Đi & trải nghiệm:

Cuộc sống ở quảng trường

(TGĐA) - Tôi bắt đầu ý thức về cuộc sống nơi quảng trường khi lần đầu tiên xem bộ phim Cinema Paradiso, đó là một bộ phim Ý thú vị, sâu sắc, và xúc động nhất. Đó là bộ phim phản ánh thực tế nhất cuộc sống vui nhộn của nước Ý không chỉ ngày xưa mà ngày nay cũng vậy. Cuộc sống của họ vẫn quây quanh quảng trường.

cuoc song o quang truong London - Sự ám ảnh hình ống
cuoc song o quang truong Cape Town - Bão tố và hy vọng
cuoc song o quang truong Porto, rượu, cá và người già
cuoc song o quang truong Saas-Fee “Vùng đất thần tiên” ở Thụy Sĩ
cuoc song o quang truong
Cuộc sống vẫn vây quanh vẻ đẹp của quảng trường

Một buổi sáng, tôi đứng chờ trạm ở quảng trường Statuto trong lúc nửa tỉnh nửa ngái ngủ thì một sức mạnh vô thức nào đó đã mở toang vẻ đẹp sống động của quảng trường. Có lẽ nhờ tiếng đập cánh của con bồ câu bé nhỏ mà con mắt trần trụi được đối diện trực tiếp với vở diễn sau bức màn dày đặc ngày nào. Hôm đó, có gió thổi và từng con bồ câu đang bay lên trong nắng sớm. Chúng bị náo động tiếng bước chân vội vàng chạy theo những chuyến xe lướt qua những ngôi nhà kiến trúc Liberty. Đá trên đường sáng bóng, ấm chầm chậm theo mặt trời. Ngày xưa khi Torino còn là thủ đô của vương quốc Savoie, có ông vua đã bắt lát đá toàn bộ khu vực này, để có thể nghe được rõ âm thanh vó ngựa khuya trên đường. Cái âm thanh sống động đó mang hơi thở vồn vã của không gian vài sự gấp gáp của thời gian. Tôi hiểu sự gấp gáp ấy rõ ràng khi những ngày cuối năm học ở Polito tới ngày một gần.

Đáng lẽ tôi phải cảm nhận được cuộc sống sinh viên vô ưu, sung sướng của mình từ những ngày còn ở Louvain la neuve. Ngôi làng nhỏ bé ấy có cái quảng trường Place de l'université thật rộng. Ngày đầu thu, những chùm hoa màu hồng, màu trắng rủ xuống mỏng manh trên bức tường gạch. Sinh viên từ đâu kéo tới đông rộn ràng. Họ đứng, ngồi, tắm nắng, chạy nhảy đợi giờ học. Ngày thứ 7 các xe tải chở đồ ăn kéo tới, lập thành chợ trời tấp nập. Còn ngày chủ nhật, sân khấu này là của lũ trẻ con hướng đạo sinh. Dù nắng dù mưa, chủ nhật nào bọn trẻ cũng tụ tập tại đây, tới chơi các trò đuổi bắt. Cứ thế, dù thành phố nhỏ bé này có thể heo hút ngày cuối tuần, nhưng quảng trường Place de l'université không bao giờ vắng vẻ.

cuoc song o quang truong
Quảng trường Place Republique ở Paris

Không vắng vẻ nhưng tất nhiên nó không thể sầm uất, đông đúc như San Marco của Venezia. Quảng trường chim bồ câu là tụ điểm chính của thành phố nước, được bao quanh bởi các nhà hàng cứ hàng đêm lại có piano đánh ngoài cửa, nên có lẽ chẳng đâu lại đông như ở đây, nhất là vào dịp Carnivale tháng 2. So sánh với San Marco có lẽ quá vô lý, chỉ nên coi quảng trường làng ấy như một nửa của Place Republique ở Paris là được rồi. Kì lạ là Paris to đẹp là thế nhưng ít có quảng trường nào thật sự là trung tâm, trong khi Bruxelles bé nhỏ có cả một Grand Place nhộn nhịp và… trộm cướp. Ở Paris người ta có thể tụ tập ở Luxembourg, kéo tới dọc sông Siene, đứng trước Notre Dame, ngồi ở Trocadero, ngồi bệt ở bậc thang Opera, khoanh chân trước Pantheon, thư thái trên đỉnh Sacre Coeur, đôi khi nằm xõng xoài ở Champs de mar ngay chân Người đàn bà thép, nhưng lại không có nơi nào gọi là quảng trường chính. Place Republique có lẽ là quảng trường hiếm hoi mà người ta có thể kéo tới, ngồi lại, trước khi có thể tìm thấy niềm vui ở đâu đó như ném đá trên kênh Saint Martin giống Amelie Poulain.

