Cannes: Tình dục & sự khác biệt!

(TGĐA) - Màu sắc chính trị có vẻ là nét nổi bật của Cannes lần thứ 70 cùng với chống biến đổi khí hậu, chính sách đón nhận người tị nạn của châu Âu hay áp dụng công nghệ thực tế ảo trong điện ảnh nhưng tình dục luôn là yếu tố không thể thiếu, làm nên đặc trưng của LHP lâu đời nhất thế giới này. L’amant Double của đạo diễn người Pháp François Ozon là tác phẩm duy nhất dán mác 18+ duy trì “đặc trưng” đó ở Cannes năm nay. Tham dự tranh giải Cành cọ vàng năm nay, bộ phim cũng được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện như Blue is the Warmest Color năm 2013, hay nhiều tác phẩm “nóng mắt” khác đoạt giải trong lịch sử của LHP lâu đời này. 

cannes tinh duc su khac biet Những bộ phim về nạn ấu dâm chấn động dư luận
cannes tinh duc su khac biet NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát: Phim ăn khách đâu phải chỉ nhờ bạo lực và tình dục?
cannes tinh duc su khac biet Ashton Kutcher kêu gọi chấm dứt xâm hại tình dục trẻ em
cannes tinh duc su khac biet Diễn viên chính "50 sắc thái" tiết lộ hậu trường đóng cảnh nóng
cannes tinh duc su khac biet 18 năm hôn nhân không tình dục của Helen Thanh Đào

L’amant double: Tình dục vẫn được gây chú ý mạnh

François Ozon không phải là cái tên xa lạ với Cannes với hai lần chinh chiến cùng Swimming Pool (2003) và Young & Beautiful (2013). Tuy nhiên, cả hai lần đó, đạo diễn người Pháp đều thất bại, năm 2003 là trước Elephant – một phim về bạo lực học đường của Gus Van Sant và năm 2013 là Blue is the Warmest Color – một phim nóng bỏng về đồng tính nữ.

cannes tinh duc su khac biet
Blue is the Warmest Color - bộ phim về đồng tính đã đoạt giải Cành cọ vàng tại Cannes 2013

Vốn là một nhà làm phim nổi tiếng với phong cách châm biếm và những quan điểm tự do, phóng khoáng về tình dục, François Ozon sẽ công phá Cannes năm nay bằng L’amant double, một tác phẩm mà ngay từ teaser giới thiệu đã mở toang mọi rào cản về cơ thể. L’amant double xoay quanh câu chuyện của Chlóe phải lòng Raul, nhà tâm lý học của mình. Và khi chuyển về sinh sống cùng nhau, Chlóe mới dần dần nhận ra những sự thật mà Paul đang che giấu đằng sau vẻ ngoài của mình. Không bạo biệt như Nymphomaniac của Lars von Trier, cũng không trực diện như Love của Gaspar Nóe, poster của L’amant double thậm chí còn khá lãng mạn “đậm chất Pháp” và teaser kỳ thực không hề xuất hiện cảnh nóng nào, chỉ là cận cảnh hai nhận vật với những động chạm, biểu cảm khuôn mặt vừa thân mật vừa bí ẩn. Nhưng, ảnh đại diện của teaser lại chính là hình ảnh hai nhân vật chính Chlóe và Paul, đang mặt đối mặt nói chuyện cùng nhau trong tình trạng khỏa thân hoàn toàn. Ngoài ra, “tiểu sử” với nhiều bộ phim thoải mái về tình dục cộng thêm sự xuất hiện Marine Vacth, kiều nữ 26 tuổi người Pháp - người từng đóng chính trong Young & Beautiful năm 2013 của chính đạo diễn François Ozon với nhiều cảnh khỏa thân táo bạo hứa hẹn sẽ lại làm người xem “nóng mắt” tại Cannes lần thứ 70 này.

cannes tinh duc su khac biet
Poster phim L’amant Double của đạo diễn François Ozon tại Cannes năm nay

Theo nhiều nhà phê bình, không chỉ tiếp nối “cảm hứng tình dục” đặc trưng của các kỳ LHP Cannes, L’amant double còn là một trong những ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng Cành cọ vàng hay chí ít, cũng là giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho François Ozon.

