Sống:

Vượt qua cái ngưỡng của định kiến

(TGĐA) - Giống như một phản ứng tâm lý hết sức tự nhiên của con người trước sự vật hiện tượng nào đó, tôi cho rằng ai trong chúng ta cũng không tránh khỏi những định kiến, chỉ khác nhau ở mức độ giới hạn nhiều hay ít, bộc lộ hay không bộc lộ. Quan trọng là định kiến sẽ luôn đặt ra trước mắt ta những cái ngưỡng mà nếu vượt qua được cái ngưỡng đó, chúng ta sẽ trở nên bớt khắt khe, nhân ái, độ lượng và khách quan hơn.

vuot qua cai nguong cua dinh kien Cảm xúc của đàn ông
vuot qua cai nguong cua dinh kien Bài học về tự do, tôn trọng…
vuot qua cai nguong cua dinh kien Thói quen khó bỏ
vuot qua cai nguong cua dinh kien
Ảnh chỉ man tính minh họa

Cách đây 2 năm, báo chí rầm rộ đưa tin về đám cưới rình rang của một cô hoa hậu vô cùng xinh đẹp. Sẽ chẳng có gì đáng bàn ra tán vào nếu như cô hoa hậu ấy chưa từng trải qua một lần hôn nhân dang dở, và vị hôn phu mới của cô không phải là doanh nhân đẹp trai, thành đạt và sinh ra trong một gia đình quyền lực đến thế. Dư luận đồng tình cũng có, mà phản đối cũng có. Trong đó, vài người thân của tôi, xin phép được giấu danh tính, trong lúc cao hứng bàn chuyện thiên hạ, cũng lôi chuyện đám cưới hoa hậu ra mổ xẻ, rằng con gái trẻ, đẹp người đẹp nết, còn trinh, thiếu gì mà lại đi cưới về nhà phụ nữ đã có chồng, có con riêng như vậy? Rằng điều đó thật khó mà chấp nhận. Và tôi, trên tinh thần đấu tranh cho phụ nữ đã lên tiếng rằng: “Bất kỳ người phụ nữ nào, quá khứ thiếu may mắn ra sao đều xứng đáng được yêu thương, không lẽ họ chỉ được quyền lựa chọn những người đàn ông cùng hoàn cảnh, hay thua kém họ? Người đàn ông yêu không điều kiện, không tính toán mới là người đáng trân trọng!”.

vuot qua cai nguong cua dinh kien

Một minh chứng cho việc định kiến chưa bao giờ mang lại lợi ích cho cá nhân:

Hoa hậu Peru 2012 đã phải trả một cái giá không nhỏ khi những chia sẻ đầy tính kỳ thị người đồng tính của cô được đăng tải trên một tờ báo địa phương. Trong cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về việc nếu sau này cô có một cậu con trai bị đồng tính, cô sẽ cảm thấy ra sao, Cindy trả lời: "Chừng nào Chúa còn cho tôi khả năng sinh con thì sẽ không có điều đó xảy ra... bởi tôi sẽ nuôi dạy con trai tôi tử tế với cả bố lẫn mẹ bên cạnh". Kết quả là giới truyền thông Peru và những người đang hoạt động vì quyền lợi của người đồng tính tại đất nước này đã vô cùng tức giận và họ yêu cầu cô phải trả lại vương miện.

Trong quá khứ, tôi từng mang trong mình không ít định kiến cũng như những quan niệm mà tôi khăng khăng cho rằng mình đúng. Tôi rất khó chấp nhận việc những người đàn ông hay đàn bà đã có gia đình lại có mối quan hệ riêng tư bên ngoài, rằng người thứ ba nào cũng tệ cả, người vợ nào cũng đáng thương vì chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. Rõ ràng, ngoại tình là không tốt. Nhưng theo thời gian, quan sát trải nghiệm, tiếp xúc và lắng nghe tâm sự của rất nhiều độc giả đọc sách của tôi, cả nam và nữ, tôi mới nhận ra, thực tế không đơn giản như mình nghĩ. Cách nhìn nhận của tôi có thể đúng phần nào nhưng không thể áp dụng cho tất cả mọi hoàn cảnh. Những gì thuộc về trái tim và cảm xúc thì khó lòng áp đặt bằng phạm trù đạo đức, điều này hoàn toàn không phải là lý thuyết. Một cặp vợ chồng đã hết tình yêu cũng như sự tôn trọng, vì những lý do tế nhị như ràng buộc tài sản, con cái, nội ngoại hai bên, công danh sự nghiệp mà chưa thể ly hôn, họ thỏa thuận đời sống ly thân nhưng vẫn có khát khao tìm kiếm những cảm xúc bên ngoài. Người đàn bà đến sau có thể là nguyên nhân gây ra đổ vỡ hạnh phúc của người đàn bà đến trước, nhưng cũng có thể cô ấy xứng đáng được yêu thương, trân trọng hơn, vì cô ấy biết đem lại hạnh phúc cho người đàn ông đã lựa chọn cô… Tôi khá tâm đắc câu nói của ai đó: “Đừng bao giờ nói không bao giờ”, ngày hôm nay chúng ta định kiến với người khác, biết đâu trong tương lai chúng ta lại lâm vào hoàn cảnh như họ?

vuot qua cai nguong cua dinh kien

Xã hội Phương đông với tư tưởng bó buộc trong vô vàn quan điểm bảo thủ, khuôn mẫu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phụ nữ ly hôn thì bị dư luận coi là kẻ thất bại và bất hạnh. Con gái lớn lên, đến tuổi thì phải lấy chồng, việc lựa chọn cuộc sống độc thân bị coi là không bình thường. Cô bạn thân của tôi đã ngoài 30, là giám đốc chi nhánh của một công ty mỹ phẩm lớn, có nhan sắc, trình độ nhưng chưa gặp được người đàn ông phù hợp để tiến tới hôn nhân. Mỗi dịp lễ Tết, cô lại đặt vé đi du lịch nước ngoài một mình, cốt để tránh việc về quê, phải gặp gỡ bà con họ hàng, vì cứ hễ giáp mặt cô, mọi người lại chép miệng: “Ế đến nơi rồi, già kén kẹn hom! Còn trẻ thì có sức mà bay nhảy, sau này về già biết nương tựa vào ai?”. Thông thường, định kiến thường đi đôi với cảm tính. Một cô gái trẻ nắm tay người đàn ông hơn cô gần hai chục tuổi trên đường phố, sẽ có người nghĩ ngay là cô đến với ông ta vì mục đích tiền bạc, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình mà cha mẹ của chúng từng phạm tội cướp giật hoặc mại dâm…, sẽ có người cho rằng rồi sau này chúng cũng không tử tế gì vì nòi nào giống nấy…vv. Thậm chí, có những công ty đưa ra quy định tréo ngoe là không tuyển dụng công nhân viên có hộ khẩu miền Trung mà không đưa ra bất kỳ lý do chính đáng thuyết phục nào. Phần lớn, những định kiến tiêu cực thường đem lại sự bất công bởi cái nhìn thiên lệch.

Cấn Vân Khánh