AMPAS giới thiệu một số kỷ vật sẽ trưng bày tại Bảo tàng mới

(TGĐA) - Trong khu trưng bày “Studio System” có cả chiếc máy chữ đánh máy kịch bản bộ phim Psycho và ảnh diễn viên Gloria Swanson đứng tại đại lộ Sunset Boulevard.

tin nhap 20181211152314 Nhà soạn nhạc Ennio Morricone phủ nhận nói xấu Quentin Tarantino
tin nhap 20181211152314 ‘First Man’ nhận được những lời khen ngợi nồng ấm tại buổi chiếu giới thiệu
tin nhap 20181211152314 Đêm trao giải “Oscar sinh viên” lần thứ 45

Sẽ khánh thành vào cuối năm 2019, viện bảo tàng mới sẽ cho du khách thưởng lãm từ những bộ phim câm đầu tiên đến bộ phim kinh điển không gian 2001: A Space Odyssey do Stanley Kubrick đạo diễn; từ đôi hài của nhân vật chính Dorothy trong bộ phim The Wizard of Oz đến hậu cảnh bộ phim Singin' in the Rain và những bức ảnh độc đáo về các thần tượng màn bạc như Humphrey Bogart và Marilyn Monroe.

tin nhap 20181211152314
Toàn cảnh khu bảo tàng

AMPAS cho biết bảo tàng được thực hiện theo tôn chỉ: vừa đáp ứng nhu cầu của khách tham quan vừa thoả mãn nhu cầu của các nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh. Các đạo diễn phim câm như Alice Guy-Blache, Lois Weber và các đạo diễn phim “đen” thế hệ đầu Mỹ gốc Phi như Micheaux đoạt Oscar cũng có mặt.

tin nhap 20181211152314
Khu trưng bày “Studio System”

“Viện bảo tàng điện ảnh của AMPAS sẽ giúp những người yêu điện ảnh hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của điện ảnh” – ông Kerry Brougher, giám đốc bảo tàng bộc bạch với báo chí khi giới thiệu một số hiện vật đầu tiên.

Với kinh phí 388 triệu USD, bảo tàng của AMPAS nằm trong 2 tầng của cao ốc Saban Building được xây dựng trên nền tòa nhà May Company cũ nằm tại góc đường Wilshire Boulevard và Fairfax Avenue. Diện tích trưng bày rộng khoảng gần 3.000m2, bảo tàng sẽ trưng bày thường trực bộ sưu tập chủ đề “Where Dreams Are Made: A Journey Inside the Movies”.

tin nhap 20181211152314
. Cánh cửa mở vào tiệm cà phê Rick's Cafe Americain trong bộ phim Casablanca (1942)

Rick Carter, nhà thiết kế sản xuất của hai bộ phim Avatar Lincoln sẽ giám sát việc sắp đặt bộ sưu tập với sự trợ giúp của nhà thiết kế sản xuất Ben Burtt (đoạt Oscar với Raiders of the Lost Ark).

“Bảo tàng không chỉ đơn thuần nói về lịch sử điện ảnh mà chúng tôi còn muốn cho du khách trải nghiệm sự tiến hóa của nghệ thuật điện ảnh dưới góc nhìn của các nhà làm phim. Ánh sáng tại các khu trưng bày cũng không sáng như tại các viện bảo tàng truyền thống mà là ánh sáng giống như khi chúng ta bước vào rạp chiếu phim ngoài đời. Nói chung, mục đích của AMPAS là làm sao để khán giả được tận hưởng không khí phim ảnh khi bước vào bảo tàng và được sống với những giấc mơ trong đó” - Brougher nói.

tin nhap 20181211152314
Khu trưng bày “Real World” có chiếc váy nhân vật Frida trong bộ phim tiểu sử về Frida Kahlo (2002)

Bước vào bảo tàng, đập vào mắt du khách đầu tiên là những con người và công cụ gắn liền với việc làm phim thế hệ đầu tiên, từ hai anh em người Pháp Louis và Auguste Lumiere (được xem là tiên phong trong việc đưa cuộc sống thật lên phim thay vì chỉ có tranh vẽ như trước) đến Georges Melies, người khai sáng thể loại phim khoa học giả tưởng bằng bộ phim A Trip to the Moon (1902).

tin nhap 20181211152314
Trọng tâm của khu trưng bày “Imaginary World” là bản sao 32-inch của con tàu không gian Aries 1B Space Shuttle 2001 được AMPAS mua với giá 344.000 USD tại một cuộc bán đấu giá bằng tiền của đạo diễn Steven Spielberg và Chistopher Nolan.