cuoc song o quang truong
Quảng trường lòng chảo tại Piazza del Campo Seina
cuoc song o quang truong
1 ban nhạc đường phố trên quảng trường Navona của thành phố Roma
Tôi bắt đầu ý thức về cuộc sống nơi quảng trường khi lần đầu tiên xem bộ phim Cinema Paradiso, đó là một bộ phim Ý thú vị, sâu sắc, và xúc động nhất. Ở nơi làng quê, Giaculdo, cuộc sống của người dân phơi bầy nơi quảng trường trung tâm. Đàn bà nhuộm vải, đàn ông xén lông cừu, lũ trẻ được tắm dưới vòi nước, những ông già ngồi hút thuốc, chơi xổ số và xem phim. Ở nơi đó, giấc mơ của họ bé con con như những ngôi nhà gạch, giấc mơ lớn nhất là trúng một phiếu lô tô, hoặc là chủ nhân của cái quảng trường đó. Đó là bộ phim phản ánh thực tế nhất cuộc sống vui nhộn của nước Ý không chỉ ngày xưa mà ngày nay cũng vậy. Cuộc sống của họ vẫn quây quanh quảng trường.

Điều này cũng là sự khác nhau chính của Pháp và Ý. Không chỉ đơn giản một nơi, Boulangerie bán bánh mì khắp nơi nhưng kem thì không có, một nơi lại dễ dàng tìm được Gelateria phục vụ kem cả bốn mùa còn bánh mì thì không. Ý khác Pháp ở chỗ quảng trường ở Ý nhiều vô kể. Thực ra chê nước Pháp cũng không phải bởi ở Anh hay Bắc Âu cũng đâu có văn hóa quảng trường đặc trưng như người Ý. Người ta tới hội họp, nói chuyện vui vẻ, không tới mức cắm trại, uống trà, bàn chuyện chính sự như ở Tahir của Cairo, nhưng cũng đông vui như Taksim của Istanbul. Taksim nhộn nhạo, 12h đêm vẫn luôn đầy người, họ ngồi thành từng tốp nói chuyện vang trời. Những quán bán trà đen vẫn mở. Những người phụ nữ áo chùng đen hiếm khi ra ngoài, vậy mà 12h đêm tôi vẫn gặp ở Taksim, thế là đủ hiểu cuộc sống ở Istanbul gắn với quảng trường thế nào.

cuoc song o quang truong
Quảng trường Taksim lúc nào cũng đông đúc

Cuộc sống người Ý cũng vậy. Có lẽ do cái chất thân thiện, hồ hởi, hòa đồng, thích lang thang, dân Ý mê đường hơn ở nhà. Ngày nắng đẹp, quảng trường Castello – trung tâm Torino luôn đầy tràn các cô gái váy ngắn, những chàng trai quần short, họ đứng nói chuyện và ăn kem. Có thể họ mua vội ở Grom trên con đường mua sắm Garibaldi, hay từ hàng kem sữa chua đối diện Castello hoặc những hàng kem cách nhau chỉ vài chục mét trên đường Via Po. Gelato ngon ngọt trên cả tuyệt vời, thật khó cưỡng mà chẳng tội gì phải cưỡng cả. Đi xa nước Ý, tôi nhớ đắm say gelato và những ngày quảng trường có gió có nhạc ấy.

