Điện ảnh Việt: Sự sáng tạo đang bị mài mòn?

(TGĐA) - Trong khoảng mười năm gần đây, thuật ngữ “phim remake” đã trở nên quen thuộc với các nhà sản xuất, các đạo diễn, diễn viên và với khán giả Việt Nam. Rất nhiều bộ phim được dàn dựng lại từ  “bom tấn” đã ăn khách ở nước ngoài nhưng hầu hết là “bom xịt” khi ra mắt ở Việt Nam. Một số ít thành công, được tung hô trên trời, nhưng thực sự, chỉ thu hẹp trong phạm vi khán giả trong nước và không thể vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Và nếu số lượng phim làm lại chiếm tỷ lệ không nhiều so với phim Việt thì không nói làm gì, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay, các dòng phim đều yếu, thì sự nổi trội của những “phim remake” lại gợi cho chúng ta những suy nghĩ thực sự đáng buồn.    

dien anh viet su sang tao dang bi mai mon Thực trạng điện ảnh hiện nay: Một vấn đề nan giải!
dien anh viet su sang tao dang bi mai mon 'Thúc đẩy điện ảnh Việt thời hậu Covid-19': Thách thức và cơ hội
dien anh viet su sang tao dang bi mai mon
Tiệc trăng máu là một trong số ít phim remake thành công ở Việt Nam

Đương nhiên, đa số phiên bản phim làm lại không bao giờ có thể bằng với phim nguyên bản. Nhiều người viện lý do: phim Việt hóa phải thay đổi chút ít để thích hợp với công chúng Việt! Điều đó cũng có thể chấp nhận. Ngoài một số ít phim thực sự thoát khỏi cái bóng quá lớn của nguyên bản, có sáng tạo riêng thì hầu hết nhiều ekip remake lại không thoát khỏi sự giám sát và chỉ đạo của những nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, từng chi tiết, từng bối cảnh đều được kiểm tra kỹ càng, so sánh kỹ lưỡng rồi mới ra lệnh bấm máy.

dien anh viet su sang tao dang bi mai mon
Sắc đẹp ngàn cân bản remake Việt biến bom tấn Hàn Quốc thành bom xịt ở Việt Nam

Trên thế giới, có những đạo diễn chuyên làm những phim remake. Những đạo diễn này được nhà sản xuất thuê để làm xong một nhiệm vụ. Những nghệ sỹ này cũng tương tự như những họa sỹ chuyên nghề chép tranh, chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống, không cần phải sáng tạo. Những họa sỹ chuyên chép tranh, sau khi chán nghề, không thể vẽ được bức tranh nào. Tư duy sáng tạo đã bị triệt tiêu. Và những đạo diễn có nhu cầu và sở trường làm lại những phim nổi tiếng, cũng không thể có đầu óc sáng tạo làm ra những bộ phim có tính nghệ thuật nữa. Đó là cái giá rất đắt mà người nghệ sỹ phải trả nếu họ không biết nói không với những “viên đạn bọc đường” của các nhà sản xuất chỉ tính đến lợi nhuận. Họ cũng cần cảnh giác trước những lời có cánh của giới truyền thông, ca ngợi phim theo cây gậy chỉ huy của nhà sản xuất.

Nhìn sang điện ảnh Hàn Quốc, chúng ta nhận thấy, các nghệ sỹ điện ảnh nước này đã làm nên “kỳ tích sông Hàn”, không kém gì nền kinh tế. Tại sao điện ảnh Hàn Quốc lại bùng nổ và thu được những thành công vang dội như vậy? Đó chính là nhờ chính sách văn hóa đúng đắn của Chính phủ, kết hợp với sự sáng tạo của các nghệ sỹ làm phim. Sự sáng tạo này không chỉ do những cá nhân mà đó là sức mạnh có tính hệ thống của cả một tập thể lớn, quyết đem những quan điểm thẩm mỹ mới vào phim. Mục đích là để các thị trường điện ảnh bảo thủ và khó tính của Mỹ và châu Âu chấp nhận điện ảnh Hàn Quốc.

dien anh viet su sang tao dang bi mai mon
Old Boy của Hàn Quốc là một trong số nhiều phim được Hollywood mua bản quyền làm lại

Nền điện ảnh Hàn Quốc may mắn hơn chúng ta là được nhiều đời Tổng thống cùng ủng hộ và khích lệ. Những chủ trương, chính sách đối với ngành điện ảnh không nằm trên giấy như chúng ta mà thực sự đi vào từng Hãng phim, từng nghệ sỹ, từng bộ phim. Theo thời gian, phim Hàn Quốc càng giành nhiều chiến thắng tại các Liên hoan phim Quốc tế. Chính phủ càng sẵn sàng phân bổ tiền để sản xuất và hỗ trợ ngành công nghiệp này.

