Góp ý dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ: Răn đe hay tạm thời?

(TGĐA) - Giữa tháng 9 vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghệ sĩ gồm 3 chương, 11 điều, với kỳ vọng tạo chuẩn mực đạo đức của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Hiện tại giới nghệ sĩ đang có khá nhiều ý kiến trái chiều về bộ quy tắc này, có người cho rằng vẫn chưa đủ tính răn đe tới những nghệ sĩ có đạo đức xuống cấp.

Giới làm phim Việt lên tiếng về dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi Giới làm phim Việt lên tiếng về dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi
Góp ý xây dựng Luật điện ảnh (sửa đổi): Nghệ sĩ và người làm điện ảnh nói gì? Góp ý xây dựng Luật điện ảnh (sửa đổi): Nghệ sĩ và người làm điện ảnh nói gì?
Bảo hộ phim Việt: Nan giải! Bảo hộ phim Việt: Nan giải!
1. Nghệ sỹ phải cẩn trọng trước tiếng nói của mình trước công chúng
Nghệ sỹ phải cẩn trọng tiếng nói của mình trước công chúng

Có là quá muộn?

Không chỉ công chúng phần lớn đều cho rằng Bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ ra đời trong thời điểm này là quá muộn, khi làng giải trí hiện giờ đã có nhiều biến tướng và gây ra nhiều vụ việc bức xúc trong dư luận, mà ngay cả nhiều nghệ sĩ lâu năm trong nghề cũng cảm thấy đáng lẽ động thái này của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải được thực thi sớm hơn.

1. Nghệ sỹ phải cẩn trọng trước tiếng nói của mình trước công chúng
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho hay: “Đưa ra quy tắc ứng xử là một cách mang đến sự bình đẳng trong quản lý và đánh giá các cá nhân trong hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ, bất kể thuộc đơn vị nhà nước quản lý hay không. Sự chậm trễ này vừa khiến cho những biến tướng của ‘tinh thần mộ điệu’ đi quá xa như hôm nay”.

Góp ý dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ: Răn đe hay tạm thời?
NSƯT Hạnh Thúy

Với quan điểm tương tự, NSƯT Hạnh Thúy chia sẻ: “Bộ Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ này ra đời muộn hơn rất nhiều những bộ quy tắc nghề nghiệp khác, lại đúng vào thời điểm nhiều chuyện không hay liên quan đến nghệ sĩ, nên bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp lúc đầu có chút chạnh lòng vì cảm giác như đang bị ‘tuýt còi’, nhưng nhìn thoáng ra là điều nên làm từ lâu”. Khi đọc bộ quy tắc, chị nghĩ rằng đây hoàn toàn là những điều mà một nghệ sĩ có tự trọng, có văn hoá nào cũng phải làm.

Diễn viên, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh nhìn nhận tương lai sẽ còn có thêm nhiều nghệ sĩ mới, nên theo chị: “Các em nghệ sĩ trẻ mới vào nghề chắc chắn còn thiếu nhiều kinh nghiệm, cũng phải có những giới hạn và khuôn phép rõ ràng trong nghề nghiệp cũng như với khán giả”.

Trước thời điểm ra đời Bộ Quy tắc ứng xử nghệ sĩ, không chỉ riêng những vụ việc lùm xùm của giới nghệ sĩ gần đây, mà tình trạng nhiều nghệ sĩ xuống cấp đạo đức hay coi thường khán giả rõ ràng đã có rất nhiều. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã đưa ra phân tích: trong giới showbiz hiện nay, chúng ta không lạ gì những chiến dịch truyền thông mà các công ty quản lý khởi xướng cho “gà nhà” và duy trì những kiểu fanclub xuất hiện với đủ hình đủ vẻ, hoạt động bằng kinh phí từ chính các nghệ sĩ với các danh xưng tự phong, cuốn công chúng nhẹ dạ vào trạng thái “fan cuồng”. Nếu có một số cá nhân trong giới showbiz có hành xử không đẹp như coi thường công chúng, hay lợi dụng danh tiếng để làm những việc thiếu chuẩn mực thì sự tác động của “truyền thông bẩn” là không nhỏ, hoàn toàn có thể “đổi trắng thay đen”.

Đạo diễn Lê Hùng Phương
Đạo diễn Lê Hùng Phương

Đạo diễn Lê Hùng Phương cũng chỉ ra, có một số nghệ sĩ nổi tiếng nhanh, ngủ hai đêm thức dậy đã “hot”, đã được lên đầy mặt báo. Một tháng sau là xuất hiện dày đặc tại các chương trình giải trí. Họ không được trải nghiệm về nghề, họ thiếu kiến thức nền, nên văn hoá ứng xử chưa hoàn thiện. Vì vậy dẫn tới nhiều hành động cũng như phát ngôn sai là tất yếu. Một nguyên nhân không hề nhỏ là do truyền thông cũng săn đón họ quá, nên họ bị ảo tưởng dễ dẫn tới phát ngôn ngông cuồng. Khán giả bây giờ trẻ hoá, dễ tha thứ, nên khó trách.

Quy tắc có cần răn đe?

