Điện ảnh Đài Loan - Trung Quốc: Không cùng tần số

(TGĐA) - Những bộ phim đạt doanh thu cao ở Đài Loan đều 'thất thủ' khi trình chiếu tại Trung Quốc, ngược lại những tác phẩm được đánh giá cao ở Trung Quốc cũng hầu như thất bại ở Đài Loan. Có thể gọi đây là hiện tượng 'không hợp thủy thổ', điều này ngoài việc khác biệt về văn hóa còn có khác biệt về cơ chế.

dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so LHP Kim Mã Đài Loan lần thứ 54: 'Đại Phật Buddha' dẫn đầu với 10 đề cử
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so Đâu là những “đả nữ” nổi tiếng trên màn ảnh Hoa ngữ?
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so Dương Thừa Lâm khoe mặt mộc, Hứa Vỹ Ninh cạo lông mày đóng phim kinh dị
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so “Tiểu thành nhị nguyệt” của điện ảnh Trung Quốc đoạt giải thưởng Phim ngắn hay nhất tại Cannes
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so Lâm Y Thần và Trần Hiểu tái ngộ khán giả Việt trong câu chuyện "Gia tộc thần bí"
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so

Ngoài ra khâu kiểm duyệt ở Trung Quốc cũng gây trở ngại không nhỏ cho giới làm phim Đài Loan, chẳng hạn như Năm ấy cô gái chúng ta cùng theo đuổi bị cắt bỏ những tình tiết bốc đồng của tuổi học trò, biến bộ phim thành tình cảm nhẹ nhàng.

Lời nguyền phim điện ảnh Đài Loan không đạt doanh thu cao ở thị trường Trung Quốc đã từng xuất hiện ở những bộ phim mang tinh thần Đài Loan như Cape No.7, Hào khí chiến binh… Ngược lại, thành tích phòng vé của phim Trung Quốc khi công chiếu ở Đài Loan cũng không khả quan, vì thế điện ảnh Trung Quốc dù có hùng mạnh đến đâu cũng không dám cười nhạo điện ảnh Đài Loan.

Tuy nhiên, với quy mô dân số 23 triệu nhân khẩu trên đất Đài Loan (chỉ bằng khoảng 1/60 nhân khẩu của Trung Quốc), cộng thêm ưu thế áp đảo của những bộ phim lớn Hollywood, đã khiến điện ảnh Trung Quốc khó đạt được thành công ở Đài Loan là điều dễ hiểu. Cụ thể là những bộ phim thành công cả về doanh thu phòng vé lẫn danh tiếng ở Trung Quốc như Hãy để đạn bay Lạc lối ở Thái Lan chỉ đạt doanh thu mấy trăm ngàn đài tệ ở Đài Loan – một con số thật sự quá thấp.

Doanh thu phòng vé của phim Đài Loan ở Trung Quốc ít nhất cũng hơn chục triệu, thậm chí trăm triệu, còn những bộ phim Trung Quốc mấy năm qua đều chưa từng đạt thành tích ở Đài Loan. Dù rằng khẩu hiệu “Làng điện ảnh Hoa ngữ” luôn được hô hào lớn tiếng, nhưng khi đưa vào thực tế lại không được thuận lợi. Con đường dung hòa văn hóa điện ảnh giữa Trung Quốc và Đài Loan ngày càng xa vời vợi, trong đó có sự khác biệt về địa lý và tập tục văn hóa, những trở ngại từ khâu xét duyệt và vấn nạn ăn cắp bản quyền, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị.

Khán giả Đài Loan không hiểu văn hóa Trung Quốc, khán giả Trung Quốc không đồng tình với “Tinh thần yêu Đài Loan”

Hàng năm, ban tổ chức Liên hoan phim Kim Mã Đài Loan đều mời một số phóng viên Trung Quốc tham gia sự kiện để đưa tin. Có lần, màn hình ti vi ở Trung tâm tin tức đang phát sóng trực tiếp lễ trao giải, khi khách mời dùng giọng Đài Loan đọc tác phẩm đoạt giải “Lão pháo nhi”, cánh phóng viên Trung Quốc quay nhìn nhau buột miệng cười, còn giới truyền thông Đài Loan ngơ ngác nhìn nhau hỏi: “Lão pháo nhi có nghĩa gì?”, gây ra một trận cười lớn tại hành lang lễ trao giải thưởng Kim Mã lần thứ 52.

dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so

Tại Liên hoan phim Kim Mã lần thứ 52, bộ phim Lão pháo nhi của điện ảnh Trung Quốc đã mang về cho Phùng Tiểu Cương giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc, nhưng do khác biệt văn hóa nên báo giới Đài Loan đã không hiểu “Lão pháo nhi có nghĩa gì?”.

