"Hà Nội - Mùa đông 46":

Về một bộ phim không do nhà nước đặt hàng

(TGĐA) - Phim Hà Nội – Mùa đông 46 ra đời đến nay vừa tròn 20 năm (1996 – 2016 ). Hai mươi năm qua, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến, các Đài truyền hình thường chiếu lại bộ phim trên màn ảnh nhỏ để phục vụ khán giả. Nhiều người vẫn  tưởng đây là một phim đặt hàng của nhà nước nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc vì thấy trong phim có hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện từ đầu đến cuối. Sự thật không phải vậy. Tôi viết kịch bản phim này từ thôi thúc của bản thân, không có ai đặt hàng, cũng không được ai đầu tư sáng tác. 

ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh: Vinh quang từ Amiens
ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang Thương nhớ đồng quê – Thương nhớ những thân phận người
ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang Gặp Matt Korsch - người không đốt Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang Đạo diễn Đặng Nhật Minh: “Như có một bàn tay vô hình đã sắp xếp cho tôi làm bộ phim này!”
ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang
Đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh

Viết xong vừa lúc Cục Điện ảnh phát động một cuộc thi viết kịch bản, tôi liền gửi lên Cục để dự thi. Nào ngờ nó bị loại ngay từ vòng sơ khảo (giải nhất thuộc về kịch bản Hôn nhân không giá thú của một phi công đã xuất ngũ, được đạo diễn Phạm Lộc làm thành phim). Gần một năm sau, tình cờ gặp Bộ trưởng Trần Hoàn, tôi có kể lại chuyện đó và Bộ trưởng yêu cầu tôi gửi kịch bản cho ông đọc. Một tháng sau, ông chỉ thị cho Cục điện ảnh đưa phim Hà Nội – Mùa đông 46 vào sản xuất. Không có quyết định “vượt rào“ đó của ông Bộ trưởng chắc chắn không có bộ phim này.

ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang
Các cảnh trong phim Hà Nội - Mùa đông năm 46

Được dịp ra nước ngoài, tôi nhận thấy có nhiều người, tuy khâm phục Việt Nam đã đánh thắng hai đế quốc Pháp - Mỹ, nhưng cho rằng người Việt Nam hiếu chiến, thích giải quyết mọi công việc bằng vũ lực. Họ không biết rằng trong lịch sử cận đại của Việt Nam có một giai đoạn mà người Việt Nam không muốn có chiến tranh, chỉ muốn giải quyết mọi công việc với người Pháp để giành độc lập bằng thương lượng. Đó chính là giai đoạn cuối năm 1946, một giai đoạn còn ít người nước ngoài biết đến. Từ đấy, ý nghĩ làm một bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1946 hình thành dần trong tôi, nung nấu trong tôi suốt những năm dài. Tôi tìm đọc rất nhiều sách báo trong nước có liên quan đến giai đoạn đó. Các bạn bè người Việt Nam ở Pháp cũng sốt sắng giúp tôi có được những cuốn sách viết về giai đoạn đó của các tác giả người Pháp.

Nhưng tôi không muốn làm một phim tiểu sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ xuất hiện trong phim, có thể là nhiều lần, nhưng đây là một phim truyện, do đó nhân vật chính của phim phải là một nhân vật hư cấu. Nhân vật đó là Lâm, một thanh niên Hà Nội, sinh viên Luật, tự vệ thành, nói tiếng Pháp thông thạo. Anh được cử đến để làm liên lạc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp Sainteny trong những ngày cuối cùng khi mọi cố gắng ngoại giao hầu như bế tắc, chỉ còn hy vọng vào những cố gắng cá nhân. Để tăng thêm kịch tính và tâm trạng của nhân vật Lâm, tôi đã để cho anh có người vợ trẻ sắp sinh con đầu lòng. Lâm vừa phải làm liên lạc đưa thư của Hồ Chủ tịch đến cho Sainteny, lại vừa lo đưa vợ đi nhà thương khi người vợ trở dạ. Đúng trong thời điểm khi chiến tranh bùng nổ thì vợ Lâm đang nằm trên bàn mổ. Người bác sĩ Pháp nhân hậu đã cứu vợ con anh trong một ca đẻ khó. Trong khi đó trung đội bảo vệ Bắc bộ phủ chiến đấu cho đến người cuối cùng. Mặt trận Hà Nội vỡ. Lâm rút lui qua bên kia sông Hồng đi kháng chiến sau khi nhờ người bác sĩ Pháp trông nom hộ vợ và con mình.

ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang

Hà Nội - Mùa đông 46 được đưa vào sản xuất vào tháng 12 năm 1996, khi mùa đông đã sắp qua. Tôi vội vàng cùng đoàn làm phim tranh thủ những ngày cuối đông bấm máy gấp. Nhưng rồi có khẩn trương đến mấy chúng tôi cũng không kéo mùa đông lại được. Nó đã đi qua và cả đoàn phim phải ngừng quay. Nhiều người chán nản bỏ cuộc. Vào những lúc gay go nhất có những người lặng lẽ đứng bên tôi, tiếp sức cho tôi. Đó là chủ nhiệm phim Vũ Văn Nha, quay phim Vũ Quốc Tuấn, là phó đạo diễn Phạm Nhuệ Giang, Họa sĩ thiết kết Phạm Quốc Trung... Không có họ có lẽ tôi không hoàn thành được phim này.

Đêm quay cảnh lính Pháo tấn công vào Bắc Bộ phủ, tôi mời Chủ nhiệm Nha và phó đạo diễn Nhuệ Giang lại để bàn bạc. Tôi ngồi xuống vỉa hè vẽ sơ đồ trên giấy chỗ bố trí xe tăng, xe bọc thép và vị trí đặt những quả nổ, giao cho chủ nhiệm Nha chỉ huy. Rồi quay sang Nhuệ Giang, tôi nói: Còn bây giờ chú là bên địch, chỉ huy lính Tây; cháu là bên ta, chỉ huy bộ đội mình. Chú cháu mình dàn trận đánh nhau. Quay cảnh gì trước, cảnh gì sau chú sẽ bàn với hai quay phim. Cứ thế mà làm.

Chúng tôi quần nhau suốt một đêm, đánh vật với từng cảnh quay. Đại bác xe tăng làm vỡ 75 tấm cửa kính của toà nhà Bắc bộ phủ. Các quả nổ làm tanh bành cả sân trước và tầng dưới của tòa nhà. Đêm quay cảnh đánh nhau ở tầng hai bệnh viện K (nơi làm giả tầng hai Bắc bộ phủ) cũng vậy. Thật là một đêm hãi hùng. Các bác sĩ, y tá xông lên mắng chủ nhiệm Nha: Các anh là đồ dã man. Bệnh nhân vừa mới mổ xong nằm không yên với các anh. Các anh định giết người à? Chúng tôi cũng đành trơ mặt ra cố mà quay cho xong (để đến sáng, giám đốc bệnh viện chắc sẽ đuổi thẳng chúng tôi một cách không thương tiếc).

Tôi biết phim này dựng xong thế nào các cấp lãnh đạo cũng yêu cầu xem để góp ý kiến. Có tất cả 5 buổi chiếu để góp ý kiến, mời từ Bộ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cho đến Trưởng, phó Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, cuối cùng là đến ủy viên Bộ Chính trị Lê Xuân Tùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Các vị đều hoan nghênh, tuy vậy yêu cầu tôi phải cắt một câu thoại của Hồ Chủ tịch nói với ông chủ nhà trong đêm ở làng Vạn Phúc: Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài. Đây chính là câu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói vào tháng 1 năm 1946 trong một cuộc trả lời phỏng vấn với nhà báo nước ngoài (có in trong Hồ Chí Minh Toàn tập).

Trong khi phim vừa chỉ mới dựng xong hình ảnh, chưa có tiếng, có nhạc, thậm chí một số cảnh còn chưa ghép đủ, thì ông David Overbey, người tuyển phim của Liên hoan phim Toronto sang Việt Nam. Nghe nói tôi đang hoàn tất một bộ phim mới, ông yêu cầu Cục Điện ảnh cho xem. Xem xong, ông lập tức ngỏ ý mời phim tham dự Liên hoan phim Toronto năm 1997. Ngày 8/9, năm đó tôi lên đường sang Toronto. Bản phim đã được Cục Điện ảnh gửi sang trước để làm phụ đề tiếng Anh. Như vậy phim Hà Nội - Mùa đông 46 đã ra mắt với thế giới chỉ hai tuần sau khi vừa mới có bản đầu.