Đạo diễn Văn Công Viễn
Đạo diễn Văn Công Viễn

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã chỉ rõ đây là bộ quy tắc ứng xử chứ không phải quy phạm pháp luật, không có phần xử phạt, điều này thêm một lần nữa gây nhiều ý kiến trái chiều cho những nghệ sĩ lao động chân chính. Đạo diễn Văn Công Viễn nêu ra ý kiến: “Quy tắc ứng xử là căn cứ để chúng ta có thước đo cần thiết những cư xử chuẩn mực. Cần rõ ràng minh bạch và cụ thể kể cả việc chế tài cho hiệu quả”. Anh cũng nêu ra thực trạng gần đây có một số nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, cần có biệt pháp mạnh tay với những việc làm như vậy: “Quảng cáo online là một loại hình mới, nên cần thiết có chế tài xử phạt cho tất cả ai biết hàng giả hàng kém chất lượng nhưng vẫn quảng bá là sai luật, kể cả nghệ sĩ. Việc nghệ sĩ có biểu hiện nào đó không phù hợp, bị trừng phạt thích đáng thì tức khắc khán giả sẽ quay lưng đó là tự nhiên”.

NSƯT Hạnh Thúy lại nghĩ rằng nên có sự phân biệt rõ ràng: “Về phần răn đe, trừng phạt tôi nghĩ đã có luật dân sự, hình sự, bởi thật ra dù nghệ sĩ có thế nào, có là ai thì cũng chỉ là một công dân, cần phải thượng tôn pháp luật. Nhưng vì là một dạng ‘công dân đặc biệt’, được nhìn nhận như một phần phản ánh văn hoá của xã hội, đại diện cho cái đẹp nên nhất định cần được xử lí nghiêm khắc khi có sai phạm”.

Diễn viên, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh
Diễn viên, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh

Hiện nay, một số nước trên thế giới đã áp dụng biện pháp khai trừ khỏi làng giải trí với nghệ sĩ vi phạm đạo đức. Diễn viên, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh nêu quan điểm: “Nếu ép không cho hoạt động, tôi cho là quá nặng. Sai lầm ai rồi cũng phải có trong đời, nếu không cho người khác cơ hội để sửa sai hay khắc phục thì khác nào chặn hết các con đường của họ”. Đạo diễn Lê Hùng Phương có ý kiến tương đồng: “Nghệ sĩ sai trái, lừa đảo thì có pháp luật xử lý. Còn sản phẩm phim, kịch, nhạc, múa… là của cả một tập thể mà có nghệ sĩ đó tham gia trong dự án, được xã hội công nhận, quốc tế tán dương, không nên huỷ hoại sản phẩm, ép rời khỏi làng giải trí. Chỉ cần khán giả ném đá, tẩy chay thì con đường sự nghiệp của nghệ sĩ ấy tiêu tan. Mỗi quốc gia có quy tắc riêng, không nước nào đi theo nước nào, chúng ta chỉ có thể học hỏi cái tốt và làm theo vài điều nhỏ để nghiêm trị nghệ sĩ”.

Riêng NSƯT Hạnh Thúy cho rằng với những cá nhân hành động có chủ đích, biết sai mà vẫn làm thì nên có những biện pháp mạnh. Tuy nhiên, việc này cần được xem xét thấu đáo, minh bạch và cân nhắc để áp dụng đúng người đúng việc, tránh trường hợp oan sai không đáng có. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã đưa ra mong muốn nếu có chế tài xử phạt cho giới showbiz, nhà nước phải đặc biệt quan tâm tới hiện trạng nhức nhối “truyền thông bẩn” dẫn đến nhiễu loạn trong nhận thức của công chúng về nghệ sĩ.

Nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm, từng bước hình thành chuẩn mực đạo đức trong hành vi ứng xử của nghệ sỹ đối với hoạt động nghề nghiệp, trên báo chí, truyền thông, mạng xã hội theo đúng Nghị quyết của BCH TW Đảng khóa XI về xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch xây dựng dự thảo Quy tắc ứng xử chung của nghệ sỹ gồm 6 quy tắc, áp dụng cho các nghệ sĩ đang làm việc cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cũng như nghệ sĩ là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Bộ Quy tắc này đang nhận được nhiều quan tâm của dư luận cũng như nghệ sỹ Việt.

Tự giác vẫn là quy tắc đầu tiên!

Trước nhiều sóng gió chưa từng có của showbiz trong năm qua, bài học về ý thức tự giác phải được đặt lên hàng đầu. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã khẳng định, không có thần tượng nào là vĩnh viễn nếu chính thần tượng ấy không tự bảo vệ hình ảnh của mình. Diễn viên, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh nói rằng quy tắc đầu tiên chính là sự tự giác và người nghệ sĩ nếu muốn hoàn thiện mình, nên tự ý thức trách nhiệm mang đến những nguồn năng lượng tích cực cho những khán giả yêu mến họ, để khán giả cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn.

NSƯT Hạnh Thúy nói về mối quan hệ giao thoa giữa hai bên: “Nghệ sĩ với khán giả cần đến với nhau trong tâm thế tôn trọng và thấu hiểu. Tôn trong để trân trọng giá trị của nhau, thấu hiểu để giao cảm, hoà cảm và thăng hoa cảm xúc khi cùng ‘chạm’ vào nghệ thuật”.

Giới làm phim Việt lên tiếng về dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi Giới làm phim Việt lên tiếng về dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi

(TGĐA) - Sự kiện sẽ diễn ra vào chiều Chủ nhật ngày 26/9 quy tụ ...

Góp ý xây dựng Luật điện ảnh (sửa đổi): Nghệ sĩ và người làm điện ảnh nói gì? Góp ý xây dựng Luật điện ảnh (sửa đổi): Nghệ sĩ và người làm điện ảnh nói gì?

(TGĐA) - Hội nghị - Hội thảo lấy ý kiến góp ý đề nghị xây dựng ...

Quỳnh Anh - Vũ Liên