Sự khác biệt văn hóa trên mặt chữ tiếp tục được tiếp nối thêm, cụ thể nhất là việc lý giải nội dung của bộ phim. Đạo diễn Lưu Kiệt đưa bộ phim Đức Lan được đề cử đến công chiếu tại Liên hoan phim Kim Mã, sau khi kết thúc có khán giả Đài Loan hỏi thẳng ông: “Tôi rất khó tưởng tượng trong thế kỷ 21 này, sao còn có người vẫn làm phim về câu chuyện ở nông thôn Trung Quốc?”. Có thể nói, đối với khán giả Đài Loan, ý nghĩa văn hóa trong cuộc sống thường ngày và xung đột về giá trị quan ở vùng cao nguyên Tây Tạng mà bộ phim muốn biểu đạt là một trải nghiệm hoàn toàn lạ lẫm.

Cũng như bộ phim Hào khí chiến binh đạt kỷ lục doanh thu phòng vé hơn 800 triệu đài tệ ở Đài Loan, câu chuyện chứa đựng văn hóa và tinh thần của thổ dân bản địa, nhưng khi đưa sang thị trường Trung Quốc cũng chỉ đạt doanh thu 16,63 triệu NDT. Trước đó, bộ phim Cape No.7 với thành tích phòng vé 460 triệu đài tệ cao ngất ngưởng ở Đài Loan, khi vượt biển rộng sang Trung Quốc chỉ thu được 20,65 triệu NDT. Những thí dụ này không ngừng được dùng để luận chứng cho mệnh đề “Phim Đài Loan không được yêu thích ở Trung Quốc”.

Thật tế cho thấy, điện ảnh Trung Quốc cũng tồn tại sự lựa chọn theo sở thích khác nhau của phương Nam và phương Bắc chứ chưa nói đến một Đài Loan cách nhau cả một vùng biển rộng, khác biệt văn hóa đã tạo ra khoảng cách, rất khó tìm được đồng cảm.

Nhà làm phim Đài Loan Tiêu Hùng Bình đưa ra minh chứng, vào thời điểm năm 2011, bộ phim nói về đời sống chợ đêm Đài Loan mang nhan đề Kê bài anh hùng đã càn quét khắp vùng đảo Đài Loan, đạt doanh thu phòng vé 140 triệu đài tệ, nhưng thành công này chủ yếu nhờ vào sức hút của ngôi sao Trư Ca Lượng. Nhà làm phim Tiêu Hùng Bình thẳng thắn nói “Trư Ca Lượng là ngôi sao nổi tiếng ở khu vực Đài Loan, ngoài ra khán giả những nơi khác không công nhận giá trị của ông, những bộ phim do ông đóng khi được chiếu ở Trung Quốc có sự khác biệt văn hóa quá lớn, tình trạng này cũng giống như khán giả Đài Loan xem diễn viên hài Trung Quốc Triệu Bổn Sơn vậy, cũng không hiểu mô tê gì cả, nhiều nhất cũng chỉ cảm thấy Triệu Bổn Sơn là một ông lão nhà quê dễ thương, nhưng lại không hiểu điểm hài hước và ý nghĩa văn hóa của ông ta ở đâu”.

