Văn chương, chiếc phao cứu sinh của điện ảnh

(TGĐA) - Khi còn nghèo vốn liếng, nghèo phương tiện chuyển tải hiện đại để có những bom tấn như điện ảnh thế giới, có lẽ con tàu điện ảnh nước mình nên trở về điểm xuất phát từ những bến bờ có thực và đích thực…

van chuong chiec phao cuu sinh cua dien anh Đoàn Lê: Ánh sáng của một ngôi sao
van chuong chiec phao cuu sinh cua dien anh Đào Lê Na với tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề cải biên học
van chuong chiec phao cuu sinh cua dien anh
Mùa len trâu là một tác phẩm đáng trân trọng của điện ảnh Việt - dựa trên 2 tác phẩm của nhà văn Sơn Nam

Nhìn tổng thế điện ảnh Việt Nam hiện nay vẫn đang đứng trước mấy vấn nạn sau đây:

van chuong chiec phao cuu sinh cua dien anh
Người tình - Bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Jean-Jacques Annaud được quay ở Việt Nam cũng dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Marguerite Duras

Vấn nạn một là phim rơi vào tình trạng “chân không tới đất, cật chẳng tới trời”. Xem phim Việt bây giờ không thấy hiển hiện nhiều trên màn ảnh về cuộc sống nông thôn, thành thị, miền biển, miền núi của đất nước ta. Hầu như tất cả là villa, xe hơi đắt tiền và cuộc sống vô lo, vô nghĩ của đám trẻ trong lễ hội, nhã nhạc và các mốt thời trang… Còn nhân vật của phim là những con người mang hình hài, lời ăn tiếng nói Việt Nam đấy, nhưng họ hoàn toàn không phải là con người Việt Nam của những năm tháng này, với những âu lo, toan tính, những vui buồn, thất vọng và tuyệt vọng có thật. Tại LHPQT Hà Nội năm 2018 vừa rồi, xem phim của Philippines, Thái lan, Malaysia… mang dự thi, báo giới nước ta đã giật mình phát ra những tín hiệu SOS rằng, phim của các bạn hóa ra in đậm dấu vết con người, mảnh đất và những vấn đề xã hội của nước họ, còn phim nước ta cứ thêm phụ đề tiếng Anh vào, chiếu ở các nước trong khu vực hoặc châu Á đều giống y trang cuộc sống ở nơi đó.

Vấn nạn thứ hai là nạn “xâm thực” dịu ngọt, êm ả của điện ảnh Hàn Quốc, văn hóa Hàn Quốc. Chúng tôi muốn nhấn mạnh sự ảnh hưởng này ở khía cạnh nó đã thấm đẫm ngay cả tới lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, thái độ yêu ghét… của các nhân vật người Việt, trong các bộ phim Việt.

van chuong chiec phao cuu sinh cua dien anh
Phim Việt không chỉ bị xâm thực bởi cơn sốt remake mà còn cả trong văn hóa ứng xử, lời thoại trên phim

Vấn nạn thứ ba là điện ảnh nước ta đã lạc hậu rất xa với điện ảnh hiện đại thế giới. Ở đây, không chỉ muốn nói tới mặt trang thiết bị, mà cần nhấn mạnh hơn cả tới phương pháp và cung cách biểu hiện của điện ảnh khi có sự tham gia của kỹ thuật số 3D, 4D.

Nói tới điện ảnh là nói tới khả năng tiền bạc phải dư dả, phải phong lưu, không thể giật gấu vá vai. Vào đầu những năm 1980, bàn tới công việc làm phim truyện ở nước ta, một giáo sư Nga tại trường Đại học Điện ảnh Liên Bang Xô Viết đã chân thành bày tỏ ý kiến của mình: “Nói các bạn đừng giận, nước các bạn làm phim truyện trong tình trạng của một nền kinh tế tiểu nông không khác gì một anh nhà nghèo, lo ăn được bữa sáng mà còn chưa biết xoay sở ra sao để có được bữa tối, bỗng giở chứng tập tành chơi đồ cổ”. Thiết nghĩ, cảm nhận này vẫn đúng với điện ảnh nước ta trong ngày hôm nay.

Muốn làm ra một bộ phim hay, gạn chắt đến cùng, hiện ra hai yếu tố cơ hữu: Một cốt truyện kịch phim thật lạ, thật độc đáo, giàu tính nhân văn, giàu ngôn ngữ điện ảnh, cắm sâu gốc rễ trên quê cha đất tổ. Yếu tố thứ hai là khả năng dàn dựng. Mà đã nói tới dàn dựng, tức phải thỏa mãn yêu cầu tối đa của đạo diễn để giúp anh ta bày đặt, sắp xếp, thể nghiệm, so sánh, lựa lọc sao đạt được ý tưởng của mình. Muốn vậy thì đồng vốn đổ vào phim phải lớn, phải dồi dào, không thể “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”, càng không thể chưa bấm máy nhà sản xuất đã luôn giật mình vì lo thua lỗ…

Về phương diện huy động vốn để làm phim - thiết tưởng sẽ còn là trở ngại, là thử thách còn rất lâu dài đối với việc sản xuất phim ở nước ta. Hoàn toàn chưa thấy mảy may một dấu hiệu nào chứng tỏ Nhà nước sắp mở hầu bao đổ tiền vào việc làm phim, xây dựng nó xứng tầm một ngành công nghiệp giải trí sinh lời như ở Hàn Quốc. Vốn liếng của những đạo diễn Việt kiều xem ra cũng không phổng phao, dư dả gì. Đã có thực tế nhãn tiền, nhiều đạo diễn Việt kiều về nước làm phim đầu tay rất hay, nêu ra được ví dụ có sức thuyết phục của phép công kết hợp thành công yếu tố giải trí và yếu tố nghệ thuật trong sản phẩm điện ảnh (Ví dụ Dòng máu anh hùng, Mùa len trâu). Nhưng cũng chỉ được một, hai phim đầu. Sau đó anh rất nhanh chóng bị quê hương xứ sở “dollar hóa” - tức hòa nhập vào dòng phim lấy lời lãi là mục tiêu sống còn.