Tiếp đến, khách tham quan sẽ vào khu vực dành riêng cho những bộ phim câm đầu tiên, từ phim của vua hề Charlie Chaplin và diễn viên Mary Pickford đến hai đạo diễn Liên Xô Sergei Eisenstein và Dziga Vertov, người giúp định nghĩa “grammar” phim.

tin nhap 20181211152314
Một máy quay phim năm 1955

Tiếp nữa là khu vực lớn nhất dành cho “hệ thống studio” của “Thời đại vàng Hollywood” với nhiều kịch bản, trang phục và đạo cụ được trưng bày. Bà Deborah Horowitz, phó giám đốc phụ trách sáng tạo của bảo tàng cho biết: “Bảo tàng sẽ cố gắng luôn có những cái mới để du khách quay trở lại”.

tin nhap 20181211152314
Một vật lưu niệm trong bộ phim Gentleman Prefer Blondes (1953)

Tầng thứ 2 của bảo tàng có chủ đề “thực tế và tưởng tượng” được chia làm hai khu trưng bày riêng biệt: “Real World” nói về cách các nhà làm phim phản ứng với Chiến tranh lạnh, thời đại hạt nhân, “chủ nghĩa Tân thực tế” của nước Ý và phong trào “New Wave” của nước Pháp. Khu “Imaginary World” giúp du khách khám phá thế giới tưởng tượng trong nhiều lĩnh vực. Kết nối hai khu vực là hành lang trưng bày những thứ liên quan đến bộ phim 2001: A Space Odyssey của Stanley Kubrick.

tin nhap 20181211152314
Chiếc váy được diễn viên Shirley Temple mặc trong bộ phim The Little Colonel (1935)

Ngoài bộ sư tập trưng bày thường trực “Where Dreams Are Made: A Journey Inside the Movies”, bảo tàng còn tổ chức những show không thường xuyên khác sau khi mở cửa. Show đầu tiên tổ chức tại khu trưng bày Marilyn và Jeffrey Katzenberg Gallery trên tầng 4 sẽ dành cho bậc thầy phim hoạt hình Nhật Bản Hayao Miyazaki (đạo diễn của các bộ phim như My Neighbor Totoro, Spirited Away) do Jessica Niebel chủ trì hợp tác với hãng phim Studio Ghibli của Nhật Bản.

“Bằng cách giới thiệu lại Hayao Miyazaki, bảo tàng khẳng định về nhiệm vụ giới thiệu các khuôn mặt điện ảnh kiệt xuất bên ngoài Hollywood.

tin nhap 20181211152314
Máy chiếu của thế kỷ 19

Sau cuộc trưng bày Miyazaki sẽ là cuộc trưng bày mang tính học thuật “70 năm điện ảnh đen” với chủ đề “Regeneration: Black Cinema 1900-1970” mở cửa vào mùa thu 2020 do Doris Berger và Rhea Combs (phụ trách hình ảnh và phim tại bảo tàng Smithsonian's National Museum of African American History and Culture) chủ trì. Cuộc triển lảm này đã được giải Sotheby's Prize tại bảo tàng Smithsonian. Để giảm chất “học thuật” nặng nề, bảo tàng chỉ có một khu vực nhỏ dành cho giải Oscar và lịch sử giải này để du khách chụp ảnh.

tin nhap 20181211152314 Nhà soạn nhạc Ennio Morricone phủ nhận nói xấu Quentin Tarantino
tin nhap 20181211152314 ‘First Man’ nhận được những lời khen ngợi nồng ấm tại buổi chiếu giới thiệu
tin nhap 20181211152314 Đêm trao giải “Oscar sinh viên” lần thứ 45

Lê Tây Sơn