương hiệu bằng 0 về một đơn vị có bề dày về sản xuất phim điện ảnh với hơn 400 bộ phim truyện đều được sáng tác theo định hướng công tác tư tưởng văn hóa của Đảng, được các Hội đồng Quốc gia nghiệm thu và được khen thưởng của Nhà nước thì cần phải xem lại nhãn quan chính trị của Ban chỉ đạo CPH thế nào.

Phát biểu tại Tọa đàm, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chỉ rõ việc CPH của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với Hãng phim truyện Việt Nam đã sai phạm rất nhiều. Nếu CPH lại thì phải thực thi minh bạch theo đúng Nghị định 59/2011 của Chính phủ, tức là sửa hoàn toàn những cái sai trước đây. Còn nếu không phải CPH lại thì nên chăng thành lập một Trung tâm Điện ảnh Quốc gia, trong đó có Hãng phim truyện Việt Nam, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Trường quay Cổ Loa, Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh tạo thành một sức mạnh tập thể, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ngành.

“CPH để tốt hơn, để bảo vệ một nền điện ảnh dân tộc hay CPH cho xong chuyện?”, đó cũng là câu hỏi của NSƯT, đạo diễn Xuân Sơn cũng như nhiều nghệ sĩ điện ảnh khác. Nhìn chung, các đại biểu đề nghị cần xem xét thận trọng việc CPH Hãng phim truyện Việt Nam, nếu CPH không đúng đắn sẽ dẫn đến việc phá bỏ một giá trị truyền thống được tạo dựng qua hàng trăm bộ phim. Bên cạnh đó, việc duy trì và phát triển dòng phim chính thống cần được thực hiện bởi một Quỹ phát triển điện ảnh mà nguồn kinh phí được trích từ một phần giá vé của các cụm rạp, bởi các nhà phát hành phim nước ngoài đã thu lợi rất lớn từ khán giả nội địa. Các đại biểu cho rằng, họ cần có nghĩa vụ nộp ngân sách để tái sử dụng cho chương trình chấn hưng điện ảnh nội địa mà nhà nước khởi xướng.

toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc
Bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định, cách mạng Việt Nam thành công có sự đóng góp rất lớn của Điện ảnh Việt Nam

Trước những ý kiến đóng góp tâm huyết của các đại biểu, các nghệ sỹ, bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định, cách mạng Việt Nam thành công có sự đóng góp rất lớn của Điện ảnh Việt Nam và cho biết Ủy ban đã ghi nhận và tiếp thu tất cả những nội dung kiến nghị của các đại biểu để nghiên cứu và tham mưu cho Quốc hội sẽ có những chính sách phù hợp để ngành Điện ảnh Việt Nam có những đổi mới và phát triển trong thời gian tới.

toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Hội Điện ảnh Việt Nam chính thức lên tiếng về việc cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam
toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Tôi phải lên tiếng vì bức xúc!
toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Tọa đàm: Điện ảnh Ấn Độ - Hợp tác và phát triển
toa dam ve dien anh viet nam lam the nao de cuu dien anh dan toc Tọa đàm về việc thành lập Trung tâm hợp tác và phát triển điện ảnh Việt Nam – Hàn Quốc

Kim Anh