Nghề Báo những năm 90 qua ống kính của thế hệ trẻ

(TGĐA) - Với cách thể hiện hoài cổ và độc đáo, bộ ảnh “Nghề”đã tạo nên “cơn sốt” không nhỏ khiến bất cứ ai ngắm nhìn cũng sẽ cảm thấy vô cùng thích thú. Bộ ảnh đã kể lại những câu chuyện làm nghề của nền Báo chí những năm 90, đồng thời gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc.    

nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre Địa điểm 'check in' độc đáo tại trường Báo chí khiến tân sinh viên 'mê mệt'
nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre Xúc động Đêm đại nhạc hội 'Phút cuối' chia tay sinh viên Báo chí năm cuối

Chủ đề bộ ảnh “Nghề” xoay quanh chuyện làm nghề Báo vào những năm tháng khởi nguyên của nền báo chí hiện đại, trong một gia đình giàu truyền thống với nghề làm Báo. Bộ ảnh tái hiện trước mắt người xem về một thời đã qua - thời mà các thiết bị được sử dụng để tác nghiệp tuy còn thô sơ, cồng kềnh nhưng đã mang lại những cảm xúc hết sức mộc mạc, gần gũi và dung dị. Để làm nên bộ ảnh, đội ngũ sản xuất đã sử dụng máy film thay vì các loại máy kỹ thuật số, tạo nên không gian mang đậm chất xưa.

nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre
Bối cảnh của những năm tháng xưa được tái hiện chân thực

Các đạo cụ cũng như khung cảnh được sử dụng đều mang nét cổ điển như máy đánh chữ, máy film, trường quay thời xưa,… Nếu các thiết bị bây giờ đều nhỏ gọn, hiện đại và tiện lợi cho quá trình tác nghiệp cũng như biên soạn, thì ở thời ấy, máy móc còn to nặng và chưa có nhiều tính năng thông minh, khiến những người đưa tin vô cùng vất vả. Chưa kể tới rằng máy ảnh hay máy quay khi đó còn là những tài sản lớn, mà không phải phóng viên nào cũng có thể sở hữu được. Nếu ngày nay, người làm báo có rất nhiều các thiết bị hỗ trợ tân tiến, thì trước đây, quyển sổ và cây bút được coi là vật bất ly thân của họ. Phương tiện thời ấy cũng vô cùng hạn chế, người đưa tin ở xa muốn gửi tin về cần chuyển qua bưu điện, mất vài ngày mới có thể tới tòa soạn. Có vô vàn khó khăn đặt lên vai những người làm báo, đòi hỏi ở họ không chỉ là kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn phải có tình yêu nghề và tinh thần không ngại gian khó.

nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre
Không có laptop hay điện thoại thông minh, chiếc máy đánh chữ là một trong những vật dụng không thể thiếu của người làm báo ngày xưa.
nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre
Phòng ghi hình ngày đó cũng còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất.

Sự kiên cường và lòng nhiệt thành với công việc của những người làm báo ngày ấy cũng đã được tái hiện đầy cảm động. Nhân vật trong ảnh đã tái hiện lại các dáng dấp, biểu cảm của nhà báo khi làm việc, thậm chí không ngần ngại lội xuống ruộng, chân lấm tay bùn để tạo nên những bức hình chân thực nhất.Từ đó, người xem có được cái nhìn toàn cảnh hơn về sự khác nhau giữa những thế hệ trong cùng một ngành nghề, đồng thời cảm nhận được tâm huyết của người làm Báo với nghề nghiệp của họ.

nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre

Mẹ không ngần ngại gian khó để tác nghiệp

Bộ ảnh không chỉ tái hiện chuyện làm nghề của những nhà báo tâm huyết những năm 90, mà còn kể lại một câu chuyện cảm động về gia đình, tình yêu và ngọn lửa nhiệt thành được truyền qua từng thế hệ. Người con trong bộ ảnh sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống làm nghề báo, đã lớn lên cùng tiếng máy đánh chữ và những câu chuyện tác nghiệp của cha mẹ. Trong suốt năm tháng tuổi thơ cho tới khi khôn lớn, tình yêu thương vô bờ cùng lòng nhiệt huyết với nghề của cha mẹ đã ôm ấp và nuôi nấng con nên người. Bộ ảnh kết lại bằng hình ảnh người con lớn lên với niềm tự hào về nghề nghiệp của cha mẹ - nghề Báo, để rồi quyết tâm nối bước họ trở thành một nhà báo tâm huyết, sẵn sàng xông pha. Đây không chỉ là cái kết đẹp cho một câu chuyện bình dị, hạnh phúc, mà còn là lời nhắc nhở tới những cây bút trẻ ngày nay.

nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre

Hình ảnh người con tiếp bước cha mẹ, trở thành nhà báo đầy tâm huyết

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, sự phát triển của công nghệ thông tin giúp những người làm báo có nhiều cơ hội tới gần hơn với độc giả của mình bằng nhiều hình thức khác nhau, kéo theo đó là nhiều thách thức và cạm bẫy khôn lường. Nhiều ngòi bút trẻ đã để bản thân rơi vào những cám dỗ, cho ra đời các tác phẩm “rác" mà quên đi những giá trị ban đầu và cốt lõi của nền báo chí. Thông qua bộ ảnh, nhóm tác giả trẻ không chỉ tái hiện chân thực chuyện làm nghề những năm 90, mà còn truyền tải một thông điệp lớn tới người xem, với mong muốn các cây bút trẻ hôm nay sẽ có những suy tư nghiêm túc cũng như tâm huyết hơn với nghề, vừa biết vận dụng kĩ thuật mới, bắt kịp xu thế mới, vừa bảo tồn và phát huy những điều tốt đẹp của ông cha.

Ngay sau khi được đăng tải, bộ ảnh đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía người xem. Chỉ sau 12 tiếng, bộ ảnh đã thu về lượt tương tác lớn với gần 1500 lượt thích cùng rất nhiều bình luận tích cực, chứng tỏ sự thành công của nhóm tác giả trẻ.

Bộ ảnh “Nghề” tái hiện trước mắt chúng ta về một thời đã qua, không chỉ mang tới câu chuyện làm nghề những năm 90, mà còn là bức tranh đẹp về tình cảm gia đình. Tình yêu nghề sẽ được bồi dưỡng từng ngày bởi lòng nhiệt huyết và sự say mê, từ đó tạo nên có sức lan tỏa mạnh mẽ tới thế hệ sau.

Bên cạnh bộ ảnh “Nghề”, Ban tổ chức FIRE UP 2020 - Meteora sẽ còn mang tới rất nhiều những món quà đầy ý nghĩa khác. Hãy cùng đón chờ những bất ngờ vô cùng hấp dẫn từ phía BTC, đặc biệt là đêm nhạc hội diễn ra vào ngày 13/11/2020 tại hội trường C, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre Địa điểm 'check in' độc đáo tại trường Báo chí khiến tân sinh viên 'mê mệt'
nghe bao nhung nam 90 qua ong kinh cua the he tre Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII năm 2018

Đặng Ngọc - FIRE UP 2020