Nhiều đạo diễn trẻ trong nước lo lắng vì sự tụt hậu của điện ảnh nước mình so với điện ảnh trong khu vực và thế giới. Họ đầy nhiệt tâm mong muốn bộ phim của mình làm ra vừa có doanh thu đồng thời mang tính nghệ thuật. Song việc làm ra những bộ phim như thế chưa trở thành một trào lưu. Và những đạo diễn này vẫn ở trong tình trạng “ đỏ mắt” tìm đầu vào. Phần đông đạo diễn vẫn chịu sức ép cân đong lỗ lãi của nhà sản xuất. Vì vậy, muốn hay không phim của họ vẫn phải tuân thủ công thức “Tình + Hành động + Hài + Những tên tuổi giải trí đang hot”.

Tình trạng khó tìm ra đồng vốn làm phim như trên theo tôi sẽ còn là “căn bệnh mãn tính”, còn kéo dài mươi, mười lăm năm nữa. Để bổ cứu hoặc cứu chuộc phần nào tình trạng sản xuất phim ở nước ta hiện nay, theo ý tôi, các nhà sản xuất, các đạo diễn hãy quay trở lại với nền văn học của chúng ta.

van chuong chiec phao cuu sinh cua dien anh
Sau thành công của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Victor Vũ sẽ tiếp tục chuyển thể tác phẩm văn học Mắt biếc lên màn ảnh năm 2019

Một nhà văn thứ thiệt, khi viết ra được một truyện ngắn, một truyện vừa, một cuốn tiểu thuyết thành công, được dư luận công nhận, rõ ràng là họ đã tốt nghiệp trường trải nghiệm cuộc đời, trường đào tạo về nghề viết. Không một truyện ngắn, truyện vừa, một cuốn tiểu thuyết nào in ra mà mắc phải căn bệnh ấu trĩ, ngớ ngẩn của việc không cân đối về cấu trúc, xộc xệch về dàn tuyến nhân vật, đơn giản hay cẩu thả về mặt khắc họa các mâu thuẫn, các xung đột… Các tiểu thuyết gia càng là thầy phù thủy cao tay về kỹ thuật, kỹ năng này khi họ đã dày công tạo ra cả một thế giới hàng chục, hàng trăm nhân vật trong cuốn sách vài trăm trang của họ. Ấy thế mà những căn bệnh ấu trĩ, non nớt như vậy lại rất dễ dàng tìm thấy trong những bộ phim truyện, đặc biệt trong những bộ phim truyện truyền hình nhiều tập xuất hiện nhi nhúc trên màn ảnh nhỏ một, hai chục năm qua.

Các vị đạo diễn ơi, xin hãy khai thác thế mạnh này ở các tác phẩm của các nhà văn đã thành danh. Nhà văn hầu như đã bảo đảm 30, đến 40%, thậm chí hơn thế cho thành công trong bộ phim tương lai của các bạn. Tức bảo đảm bộ khung vững chắc cho cốt truyện kịch trong phim của bạn rồi. Vấn đề còn lại là các bạn hãy dành tâm huyết, vốn hiểu biết và công sức để chuyển tải từ ngôn ngữ văn chương qua ngôn ngữ tổng hợp của điện ảnh mà thôi.

Lười đọc, ít chịu theo dõi diễn tiến văn học cũng là một điểm yếu của một số đạo diễn trẻ hiện nay. Các anh, các chị thường phẩy tay: “Thì bên văn học cũng có quái gì điều lạ, điều hay đâu!”. Tôi xin được nói thế này: Hơn ba chục năm nay, tính từ ngày đất nước bước vào Đổi mới, cũng như Điện ảnh, Văn học đã được cởi trói. Nhưng được cởi trói về tư tưởng, nhận thức, về khâu kiểm duyệt rồi, Điện ảnh liền bị trói chân trói tay bằng đồng tiền. Trái lại, nhà văn chỉ cần một bàn phím máy tính, một chiếc máy in, một sấp giấy, họ thỏa sức thả tung đàn chim tưởng tượng của họ bay bổng, bay cao. Thêm 30 - 40 triệu đồng, đứa con là cuốn tiểu thuyết kia được cấp giấy thông hành vào đời. Thử hỏi với 30 - 40 triệu đồng, một đạo diễn chúng ta sẽ làm được gì?

Mong các đạo diễn trẻ đừng nông nổi, vội vã chê không có tác phẩm văn chương hay xứng để làm phim!

van chuong chiec phao cuu sinh cua dien anh Đào Lê Na với tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề cải biên học

(TGĐA) - Vừa qua, tại Sân khấu chính đường sách Nguyễn Văn Bình đã diễn ...

van chuong chiec phao cuu sinh cua dien anh Cuối cùng, Bob Dylan cũng nhận giải Nobel Văn chương

(TGĐA) - Viện hàn lâm Thuỵ Điển vừa ra thông báo khẳng định ca sĩ ...

Tô Hoàng