NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát: Phim ăn khách đâu phải chỉ nhờ bạo lực và tình dục?

(TGĐA) - Hội đồng duyệt phim Quốc gia đang là nơi “đổ tội” của nhiều nhà sản xuất thất bại trong việc kéo khán giả đến với tác phẩm của mình ở mùa phim Tết vừa qua khi thực thi thông tư kiểm duyệt và phân loại phim mới. Chính điều này đang tạo nên dư luận sai lệch về phương thức kiểm duyệt dần trở nên chuyên nghiệp này. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia, Phó chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam đã có những chia sẻ với Thế giới điện ảnh.

nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc Lương Mạnh Hải: Dán nhãn phân loại phim là phù hợp với một nền điện ảnh văn minh và hiện đại
nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc Truyền thông bất lương: Phim vắng khách đổ lỗi cho hội đồng duyệt
nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc Kiểm duyệt - Một phần tất yếu của mọi quốc gia
nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc Điện ảnh Iran: Vẫn phát triển trong vòng kiểm duyệt
nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc Tự do sáng tác, bổn phận nghệ sỹ và trách nhiệm kiểm duyệt
nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó chủ tịch HĐ duyệt phim quốc gia, Phó chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam

Là thành viên lâu năm của Hội đồng duyệt phim quốc gia, việc bắt đầu áp dụng kiểm duyệt và phân loại phim theo thông tư số 12/2015 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phổ biến theo lứa tuổi mới gồm bốn mức - P, C13, C16 và C18 có gì khác biệt so với những năm trước, thưa bà?

Cải tiến cách duyệt cũ bằng thông tư mới cho 4 mức độ tuổi khác nhau là một cách làm hướng tới sự chuyên nghiệp và văn minh. Thứ nhất, việc phân loại này phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nước họ cũng đều có hệ thống kiểm duyệt phim và phân loại như vậy. Thứ hai, sẽ tránh được việc phim bị cấm chiếu như trước đây (đương nhiên những phim nội dung quá vi phạm thì vẫn phải cấm và phim có một số cảnh cần phải cắt bỏ thì cũng vẫn phải làm dù dán nhãn 18+ như bộ phim 50 sắc thái đen vừa qua). Thứ ba, phân loại tuổi để các bậc phụ huynh hay khán giả nhỏ tuổi biết trước được phim nào nên xem, phim nào cần tính toán, nhất là phim nhập ở Việt Nam hiện nay quá nhiều, đủ các thể loại khác nhau với nhiều văn hóa của các quốc gia khác nhau rất phức tạp và gây khá khó khăn cho việc phân loại.

Hội đồng duyệt phim quốc gia làm việc thế nào, thưa bà? Ngoài kiểm duyệt theo Luật điện ảnh, Hội đồng duyệt phim Quốc gia còn dựa trên hệ thống luật nào khác nữa?

Hội đồng duyệt phim rất thận trọng trong việc đánh giá phim và khá cân nhắc trong việc phân loại phim. Trao đổi sau khi xem xong mỗi bộ phim chiếm khá nhiều thời gian của chúng tôi nếu bộ phim đó có nhiều điều cần tranh luận. Tất nhiên mọi đánh giá đều chiểu theo quy định của các điều trong luật điện ảnh, theo thông tư hướng dẫn, cao nữa, theo hiến pháp và cạnh đó còn theo chuẩn mực đạo đức, văn hóa xã hội như thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống…

nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc
Cảnh trong Lục Vân Tiên:Tuyệt đỉnh kungfu - một bộ phim dán nhãn C13 Tết vừa qua

“Dịp Tết Đinh Dậu vừa qua, lượng khán giả đến các rạp chiếu đông không kém gì các năm trước. Tình trạng "cháy vé" không phải là hiếm. Tôi khẳng định phim có doanh thu cao nhất trong các phim ngoại và phim có doanh thu cao nhất trong các phim nội là các phim được cấp phép với phân loại C16 (phim ngoại là xXx: Phản đòn và phim nội là Nàng tiên có 5 nhà). Bởi vậy, những người nói "dán nhãn C13 khiến phim nội thất thu" thực sự chỉ là bao biện”.

TS Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục điện ảnh, trả lời trên Vnexpress.

Một việc ồn ào gần đây mà báo chí khơi lên là nhiều nhà sản xuất (công khai có, không công khai cũng có) “đổ tội” cho Hội đồng duyệt phim quốc gia vì việc dán nhãn khiến phim họ thất thu. Bà nghĩ gì về điều này?

Được mời ngồi ở Hội đồng duyệt phim quốc gia vinh dự cũng có mà trách nhiệm cũng nhiều. Một tuần ba buổi, xem 6 phim, cũng mệt bở hơi tai, cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy vậy, Hội đồng vô cùng ưu ái phim Việt. Hôm nào thấy có phim Việt trình duyệt là háo hức, mừng rỡ. Nhưng phải nói thật là quá nhiều phim dở hoặc cùng lắm chỉ trung bình hoặc trung bình khá một chút… gây thất vọng không ít. Tại sao các nhà làm phim không tự mình đánh giá đúng phim mình xem đã hay thật, hay lắm chưa, mà lại quay lại đổ lỗi cho Hội đồng? Anh là đầu bếp, tay dao thớt, băm chặt nấu nướng để làm ra bữa cỗ, bày ra mời mọi người ăn. Hội đồng cũng chỉ là thực khách. Anh nấu dở không ai ăn lại đổ cho Hội đồng vốn chỉ là thực khách? Phim buộc phải dán nhãn độ tuổi nào đó thì đều có lý do. Ví dụ có nhà sản xuất năm trước làm phim dán 16+ thì lãi, năm nay cũng có phim, cũng dán 16+ thì lỗ, tại sao thế? Sao không tự hỏi tại sao? Nguyên nhân sâu xa tại đâu? Nếu nhà sản xuất không muốn dán nhãn ở độ tuổi nào, nghĩa là được chiếu tự do thì trước tiên phải tự biên tập cho phim của mình đi đã. Tránh những vi phạm trong các điều khoản là được. Phim, đâu cứ phải có cảnh bạo lực hay tình dục thì mới ăn khách?

nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc
Gái già lắm chiêu - Một phim gắn nhãn 16+ nhưng vẫn ăn khách

Mùa phim Tết vừa rồi doanh thu khá ảm đạm. Bà đánh giá thế nào về chất lượng của những bộ phim chiếu Tết đó, so với những phim năm trước thì thế nào?

Nói thẳng nhé, phim năm nay ít phim hay hơn mọi năm. Chả để lại mấy ấn tượng. Làm phim nhàng nhàng mà đòi khán giả đến rạp ùn ùn, thu lãi khủng, có trong mơ cũng chả được thế.

Tôi có được nghe nói, 50 sắc thái đen ở Việt Nam còn bị cắt ít hơn bản ở các quốc gia đạo Hồi và chính nhà sản xuất còn đề xuất dùng bản “đạo Hồi 10 phút” thay cho bản “Việt Nam 7 phút” để trình chiếu, đỡ mất công cắt nhưng Hội đồng duyệt không đồng ý. Điều đó cho thấy, Hội đồng duyệt khá kỹ tính và nghiêm túc trong công tác kiểm duyệt của mình. Thực hư việc này thế nào, thưa bà?

Đơn giản, nước ta không phải là nước đạo Hồi. Chúng ta có văn hóa của chúng ta. Và chúng ta cũng biết thưởng thức những gì mà văn hóa, đạo đức cũng như luật pháp của chúng ta cho phép.

nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc
Cảnh trong 50 sắc thái đen

"Trước đây, thú thực làm phim cũng nhiều lúc hoang mang, vì những cảnh nhạy cảm nhiều khi rất cần thiết để đẩy cảm xúc của bộ phim lên cao trào, nhưng vì chỉ có mỗi 2 cửa: hoặc là bị cấm, hoặc được chiếu rộng rãi, nên hơi khó xác định điểm dừng. Bây giờ có Bảng phân loại rõ ràng, thì chúng tôi hi vọng nó không phải là rào cản, mà là sự mở đường cho những xét duyệt thông thoáng hơn, phù hợp với lứa tuổi khán giả hơn".

Bà Đinh Thị Thanh Hương - Tổng giám đốc công ty cổ phần Giải Trí & Truyền thông Galaxy trả lời trên báo Đất Việt.

Kiểm duyệt cũng là vấn đề khá nhạy cảm ở Việt Nam. Bà, vừa là “người cầm kéo” (Phó chủ tịch HĐ duyệt phim quốc gia) vừa là “người cầm khiên” (Phó chủ tịch Hội điện ảnh – Hội nghề nghiệp). Bà nghĩ thế nào về sự cân bằng giữa thực thi luật và bảo vệ quyền lợi cho các nhà làm phim khi mà ranh giới giữa nghệ thuật và dung tục nhiều khi khá nhạy cảm?

Tôi là cấp phó, chỉ giúp việc chứ cầm kéo với cầm khiên gì đâu, nên cũng chả cắt, chả đâm được gì (cười). Duyệt phim thì đã có tay vịn vững là Luật, cứ chiểu theo thế mà làm. Sai luật thì mình chết trước, bị phê bình trước. Còn “tình” thì chỉ mong phim Việt mỗi năm sản xuất ngày một nhiều, mong hơn cả là phim chất lượng nghệ thuật cao. Có lẽ chúng ta không nhất thiết phải cố chạy theo số lượng như thế. Hãy bình tĩnh để có độ chín, để làm phim nào ra phim ấy, để trong giới và khán giả đều trầm trồ thán phục và khen ngợi. Như vậy, người làm phim sẽ được cả hai: danh tiếng và tài chính. Tôi nghĩ thế, không biết có đúng không? Làm phim dở, phim không hay, thất thu, tiếc tiền, tiếc sức lắm…

Xin cảm ơn bà!

Theo thông tư của Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du lịch và Cục Điện ảnh, các tác phẩm điện ảnh trình chiếu ngoài rạp tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017 sẽ được kiểm duyệt, phân loại và dán nhãn chia theo các cấp độ: Phổ biến (P), Cấm phổ biến đến khán giả dưới 13 tuổi (C13), Cấm phổ biến đến khán giả dưới 16 tuổi (C16) và Cấm phổ biến đến khán giả dưới 18 tuổi (C18). Trước đó, các bộ phim chiếu rạp tại Việt Nam chỉ được phân loại theo hai mức độ là phổ biến rộng rãi (G) hoặc cấm phổ biến đến khán giả dưới 16 tuổi (NC-16).
nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc Lương Mạnh Hải: Dán nhãn phân loại phim là phù hợp với một nền điện ảnh văn minh và hiện đại

(TGĐA) - Bộ phim Hotboy nổi loạn 2 sẽ được công chiếu rộng rãi trên ...

nbk nguyen thi hong ngat phim an khach dau phai chi nho bao luc va tinh duc Truyền thông bất lương: Phim vắng khách đổ lỗi cho hội đồng duyệt

(TGĐA) - Một người bạn của tôi được phân công viết về mảng điện ảnh của ...

Gia Hoàng