Vì sao Cannes thoáng với tình dục? Khác với Oscar trao giải cho những phim đã công chiếu, Cannes trao giải cho những phim chưa ra mắt. Ít hay nhiều, những bộ phim cần sự ồn ào và Cannes cũng cần sự khác biệt, độc đáo, thậm chí dị biệt. Ngoài ra, xét về yếu tố lịch sử, tình dục và tôn thờ khỏa thân khá thoải mái với nghệ thuật châu Âu ví dụ như từ thời phim câm của Ý đã bắt đầu xuất hiện (The Last Days of Pompeii, 1834) và ở Pháp thì càng thoải mái hơn. Nền tảng nghệ thuật lâu đời khiến các nhà làm phim châu Âu hướng tới những khám phá tột cùng trong sâu thẳm con người và một phần đó chính là tình dục. Tình dục và Cannes, có thể nói Cannes chính là nơi trình chiếu sự thỏa mãn khám phá những góc khuất tăm tối nhất của con người, nơi tự do trình diễn bản năng không phân biệt khác tính, đồng tính hay dị tính. Tình dục tại Cannes là một ngôn ngữ!

Không 18+ chẳng phải Cannes!

Lars von Trier là cái tên quen thuộc của Cannes từ thập niên 80 và năm 2009, bộ phim dán nhãn 18+ Antichrist của ông từng gây sốc cho khán giả bằng hàng loạt những cảnh làm tình bạo dâm. Năm 2011, vì vạ miệng khi tuyên bố “hiểu và thông cảm” với trùm phát xít Hitler, Lars von Trier bị đuổi khỏi LHP và thậm chí, còn khẳng định đạo diễn nãy không được chào đón tại Cannes. Tưởng như lệnh cấm là vĩnh viễn nhưng khi Lars von Trier đánh tiếng rằng, ông chuẩn bị làm một bộ phim nghệ thuật nhưng đậm đặc tình dục (Nymphomaniac) thì ban tổ chức Cannes lập tức quên tiệt lệnh cấm, mời Lars von Trier trở lại cùng lời bào chữa là nghệ thuật luôn được chào đón, cái gì qua thì để nó qua. Tờ Guardian của Anh, còn cho rằng cho rằng nếu không có vị đạo diễn này, Cannes sẽ không còn là Cannes. Rõ ràng, Cannes cần sự cá tính cũng như yếu tố tình dục – thứ “đặc trưng” góp phần làm nên thương hiệu của LHP suốt nhiều thập kỷ qua.

cannes tinh duc su khac biet
Hình ảnh quảng bá cho bộ phim Nymphomaniac của đạo diễn người Đan Mạch Lars von Trier

Không khó để chỉ ra nhiều cái tên quen thuộc với những phóng khoáng về tình dục là “khách quen” của Cannes như Lars von Trier, Gaspar Nóe, Alain Guiraudie, Michael Winterbottom… hay những cái tên đang tiếp nối như Abdellatif Kechiche (Blue is the Warmest Color), Valérie Donzelli (Marguerite and Julien)… Danh sách những bộ phim đề cập thoải mái, táo bạo về tình dục ở Cannes có thể list một danh sách cực cực dài kể từ những năm 60, khi LHP lâu đời này bất chấp những chỉ trích lớn từ chính quê nhà, chính quyền cũng như Giáo hội Vatican để vinh danh tác phẩm gây tranh cãi La Dolce Vita (1960) và sau đó là Viridiana (1961). Thậm chí, đến năm 2010, khi thấy số lượng phim đồng tính, dị tính đổ về cannes ngày càng nhiều, BTC còn thành lập thêm giải The Queer Palm (Cành Cọ đồng tính) - chuyên vinh danh những phim hay về đề tài đồng tính, song tính và chuyển giới ví dụ như Kaboom của Gregg Araki, Beauty của Oliver Hermanus, Laurence Anyways của Xavier Dolan, Stranger By the Lake của Alain Guiraudie và Pride của Matthew Warchus… Và năm 2013, thậm chí Blue is the Warmest Colour về đồng tính nữ còn bước lên ngôi vị cao nhất của Cannes, giành giải Cành cọ vàng.

cannes tinh duc su khac biet
Cảnh trong bộ phim Viridiana (1961) - khởi nguồn cho tranh cãi tình dục tại Cannes

Tình dục ở Cannes cũng luôn là tâm điểm. Nó bắt đầu ngay trước khi danh sách dự thi cũng phim như trình chiếu cannes được công bố bằng câu hỏi “Cannes năm nay có phim 18+ nào” và khi danh sách được công bố, là những mổ xẻ, giới thiệu tác phẩm… Và tất nhiên, khi phim công chiếu, đó là sự phân rẽ của các nhà phê bình, của khán giả, của ban giám khảo và thậm chí có cả những biểu tình, chửi bới hay “đuổi thẳng cổ” như In the Realm of Senses (1976, Oshima – trần trụi), Kids (1995, Larry Clark - ấu dâm), The Brown Bunny (2003, Vincent Gallo – quan hệ thật), Antichrist – Nymphomaniac (Lars von Trier), Love (2015, Gaspar Nóe – quan hệ thật, trần trụi)…

Không chỉ châu Âu, châu Mỹ và Hollywood mang những tác phẩm trần trụi tới Cannes, nhiều nhà làm phim châu Á thậm chí còn gây sốc hơn hay là người mở đường cho một phong cách mới. Ví dụ năm 1976 là đạo diễn Oshima với tình dục trần trụi trong In the Realm of Senses hay Vương Gia vệ với phim đồng tính Happy Together vào những năm 1990. Park Chan Wook hayApichatpong chính là những đạo diễn đang tiếp nối “sự thoải mái” đó ở nhiều LHP Cannes gần đây.

cannes tinh duc su khac biet
Cảnh trong bộ phim In the Realm of Senses của đạo diễn Nhật Bản Nagisa Oshima

Và tất nhiên, trên tất cả, Cannes không chỉ có tình dục và tình dục, vì như thế, nó khác nào một “Liên hoan phim cấp 3”. Tình dục trong nghệ thuật, đó là khởi nguồn cho các sự tranh cãi bất tận mỗi khi cannes diễn ra. "Những bộ phim gây tranh cãi dù gay gắt nhất tại Cannes đều được chứng minh có giá trị nghệ thuật", một nhà phê bình đã nhận định. Một minh chứng rõ nét nhất chính là In the Realm of Senses, bộ phim trần trụi như phim cấp 3 này bị cấm chiếu tại Nhật, nữ diễn viên phải lưu vong, đạo diễn và nam diễn viên bị cấm làm phim tại đất nước mình và dù Cannes đón chào, thừa nhận nhưng vẫn vấp phải sự phê phán thậm chí chửi rủa. Và gần thập kỷ sau, bộ phim mới được nhìn nhận đúng giá trị khi nó là tác phẩm lột trần tâm lý trần tục của con người cũng như thái độ của một thế hệ trước xã hội hiện thực đương thời…

cannes tinh duc su khac biet Cannes 2017: Tuổi 70 đầy khí phách
cannes tinh duc su khac biet Cựu Đại sứ Lý Nhã Kỳ tài trợ 1 triệu Euro để quảng bá du lịch TP.HCM và Điện ảnh Việt Nam tại LHP Cannes 2017
cannes tinh duc su khac biet Đạo diễn Park Chan Wook tham gia vào ban giám khảo tại LHP Cannes lần thứ 70
cannes tinh duc su khac biet Nicole Kidman đứng đầu về số phim được chiếu giới thiệu tại LHP Cannes 2017
cannes tinh duc su khac biet Phim điện ảnh đề tài ấu dâm Hope: Phẫn nộ xong rồi, còn điều gì đọng lại?

Thanh Hà