Sự khác biệt văn hóa đã dẫn đến hệ lụy những tác phẩm thành công ở Trung Quốc khi đem sang Đài Loan, khán giả Đài Loan cũng không yêu thích, thí dụ như bộ phim Hãy để đạn bay thành công cả về doanh thu phòng vé lẫn danh tiếng ở Trung Quốc, lập được kỷ lục phòng vé 680 triệu NDT. Khi đến Đài Loan, bộ phim cũng được giới chuyên môn trong ngành điện ảnh ca tụng là một “tác phẩm thần kỳ”, nhưng chỉ đạt doanh thu chưa đến 1 triệu đài tệ, khoảng thu đó còn không đủ để bù cho chi phí làm PR.

Cho dù là dạng phim hài như Lạc lối ở Thái Lan, doanh thu phòng vé 1,26 tỷ ở Trung Quốc, khi đến Đài Loan cũng gặp phải tình trạng chỉ đạt doanh thu 100 ngàn đài tệ trong 3 ngày cuối tuần công chiếu đầu tiên. Đạo diễn Lý Liệt nhận xét không chút khách sáo: “Những bộ phim kiểu như Lạc lối ở Thái Lan, Hollywood đã quay quá nhiều, khán giả Đài Loan cũng xem quá nhiều, dù sao Lạc lối ở Thái Lan cũng không hơn được những phim của Hollywood. Thực tế, khán giả Đài Loan thích phim Hollywood hơn phim Trung Quốc nhiều lần”.

dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so

Riêng đối với những bộ phim Trung Quốc không mang tính đặc thù văn hóa, chẳng hạn như đề tài tình yêu: 33 ngày thất tình, Năm năm bị đánh cắp (Ảnh)… đều đạt doanh thu cao trên màn ảnh Đài Loan.

Là cầu nối của nhà làm phim và khán giả, giám đốc rạp phim cũng có những lý giải riêng của mình, ông Lý Quang Tước - Giám đốc PR của Cụm rạp chiếu phim lớn nhất Đài Bắc VIESHOW CINEMAS bày tỏ, phần lớn các bộ phim Trung Quốc khi chiếu ở Đài Loan không đạt thành tích cao – đặc tính văn hóa Trung Quốc quá rõ nét. Riêng đối với những bộ phim Trung Quốc không mang tính đặc thù văn hóa, chẳng hạn như đề tài tình yêu: 33 ngày thất tình, Năm năm bị đánh cắp… đều đạt doanh thu cao trên màn ảnh Đài Loan. Ông Lý Quang Tước lấy bộ phim Năm năm bị đánh cắp làm ví dụ, khi nhà sản xuất triển khai dự án phim, đã lợi dụng khái niệm “vượt biên” để bảo chứng thị trường phát hành, ngoài nữ chính Bạch Bách Hợp là diễn viên Trung Quốc, nguyên dàn chế tác đều của Đài Loan, phim được quay ngoại cảnh ở Đài Bắc, Kenting, ngoài giọng nói của Bạch Bách Hợp, tất cả những yếu tố khác đều không có hơi hướm Trung Quốc, hoàn toàn gần gũi với khán giả xứ Đài. Hơn nữa, đây là bộ phim tình cảm dễ lấy nước mắt khán giả, tình yêu thuần khiết như “bị mất trí, mắc bệnh ung thư, không trị khỏi…”, đã giúp bộ phim đạt thành tích cao ngất ngưỡng ở Đài Loan với doanh thu hơn 88 triệu đài tệ.

Chênh lệch thời điểm công chiếu và nạn ăn cắp bản quyền

“Bạn biết không? Nghe nói sắp ra rạp rồi!” - đây là câu cửa miệng cười ra nước mắt được lưu truyền trong giới điện ảnh, khởi nguồn từ bộ phim Nghe nói của điện ảnh Đài Loan được quay từ năm 2009, nhưng mãi sau 6 năm sau mới được công chiếu ở Trung Quốc. Bộ phim từng đạt doanh thu phòng vé 30 triệu đài tệ, trở thành quán quân phòng vé ở thị trường Đài Loan vào thời điểm năm 2009. Tuy nhiên, dưới vấn nạn ăn cắp bản quyền sau 6 năm khi được công chiếu ở thị trường Trung Quốc, Nghe nói chỉ thu về 2,44 triệu NDT, dù nam nữ diễn viên chính Bành Vu Yến và Trần Ý Hàm đều đã trở thành ngôi sao nổi tiếng ở Trung Quốc. Đây được xem là ví dụ điển hình cho tình trạng phim Đài Loan thất bại ở thị trường Trung Quốc do vấn đề chênh lệch thời điểm công chiếu.