Được Chính phủ tài trợ, các nghệ sỹ điện ảnh Hàn Quốc đua nhau cạnh tranh, đua nhau sáng tạo. Việc cạnh tranh trong nghệ thuật là động lực để mỗi nghệ sỹ đổi mới và sáng tạo, liên tục vươn lên để tạo ra một thế giới khác. Nghệ sỹ càng có nhiều cơ hội làm phim thì sự sáng tạo cũng ngày càng tăng theo. Và việc sáng tạo này được chính các nghệ sỹ tôn trọng và tuân thủ theo nguyên tắc, đồng lòng chung sức đưa nền điện ảnh Hàn Quốc ra nước ngoài. Không chạy theo xu hướng thị trường hay đáp ứng nhu cầu khán giả mà họ trình diễn với thế giới những quan điểm thẩm mỹ mới về những nội dung cổ xưa của nghệ thuật điện ảnh. Các nhà làm phim Hàn Quốc giữ chân người xem bằng cách không bám vào các quy ước của mỗi thể loại, mà bằng cách liên tục mở rộng ranh giới và kết hợp các thể loại này, đánh lừa sự kỳ vọng của khán giả. Các tác giả Hàn Quốc giàu cảm xúc và cởi mở, họ thậm chí “thẩm mỹ hóa” bạo lực, một điều không bình thường đối với khán giả Hollywood, những người do bị kiểm duyệt lâu nên không được xem những cảnh gợi cảm trên màn ảnh. Đó là một luồng gió mới cho khán giả Âu Mỹ vốn quen thuộc với thể loại phim và những câu chuyện có thể đoán trước.

dien anh viet su sang tao dang bi mai mon
Bằng chứng vô hình ra ra rạp năm 2020 cũng được remake từ bộ phim Blind của Hàn Quốc

Ngoài ra, các rạp chiếu phim hiện đại đang tích cực phát triển tại nước này. Đã có từ những năm 1990, màn hình rộng hơn 30 mét đã xuất hiện ở mọi rạp chiếu phim Hàn Quốc với công nghệ 4DX (ngoài hình ảnh thể tích, người xem còn có thể tiếp cận với mùi và cảm giác xúc giác liên quan đến câu chuyện). Ngành kỹ thuật chiếu phim cũng nâng cấp hệ thống chiếu phim từ 3 máy (hệ thống screen X). Trong toàn bộ lĩnh vực điện ảnh văn hóa đại chúng này, các công ty cũng có những cơ hội: người khổng lồ phân phối CGV, chuyên kinh doanh các phim thương mại, phân bố các giải thưởng đặc biệt cho các bộ phim điện ảnh để chúng được phân phối đến các rạp chiếu phim lớn nhất trong nước.

Để kết luận điều gì, thật khó.

dien anh viet su sang tao dang bi mai mon
Cảnh trong phim Tokyo Story của đạo diễn Ozu Yasujiro. Những phim của ông luôn đậm chất Nhật Bản trong đó

Mỗi chúng ta, hãy tự nhắc mình, hãy tự tìm kiếm con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Không phải không có những tấm gương tốt. Như trường hợp đạo diễn Nhật Bản Ozu Yasujiro (1903-1963). Giai đoạn đầu, ông rất đam mê Hollywood và làm rất nhiều phim theo kịch bản cũng như theo phong cách phim Mỹ. Nhưng sau thời gian đi lính trở về, ông đã từ bỏ hẳn trường phái phim Mỹ mà hình thành và tập trung vào con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Ông làm một loạt phim về đề tài gia đình với nội dung giản dị, sâu sắc, vừa mang bản sắc truyền thống Nhật Bản, vừa có ý nghĩa thời đại và quốc tế. Và những bộ phim của ông được cả phương Đông và phương Tây cùng chấp nhận và đánh giá cao.

Hơn trăm năm trước, nhà văn Nga A. Chekhov đã nhắc nhở chúng ta về bi kịch của những con người nô lệ trước uy quyền và thượng cấp, trước danh vọng và tiền bạc, chịu sự khuất phục hoàn cảnh, có tâm lý nhu nhược và ngụy biện… Thiết tưởng rằng, những truyện ngắn có ý nghĩa đó ngày càng cần thiết đối với con người và phim Việt Nam lúc này.
dien anh viet su sang tao dang bi mai mon Thực trạng điện ảnh hiện nay: Một vấn đề nan giải!

(TGĐA) - Nhìn vào thực trạng điện ảnh Việt Nam hiện nay, chúng ta cảm thấy ...

dien anh viet su sang tao dang bi mai mon 'Thúc đẩy điện ảnh Việt thời hậu Covid-19': Thách thức và cơ hội

(TGĐA) - Trước thực trạng hiện nay, nhiều rạp chiếu trên thế giới nói chung ...

Đoàn Tuấn