Ở quảng trường Castello thường chiều tới có anh chàng đẹp trai chơi ghita và hát những ca khúc tiếng Anh quen thuộc. Anh hay, rất hay, rất nghệ sĩ. Trong khi ông già đánh accordeon dọc Via Roma một buổi tối mưa đã làm người bạn tôi thổn thức. Còn tôi đã xúc động vô cùng khi mặc cho mình ướt nhoẹt, đứng lại nghe một ông già chơi đàn, ông đã hôn tay tôi cảm ơn ở quảng trường San Carlo. Ở Torino, ngay cả đêm nhạc MTV người ta không mang vào sân vận động mà biểu diễn ngay tại Castello. Castello đông vui, nhộn nhịp, ầm ĩ như khu fan zone của Varsava ngày EuroCup. Hôm đó người dân ở đây tụ tập vui vẻ cùng uống bia, xem bóng đá trước tòa nhà sừng sững như lô cốt – Palace of Culture and Sience. Món quà to lớn của Liên Xô này người Ba Lan chưa bao giờ thích và từng có thời không đón nhận. Thế nhưng như người ta nói: bóng đá và âm nhạc luôn là sứ giả của hòa bình.

cuoc song o quang truong
Ở Ý bạn luôn có thể thấy một anh chàng đẹp trai chơi nhạc thế này
cuoc song o quang truong
Trên quảng trường nước Ý, bạn có thể thấy mọi cuộc sống hiển hiện nơi đây

Âm nhạc ở quảng trường hiển nhiên như trong bữa ăn phải có pasta của người Ý. Âm nhạc và tranh vẽ ở Navona làm tôi luôn yêu Roma sau tất cả những nóng nực, gồ ghề, bẩn thỉu mà nó mang lại. Tôi thích Navona hơn tất thảy những Popolo, Venezia, hay vòng tay chúa trước Vatican. Navona là Roma, Roma là Navona. Bởi hàng ngày, những nghệ sĩ vẫn tụ tập ở đây, họ hát múa, diễn kịch, mang tranh ra tô vẽ cho quảng trường 4 dòng sông.

cuoc song o quang truong
Cuộc sống nhộn nhịp ở quảng trường Navona
cuoc song o quang truong
Những bức tranh ở quảng trường Navona

Đó là nước Ý, là quảng trường Ý, là cuộc sống Ý. Những quảng trường dù nhỏ xíu, dù chẳng có nổi một bồn phun nước, dù chẳng có gì ngoài một vòi nước róc rách – mà người Ý vẫn gọi là cái mũi như ở Sperlonga thì vẫn ắp đầy sự sống. Vậy đâu là nơi sống động nhất? Một người Mỹ nói rằng đó là Piazza del Campo của Siena. Thật kì lạ là cái thành phố yên bình, bé nhỏ, ít khách du lịch ấy lại sống động hơn cả, xếp thứ 2 thế giới, chỉ sau 1 quảng trường ở Mexico. Piazza del Campo của Siena có sự khác lạ. Quảng trường này có hình vòng tròn, xây bằng gạch, dốc thoải xuống, giống như một cái lòng chảo, khác hẳn sự phẳng lì, vuông vức, đá lạnh của những người anh em. Có lẽ chính màu đỏ au ấm nóng của gạch, sự hút dốc vào trung tâm đã kiến tạo nên lỗ đen lôi kéo người ta tới đây bất kể lúc nào. Họ nằm, họ ngồi, họ đứng, họ tán dóc, họ cười đùa, họ hôn, họ ôm, họ giằng co, họ cãi vã, họ chỉ không được ăn ở đây. Với cấu trúc giống như một nhà hát ngoài trời, quảng trường Campo lại càng mang cho tôi ám ảnh sân khấu. Nhưng ngoài những người nghệ sĩ, chúng tôi, chúng ta đâu cần phải diễn.

cuoc song o quang truong
Cuộc sống ở quảng trường Grand Place ở Brussels

Quảng trường hay cuộc sống này không chỉ để ngắm nhìn, thưởng thức, mà phải lao vào, lao vào, lao vào nó hết mình…

cuoc song o quang truong Athens – Kẻ phá hoại vĩ đại
cuoc song o quang truong Zaanse Schans: Ngôi làng hoa thủy tiên vàng
cuoc song o quang truong Ba bảo tàng nghệ thuật đương đại nổi tiếng nhất châu Âu
cuoc song o quang truong Xõa ở Luang Prabang
cuoc song o quang truong Gubbio: Nơi dừng chân của người trẻ “điên rồ”
cuoc song o quang truong Ayutthaya: Vẻ đẹp điêu tàn đầy sức sống

Mai Thanh Nga