Giá trị bộ phim bây giờ ở đâu? 3

(TGĐA) - Kể từ khi xã hội hóa điện ảnh, dư luận dường như không có ai bàn đến nội dung và nghệ thuật của bộ phim nữa. Cách xem phim đã chuyển sang một hướng khác. Hướng thứ nhất là khen phim thế này thế nọ. Chẳng hạn, khi xem Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh thì hầu như ai cũng khen “Có nhiều cảnh đẹp lắm!”, còn khi xem Hai Phượng thì mọi người đồng thanh khen “Như phim Mỹ!”, khi xem Cua lại vợ bầu thì dân mạng thi nhau khen “Y chang Nhật ký tiểu thư Jones 3!’’…    

goc nhin gia tri bo phim bay gio o dau Đạo diễn Nhất Trung: 'Đôi mắt âm dương' thú vị bởi các góc nhìn về phụ nữ và cuộc sống
goc nhin gia tri bo phim bay gio o dau Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: Một góc nhìn tư liệu
goc nhin gia tri bo phim bay gio o dau
Cảnh trong phim Cua lại vợ bầu

Những cách xem phim này cũng như những cách bình luận phim thế này thật đáng lo ngại. Nhưng xin đừng đổ lỗi cho người xem. Trước hết, hãy trách những người làm phim. Không nói đến tài năng, chỉ nói đến sự dễ dãi của họ. Đối với họ, làm phim bây giờ không phải làm nghệ thuật. Làm phim như công việc tạo ra một sản phẩm để kiếm tiền. Họ có cần danh vọng không? Tất nhiên cũng có. Nhưng cái đó xếp sau. Và danh vọng bây giờ cũng không quan trọng. Bởi cứ làm phim là được thiên hạ phong danh cho là “nghệ sỹ” rồi. Thậm chí, cái danh “nghệ sỹ” bây giờ cũng bị “tầm thường hóa”.

Ngày trước, người ta bước chân vào con đường nghệ thuật, ai cũng cố tìm cho mình một cái danh xưng thật kêu, thật đẹp cho xứng với lý tưởng của mình. Nào “Hồng Đào”, nào “Minh Vương” v.v… Bây giờ thì khác xa. Tên các nghệ sỹ làm phim, thôi thì đủ kiểu. Đạo diễn thì “David Keng”, quay phim thì “Lê Đô La”; dựng phim thì “Trần Cún” v.v… Các đoàn làm phim như một tổ chức khá hỗn độn. Diễn viên đang đóng phim này vội nhảy sang phim khác. Đạo diễn cũng vậy, bỏ dở phim giữa chừng. Người khác phải làm tiếp. Cho nên, sản phẩm mà các nhà sản xuất đưa ra thị trường, chính những người tạo ra nó đã không muốn nhìn nhận. Nhưng để hút khán giả, nhà sản xuất đã thuê một đội ngũ truyền thông hùng hậu. Nhiều chiêu trò quăng ra. Không bàn đến nội dung hay nghệ thuật của phim. (Bởi làm gì có). Đội ngũ truyền thông này chỉ bàn đến những cảnh, những màn “3s”. Trong phim, diễn viên vào hở hang gây “sốc” nhất? Cảnh nóng nào “sex” nhất ? Và màn tỏ tình nào “sến” nhất? Và người xem cũng không cần những gì cần thiết mà một bộ phim thường mang đến cho họ. Trong thời đại của Facebook và Tin nhắn, họ chỉ cần bình luận một vài câu sáo rỗng là xong.

goc nhin gia tri bo phim bay gio o dau
Giá trị của phim đôi khi lại được PR bằng... cảnh nóng nhiều hay ít
goc nhin gia tri bo phim bay gio o dau
Doanh thu được công bố trong thời đại PR, không phải cái nào cũng thật như Mắt biếc