Khi sang Torornto, tôi nghe tin vé của cả hai buổi chiếu đều đã bán hết cách đó một tuần. Buổi chiếu người xem ngồi kín cả rạp. Ông David Overbey đích thân giới thiệu tôi với khán giả. Sau buổi chiếu, phóng viên Hãng thông tấn Pháp AFP và bà nhà báo Joan Dupont của tờ International Herald Tribune đến phỏng vấn tôi. Vừa về nước, tôi liền nhận được điện thoại của cô thư ký Đại sứ quán Ấn Độ cho biết ông Đại sứ muốn gặp tôi ngay. Đại sứ Malik tiếp tôi với tờ báo International Herald Tribune trên tay. Ông cho biết đã đọc bài báo trên tờ International Herald Tribune và rất quan tâm tới phát biểu của tôi về sự tương đồng trong tính cách của Hồ Chí Minh và Gandhi, về động cơ thôi thúc tôi làm phim Hà Nội – Mùa đông 46. Ông ngỏ ý muốn xem phim. Hôm sau tôi mời Đại sứ cùng phu nhân và toàn thể nhân viên Đại sứ quán đến xem phim Hà Nội – Mùa đông 46 tại Câu lạc bộ Hội điện ảnh. Một thời gian sau tôi được mời đến dự lễ khánh thành gian phòng Truyền thống mang tên Nerhu – Hồ Chí Minh trong Đại sứ quán Ấn Độ. Ông Đại sứ cho biết ý tưởng này nảy sinh sau khi ông xem phim Hà Nội – Mùa đông 46.

ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang
Cảnh trong phim Hà Nội - Mùa đông 46

Vậy là sau Toronto (Canada) lần lượt đến Los Angeles (Mỹ), Fukuoka (Nhật), New Dheli ( Ấn độ ), Truyền hình Úc và gần đây, đầu tháng 11/2016 bộ phim Hà Nội – Mùa đông 46 đã đến với khán giả Pháp ở LHP Amiens. Phim đề cập đến một giai đoạn rất nhạy cảm trong lịch sử hai dân tộc Pháp - Việt nên trước buổi chiếu tôi rất hồi hộp. Nhưng khán giả Pháp đã đón nhận nó một cách rất vô tư không hề có mặc cảm. Lịch sử là lịch sử, họ không có trách nhiệm với những gì đã xảy ra cách đây 70 năm. Nhiều người đánh giá cao tính chân thực và tính thẩm mỹ của bộ phim. Một khán giả còn cho nó điểm 9 trên 10.

Đối với những người Việt Nam thì những gì xảy ra trong những ngày cuối năm 1946 đó, chính là bước ngoặt lớn trong số phận của đất nước. Nó chi phối số phận của tất cả mọi người dân Việt Nam, trong đó có gia đình tôi. Quả thật nếu ngày đó ở bên Nhật, cha tôi không đọc được lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh để rồi từ bỏ tất cả công việc nghiên cứu khoa học, trở về nước tham gia kháng chiến thì cuộc đời tôi bây giờ đã đi theo một hướng khác. Chắc chắn tôi sẽ là một Việt kiều sống và làm việc ở Nhật (cha tôi trước đó đã làm giấy tờ để đưa mấy mẹ con tôi sang Nhật). Bởi vậy việc làm phim này đối với tôi do sự thôi thúc của bản thân chứ không phải xuất phát từ việc làm phim phục vụ những ngày lễ lớn do nhà nước đặt hàng.

ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh: Vinh quang từ Amiens

(TGĐA) - Giữa tháng 11 vừa qua, đạo diễn – NSND Đặng Nhật Minh đã ...

ve mot bo phim khong do nha nuoc dat hang Thương nhớ đồng quê – Thương nhớ những thân phận người

(TGĐA) - Chân mộc. Giản dị. Bãng lãng chút lãng du…, Đặng Nhật Minh thương ...

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh