Vì sao phim truyền hình tại Mỹ lại được chia theo mùa?

(TGĐA) - Có thể nói, việc phân chia phim truyền hình theo mùa là một phát kiến vĩ đại trong kỹ nghệ điện ảnh truyền hình Mỹ.

vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Diễn viên Cynthia Nixon của ‘Sex and the City’ tranh cử thống đốc New York
vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Kim Cattrall giới thiệu người thay mình trong ‘Sex and the City’ phần 3
vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Diễn viên Warren Frost của loạt phim truyền hình "Twin Peaks" qua đời
vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Cuộc đời đầy bi kịch của biểu tượng truyền hình Mỹ Mary Tyler Moore
vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Điện ảnh chiếu trên truyền hình: Tình dục là cần câu cơm!

Người xem Việt Nam chắc hẳn sẽ cảm thấy lạ lẫm khi lần đầu nghe thấy khái niệm “mùa” (“season”) đối với phim truyền hình sản xuất tại Mỹ. Về cơ bản, cốt truyện của một bộ phim truyền hình sẽ được chia thành từng phần gọi là “mùa” theo cách tương tự như quyển thứ 1, thứ 2, v.v… của một bộ tiểu thuyết dài. Đoàn làm phim sẽ hoàn thành việc quay một “mùa” phim rồi đóng máy. Chỉ khi nào phần phim đó đã được công chiếu trên truyền hình, đoàn làm phim mới tiếp tục hoạt động trở lại.

vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua
Sex and the City là một trong những phim truyền hình nổi tiếng

Vì sao họ phải làm như vậy? Có lý do nào để họ không thực hiện quay toàn bộ phim chỉ trong một lần giống như các mà Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước châu Á khác vẫn đang làm? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải quay về thời điểm cuối thập niên 1940.

Khi đó, tivi mới bắt đầu trở nên phổ biến trong nhiều căn nhà, nhưng ngay lập tức đã trở thành phương tiện giải trí chính đối với các gia đình. Mỗi buổi tối, hàng chục triệu người trên khắp nước Mỹ ngồi trước màn hình vô tuyến để chăm chú theo dõi những bộ phim dài tập ăn khách. Ban đầu, thể loại phim về miền viễn Tây được ưa chuộng nhất. Những bộ phim khắc họa cuộc sống của những người cao bồi Mỹ này thường kéo dài từ 12 đến 24 tập. Các đài truyền hình cho phát mỗi tuần một tập phim mới, để sao cho cả bộ phim sẽ được chiếu hết trong 3 hoặc 6 tháng, tiện cho nhà đài sắp xếp lịch phát sóng. Nhưng rồi thể loại phim Sitcom lên ngôi, cùng với đó là những bộ phim dài hàng trăm tập. Ban đầu phim Sitcom cũng được quay trong một lần như những thể loại phim khác, nhưng điều này đặt ra một bài toán khó đối với nhà sản xuất. Đó là, làm cách nào để họ có thể biết liệu bộ phim có ăn khách hay không. Với số tập nhiều như thế, nếu bộ phim không gây được dấu ấn với khán giả, nhà sản xuất rất có thể sẽ rơi vào cảnh phá sản vì không bù đắp được chi phí quay phim.

Phải đến khi hệ thống xếp hạng Nielsen dành cho truyền hình ra đời năm 1950 thì các nhà sản xuất mới tìm được biện pháp cứu cánh. Nielsen là một công cụ khảo sát trực tiếp khán giả tìm hiểu xem với mỗi khung giờ nhất định nào đó, có bao nhiêu người xem theo dõi chương trình của một đài truyền hình bất kỳ. Để tận dụng tối đa kết quả của Nielsen, các nhà sản xuất bắt đầu phân chia tác phẩm thành từng “mùa” gồm 12 đến 24 tập.

Sau khi công chiếu, Nielsen sẽ cho biết xem bộ phim Sitcom nào đó có ăn khách không. Nếu không, nhà sản xuất và đài truyền hình sẽ ngừng ngay lại việc quay “mùa” tiếp theo của bộ phim. Ngoài việc giảm thiểu rủi ro, việc chia các bộ phim theo “mùa” còn tạo cơ hội cho diễn viên, đặc biệt là diễn viên tên tuổi, có cơ hội được nghỉ ngơi và theo đuổi những dự án khác của mình. Ngược lại, nếu phải quay cùng một lúc bộ phim dài hàng trăm tập, không chỉ diễn viên mà toàn bộ ê-kíp sản xuất phim sẽ mất hết hứng thú làm việc, từ đó kéo chất lượng bộ phim xuống.

vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua
Sau Sex and the City quyết định chia đôi “mùa cuối” của bộ phim The Sopranos của HBO khiến cả khán giả lẫn ê-kíp thực hiện giận dữ

Sở dĩ Sitcom và sau đó là thể loại phim trinh thám phù hợp với việc phân chia theo “mùa” bởi vì mỗi tập phim là một câu chuyện hoàn chỉnh và độc lập với các tập khác. Nhưng còn với những bộ phim có bố cục câu chuyện dài thì phải làm thế nào? Các biên kịch loay hoay với vấn đề này mãi cho đến tận những năm đầu của thập niên 1980 của thế kỷ trước, khi mà hai bộ phim lừng danh Twin PeaksMiami Vices được công chiếu. Tuy thuộc các thể loại khác nhau, điều mà hai bộ phim này cùng thành công là xây dựng được những câu chuyện xoay quanh cách phân chia tập theo “mùa”, nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố nội dung như việc hé lộ bí mật, có được một đường dây phát triển nhân vật lô-gích,v.v...

Học hỏi theo thành công của Twin PeaksMiami Vices, nhiều biên kịch bắt đầu tạo dựng một khuôn mẫu chung trong việc sáng tác nên kịch bản phù hợp nhất với bố cục “mùa” của phim. Điểm mạnh của khuôn mẫu này là nó tạo được một nhịp điệu câu chuyện cực kỳ hấp dẫn, buộc khán giả phải liên tục chú ý theo dõi và suy nghĩ từ đầu đến cuối. Tác phẩm tiêu biểu thành công nhờ bố cục nói trên phải nói tới The X-files, bộ phim truyền hình nổi tiếng được chiếu từ năm 1992 đến 2002. Sự thay đổi lớn tiếp theo trong ngành sản xuất phim truyền hình xảy ra khi đài HBO quyết định chia “mùa” cuối của bộ phim ăn khách Sex and the City thành hai phần nhỏ để công chiếu cách nhau ba tháng. Có nhiều lý do cho động thái này, nhưng mục tiêu chính của HBO là tăng doanh thu từ việc bán DVD - Mỗi “mùa” phim sau khi chiếu trên truyền hình sẽ được in ra và bán cho công chúng dưới dạng một bộ gồm 4 đến 6 đĩa DVD. Bằng việc chia đôi một mùa, HBO có lý do để bán ra hai bộ 3 đĩa DVD thay vì một bộ 6 đĩa để từ đó kiếm được lợi nhuận cao hơn.

Quả thực HBO đã gặt hái một thắng lợi lớn qua canh bạc này, và theo sau đó là hàng loạt các đài truyền hình khác, đơn cử như AMC với bộ phim ăn khách Breaking Bad. Tuy vậy, không phải ai cũng vừa lòng với việc phân chia “mùa” phim như thế. Các nhà biên kịch đặc biệt phản đối điều này vì theo họ, khán giả đã quá quen với việc theo dõi bố cục phim theo từng “mùa”, nếu một “mùa” bị chia nhỏ thì góc nhìn câu chuyện của người xem sẽ hoàn toàn bị phá vỡ.

vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua
Sau 15 năm phát sóng, bộ phim CSI kết thúc ở “mùa” thứ 15

Không kém phần gay gắt là cuộc tranh luận về việc thay đổi phương thức sản xuất “mùa” phim trong bối cảnh thói quen người xem thay đổi. Bình thường, một “mùa” phim mới được bắt đầu phát sóng tại thời điểm đầu các tháng Một, tháng Tư, tháng Bảy, và tháng Mười. Người xem dành ra một tiếng mỗi tuần để xem một tập phim mới. Nhưng vì lý do thời gian eo hẹp nên người Mỹ hiện nay thường dành ra cả ngày cuối tuần để xem liên tục hàng chục tập phim trên các dịch vụ truyền hình trực tuyến như Netflix. Thói quen mới này đặt ra vấn đề liệu các nhà sản xuất và đài truyền hình có còn nên tuân theo lịch trình sản xuất và phát sóng như cũ hay không.

Không thể phủ nhận được tác động của cấu trúc phân chia phim truyền hình theo “mùa” lên cả ngành điện ảnh – truyền hình Mỹ. Rất nhiều bộ phim chất lượng cao có lẽ đã không được sản xuất nếu không nhờ vào khả năng phản hồi khán giả lập tức của nó. Nhưng liệu các bộ phim truyền hình trong tương lai có còn được quay và công chiếu theo “mùa” nữa không là một câu hỏi chưa có lời giải đáp./.

vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua ‘House of Cards’ có thêm hai nhân vật mới
vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Iflix phát sóng độc quyền bộ phim dã sử được trông đợi 'Britannia'
vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Nhân vật của Meghan Markle sẽ bị loại khỏi ‘Suits’
vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Vanessa Hudgens cùng Jennifer Lopez tham gia bộ phim 'Second Act'
vi sao phim truyen hinh tai my lai duoc chia theo mua Bạn có nhận ra Shannen Doherty - ngôi sao của "Phép thuật" ngày nào?

Lê Công Vũ

Tổng hợp