Ban đầu, bộ phim Nghe nói được một nhà phát hành phim Trung Quốc mua, nhưng không ngờ đối tác hủy hợp đồng khiến bộ phim bị chậm trễ thời gian công chiếu, các bản sao chép nhanh chóng phát tán trên mạng, Nghe nói càng gặp khó khăn trong việc tìm người mua bản quyền. 6 năm sau, nhờ sự nổi tiếng của Trần Ý Hàm và Bành Vu Yến ở Trung Quốc, nên có nhà phát hành phim tìm đến, nhưng nhà sản xuất hiểu rõ đã qua 6 năm, xu hướng thị trường đã thay đổi, trước đây có lẽ rất thích tình yêu nhẹ nhàng, lãng mạn kiểu Đài Loan, nhưng hiện nay những bộ phim hài hước náo nhiệt lại được yêu thích ở Trung Quốc hơn. Cho dù Nghe nói là bộ phim không tệ nhưng không đạt được doanh thu khả quan là điều dễ hiểu.

dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so

Bộ phim Nghe nói của điện ảnh Đài Loan được quay từ năm 2009, nhưng mãi sau 6 năm sau mới được công chiếu ở Trung Quốc, việc chênh lệch thời điểm công chiếu đã gây thiệt hại về doanh thu phòng vé.

Năm ấy cô gái chúng ta cùng theo đuổi cũng là “nạn nhân” của tình trạng chênh lệch thời gian công chiếu. Bộ phim được công chiếu ở Đài Loan vào thời điểm tháng 8 - 2011, càn quét phòng vé với doanh thu 460 triệu đài tệ. Nhưng, khán giả Trung Quốc phải “hóng” gần nửa năm mới được xem Năm ấy cô gái chúng ta cùng theo đuổi, khoảng thời gian chênh lệch phát hành giữa hai khu vực đã tạo điều kiện cho tình trạng ăn cắp bản quyền.

Ngoài ra, khâu kiểm duyệt ở Trung Quốc cũng gây trở ngại không nhỏ cho giới làm phim Đài Loan, chẳng hạn như Năm ấy cô gái chúng ta cùng theo đuổi bị cắt bỏ những cảnh quay và những câu thoại có tính chất xúc động, nóng nảy của tuổi trẻ. Từ bộ phim miêu tả quá trình trưởng thành của thanh thiếu niên với nhiều tình tiết bốc đồng, đã trở thành bộ phim tình cảm nhẹ nhàng, làm tụt hết hứng thú của bộ phận khán giả tiềm năng. Cuối cùng, Năm ấy cô gái chúng ta cùng theo đuổi thu về 76 triệu NDT, con số không thể xem là thành công lớn, nhưng vào thời điểm đó đã được gọi là bộ phim Đài Loan đạt doanh thu cao nhất ở Trung Quốc.

May mắn hơn Năm ấy cô gái chúng ta cùng theo đuổi là bộ phim Thời thiếu nữ của tôi của đạo diễn Trần Ngọc San, từng tạo cơn sốt khi công chiếu ở Trung Quốc, chỉ trong vòng 4 ngày đã cán mốc trăm triệu NDT, vượt xa con số 76 triệu NDT của bộ phim Năm ấy cô gái chúng ta cùng theo đuổi, trở thành bộ phim Đài Loan đạt doanh thu phòng vé cao nhất ở Trung Quốc.

dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so

Bộ phim Thời thiếu nữ của tôi khống chế được nạn quay lén và thời gian ra mắt giữa hai khu vực không chênh lệch quá lâu, nên đã trở thành hiện tượng bùng nổ ở Trung Quốc.