Hướng thứ hai là đo phim bằng doanh thu. Số tiền để làm ra một bộ phim thường được giữ bí mật. Những người trong nghề thông thạo thường chỉ đưa ra con số ước lượng. Nhưng con số doanh thu luôn được thổi phồng. Nào ngày đầu, phim A thu bao nhiêu tỷ, ngày thứ hai, phim B thu về bao nhiêu? Con số này chứng tỏ độ hấp dẫn của phim. Và phụ thuộc vào các xuất chiếu, phụ thuộc vào số phòng chiếu mà rạp dành cho bộ phim đó. Nhưng muốn chiếm được nhiều phòng chiếu, lại phụ thuộc vào số tiền bỏ ra quảng cáo cho phim. Và số tiền quảng cáo lại phụ thuộc vào “cuộc chơi” của nhà làm phim. Vì vậy, gần đây mới có hiện tượng, một số đạo diễn trẻ lên mạng kêu gọi khán giả “giải cứu” phim của anh ta. Và khán giả luôn nhân hậu, gọi nhau đi “giải cứu” luôn. Nhưng chỉ được số ít. Bởi, của đáng tội, khi về, ai cũng bảo: “Phim nhạt quá, không giải cứu nổi!”. Nhưng cũng có nhiều chiêu trò thổi phồng doanh thu. Cái này thì không cần chuyên gia. Ai cũng làm được, nhất là đội ngũ truyền thông mà nhà sản xuất thuê. Họ thổi phồng quá mức. Đến nỗi, người trong nghề PR cũng không thể tin. Và lên tiếng phản bác. Thậm chí, có cả những “văn phòng trọng tài” kiểm chứng doanh thu. Nhưng bây giờ, cái gì cũng bị làm giả. Ai còn tin ai, tin được gì nữa. Vì vậy, con số doanh thu của một bộ phim nhảy múa như đèn nhấp nháy. Nhìn vào các con số này như nhìn vào một mê hồn trận, không biết đâu thật đâu giả.

goc nhin gia tri bo phim bay gio o dau
Giá trị của Hai Phượng được gói gọn ở doanh thu và lời khen... như phim Mỹ

Những giá trị đích thực của nghệ thuật, của điện ảnh bây giờ không được mấy ai nhắc đến nữa. Những giá trị Chân – Thiện – Mỹ cao quý của Nghệ thuật Thứ Bảy dường như đã lùi xa, phải nhường đường cho những cái gọi là nghệ thuật thị trường và tính thương mại. Những bài phê bình phim, phân tích phim vắng bóng trên các trang nghệ thuật. Thay vào đó là những lời tung hô sặc mùi quảng cáo và kim tiền. Tình trạng “sáng tạo nghệ thuật” và “phê bình điện ảnh” như thế này còn kéo dài, không ai xác định được điểm dừng. Trong khi đó, dòng chảy nghệ thuật chân chính lại gặp nhiều khó khăn. Thiếu đủ thứ. Thiếu tài năng. Thiếu kinh phí. Thiếu môi trường làm việc. Thiếu không gian thưởng thức. Thiếu cả khán giả nữa. Nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra. Nhiều ý kiến tâm huyết đã trình bày. Nhưng tất cả đều rơi vào trình trạng “nói rồi để đấy”. Không ai hành động.

Những giá trị đích thực của nghệ thuật, của điện ảnh bây giờ không được mấy ai nhắc đến nữa. Những giá trị Chân – Thiện – Mỹ cao quý của Nghệ thuật Thứ Bảy dường như đã lùi xa, phải nhường đường cho những cái gọi là nghệ thuật thị trường và tính thương mại…
goc nhin gia tri bo phim bay gio o dau Tình dục trong điện ảnh dưới góc nhìn của xã hội học

(TGĐA) - Sự lan tràn của điện ảnh tình dục là không thể phủ nhận. Từ ...

goc nhin gia tri bo phim bay gio o dau 'Truyền thuyết về Quán Tiên': Chiến tranh qua góc nhìn người trẻ!

(TGĐA) - Được biết đến nhiều nhất qua các bộ phim hài, tình cảm gần ...

Đoàn Tuấn