Tuy bộ phim Thời thiếu nữ của tôi được công chiếu ở Đài Loan trước Trung Quốc, nhưng do khống chế được nạn quay lén và thời gian ra mắt không chênh lệch quá lâu, nên Thời thiếu nữ của tôi đã trở thành hiện tượng phát hành, bùng nổ ở Trung Quốc. Đạo diễn Trần Ngọc San của bộ phim Thời thiếu nữ của tôi cho biết, điều mà cô lo lắng nhất là cảnh phim các học sinh biểu tình phản đối giáo viên bị cắt bỏ, may là cuối cùng được thông qua, giúp cho việc thể hiện cảm xúc phản kháng của tuổi trẻ được bộc lộ trọn vẹn. Có thể nói, phong cách sáng tạo tự do của đạo diễn Đài Loan khi sang Trung Quốc thường gặp nhiều trở ngại, điều này cũng góp phần tạo ra hiện tượng phim Đài Loan không đạt doanh thu cao ở Trung Quốc. Thực tế cho thấy, những phim tạo được hiệu ứng khán giả và đạt doanh thu cao ở thị trường Trung Quốc như Thời thiếu nữ của tôi cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Khán giả Đài Loan bị “giam cầm” bởi yếu tố chính trị

Từ năm 2010, Trung Quốc bắt đầu hủy bỏ hạn ngạch nhập khẩu phim Đài Loan, điện ảnh Đài Loan được đối xử công bằng như các bộ phim Trung Quốc. Ngoài ra, theo quy định về hạn ngạch, khu vực Đài Loan mỗi năm cho phép 20 bộ phim Trung Quốc được cấp giấy phép phát sóng trên các đài truyền hình Đài Loan, không được cấp phép thì phải chờ 2 năm sau mới được xin cấp phép trở lại.

Thật ra, cơ quan quản lý văn hóa Đài Loan đã nhiều lần đề nghị xin tăng hạn ngạch các bộ phim điện ảnh Trung Quốc trình chiếu ở Đài Loan từ 10 phim lên thành 15 phim, nhưng cần phải được viện lập pháp thông qua. Rất nhiều người không hiểu, hạn chế này ở thị trường điện ảnh Đài Loan là vì mục đích gì?

dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so

Bộ phim Đại Phật Buddha của điện ảnh Đài Loan dẫn đầu với 10 giải đề cử Kim Mã, được liệt vào danh sách “kén” khán giả.

Khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên Mỹ, bà Long Ứng Đài - Bộ trưởng văn hóa Đài Loan đã đưa ra một câu trả lời ngắn gọn: “Bảo vệ chủ nghĩa”. Thị trường điện ảnh Trung Quốc hiện đang nhanh chóng bành trướng và phát triển, các bộ phim Hoa ngữ bao gồm cả phim do Đài Loan sản xuất, tạm thời vẫn chưa có dấu hiệu phục hưng ở thị trường Đài Loan. Rất nhiều khán giả mê điện ảnh Đài Loan và các đạo diễn xứ Đài đều cùng có chung một thắc mắc: Cơ hội tiếp theo của điện ảnh Đài Loan đang ở đâu?

Đối với điện ảnh Đài Loan, nếu dùng Liên hoan phim Kim Mã làm lễ tổng kết, xem ra chỉ là nét hào nhoáng bề ngoài, sự huy hoàng của Đại Phật Buddha với 10 giải đề cử, đã khiến nhiều người tiếp tục hô hào khẩu hiệu phục hưng nền điện ảnh Đài Loan. Tuy nhiên, phóng tầm mắt ra khỏi thị trường Đài Loan, tác phẩm dẫn đầu 10 giải đề cử Kim Mã này được liệt vào danh sách “kén” khán giả.

dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so Đạo diễn Vương Gia Vệ cảnh báo đạo diễn trẻ Trung Quốc
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so Lộ ảnh tạo hình của Cổ Thiên Lạc, Lữ Lương Vỹ trong phim 'Chân - Tam quốc vô song'
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so ‘Vô vấn Đông Tây’ của Chương Tử Di sẽ trở thành bộ phim nhựa cuối cùng của điện ảnh Trung Quốc
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so Đâu là những “đả nữ” nổi tiếng trên màn ảnh Hoa ngữ?
dien anh dai loan trung quoc khong cung tan so Nữ đạo diễn trẻ Trung Quốc đoạt giải Cinema Award tại Cannes 2017

Trịnh Nghi