Nghệ sỹ Việt và chuyện về những người thầy...

(TGĐA) - Mỗi người trong chúng ta đều có nhiều thầy giáo, cô giáo trong từng giai đoạn cuộc đời, tiếp bước ta bước vào đời, vào nghề. Với chặng đường của những nghệ sĩ, họ còn có một người thầy đặc biệt, là người không chỉ truyền nghề, truyền kĩ năng mà còn truyền tình yêu, đam mê và những chân giá trị của người nghệ sĩ. Bởi, người thầy của nghệ sĩ chính là một Nghệ sĩ.

Diễn viên Đại Nghĩa: Thầy Lân Bích và thầy Nguyễn Văn Phúc

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
Với Đại Nghĩa, tình cảm với hai người thầy chưa bao giờ thay đổi

Người thầy đầu tiên trong nghề của tôi là thầy Lân Bích. Hồi đó, nhà hát Tân Sơn Nhất mở câu lạc bộ diễn xuất. Thầy Lân Bích đứng lớp trực tiếp, tận tình chỉ bảo cho tôi trong hai năm học, mưa nắng gió bão thầy cũng không nghỉ. Thầy là người đặt nền tảng cơ bản cho tôi về nghề này, nên tình cảm tôi dành cho thầy rất sâu đậm, lòng biết ơn với thầy không chỉ vì kỹ năng mà còn tình yêu, lòng đam mê nữa. Gắn bó với thầy khoảng 2-3 năm, sau đó, tôi mới thi vào trường Sân khấu điện ảnh.

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
Thầy Lân Bích đã chỉ dạy cho anh rất nhiều về nghề

Người thứ hai là thầy Nguyễn Văn Phúc, người đã có tiếng rất lâu năm trong môi trường giảng dạy và rất mát tay. Thầy học ở Bulgari về nên kiến thức sư phạm tốt, thầy tiếp tục nâng cho tôi những bước đi cao hơn. Nếu thầy Lân Bích đưa tôi vào cái nôi nghệ thuật thì thầy Phúc tiếp tục chắp cánh cho tôi. Điểm giống nhau của hai thầy là không chỉ dạy nghề, mà còn dạy tôi những đức tính của người nghệ sĩ, đạo đức, đam mê với nghề khi sống và hoạt động trong môi trường nghệ thuật. Thầy Phúc gắn bó với tôi trong 3 năm tại trường SKĐA.

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
Thầy Nguyễn Văn Phúc đã dạy dỗ anh suốt 3 năm ở trường Sân khấu điện ảnh

Cho đến nay dù 14 năm đã qua nhưng ngày sinh nhật thầy, 20/11 , mùng 3 Tết tôi đều đến thăm thầy. Vào những ngày này, thầy luôn ở nhà chờ học sinh, nhiều thế hệ học trò tụ tập tại nhà thầy, ăn uống, hàn huyên trong suốt một ngày. Để có được điều đó phải xuất phát từ thầy chứ không phải chỉ là lễ nghĩa của học trò. Chúng tôi đều coi thầy như cha, kêu thầy xưng con và tình cảm của tôi với hai người thầy này không bao giờ thay đổi.

Ca sĩ Tùng Dương: Cha tôi và NSND Quang Thọ

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
Với Tùng Dương, cha như người thầy dạy nhiều điều về kinh nghiệm sống, chia sẻ và truyền cảm xúc

Hai người thày có ý nghĩa nhất với mình là cha và NSND Quang Thọ. Cha mình cũng là giáo viên nga văn. Dù không phải là học trò của ông nhưng cha dạy cho mình nhiều điều về kinh nghiệm sống, chia sẻ và truyền cho mình những cảm xúc trong cuộc sống. Còn người dìu dắt mình từ những năm tháng đầu tiên ở Học viện âm nhạc quốc gia là thầy Quang Thọ. Mình đã học được từ ông kỹ thuật âm nhạc cơ bản để có nền móng vững chắc và có được sự vững vàng trong ngày hôm nay. Thầy là một nghệ sĩ thực thụ nên đến tận tuổi này, niềm đam mê vẫn theo thầy lên sân khấu, đó là điều mà học trò phải học. Với kỹ thuật âm nhạc rất uyên thâm và trong quá trình dạy, thầy có phương pháp phù hợp với từng khả năng, cá tính âm nhạc. Đến bây giờ, được hát song ca với thầy trên sân khấu vẫn mang lại cho Dương rất nhiều cảm xúc.

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
NSND Quang Thọ là người dìu dắt anh trong con đường âm nhạc để có ngày như hôm nay

Ngay ngày đầu đến hát, tôi đã được thầy nhận ngay. Trong khi đó, có những học trò ông phải tìm hiểu, phải bắt học thật nghiêm túc ông mới đồng ý nhận. Thầy biết Dương có khả năng và bên cạnh việc học hát ở trường, Dương còn đam mê hát nhạc nhẹ và thầy cũng luôn cổ vũ Dương theo đuổi dòng nhạc này. Thầy luôn dành cho Dương những lời góp ý rất sâu về chuyên môn trong những lần live show. Thầy rất tận tụy, cũng là người đi biểu diễn rất nhiều nhưng thầy thường dạy bù cho học sinh. Dương thực sự có rất nhiều bài học, kỷ niệm với thầy trong khoảng thời gian hai thầy trò bên nhau.

Một người nghệ sỹ nữa không là người trực tiếp dạy nhưng quan trọng với Dương là anh Nguyên Lê, người Pháp gốc Việt. Đây là người anh, người nghệ sỹ quốc tế mà Dương may mắn cộng tác và học hỏi ở anh. Và còn rất là nhiều những người trong cuộc sống đã dạy Dương. Với Dương, một ngày cũng là thày.

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
Với Tùng Dương, anh luôn coi nghệ sỹ Nguyên Lê là thầy của mình

Hiện tại Dương cũng đã có cơ hội được truyền lại kiến thức cho thế hệ trẻ hơn. Chính từ những gì được học nên phương pháp sư phạm của Dương cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều. Dương đã cảm thấy yêu việc truyền đạt tới những người nhỏ hơn để tiếp cho họ thêm kinh nghiệm, đây cũng là mong muốn của Dương, để đến khi không thể đứng trên sân khấu nữa thì tất cả điều đó sẽ được lớp sau tiếp nhận. Trong việc làm thầy, quan trọng nhất là sự tinh tế để nhìn ra được cái vóc của người nghệ sỹ tương lai trong học trò của mình, và là người có phương pháp sư phạm còn phải hiểu tâm lý của học trò. Với Dương, thành công của một nghệ sĩ gồm 50% khả năng trời cho, 45% là việc tôi luyện học hành, trong đó có sự dìu dắt của thày, 5% còn lại là may mắn.

Ca sĩ Phan Đình Tùng: Cô Anh Đào như người mẹ thứ hai...

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
Với Phan Đình Tùng, cô Anh Đào như người mẹ thứ hai...
nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
Phan Đình Tùng trong lần chụp ảnh cùng cô

Người thầy mình yêu quý nhất là NSƯT Anh Đào, người đã dạy mình 4 năm tại Nhạc viện TP HCM. Sự dạy dỗ của cô từ bài học căn bản đến sự tâm huyết, nhiệt tình đã nung nấu trong mình niềm khát khao ca hát. Nền tảng kỹ thuật tốt mà mình học được là hành trang chắc chắn để mình sử dụng trong quá trình ca hát từ trước tới giờ. Cô còn là một dấu ấn lớn trong sự nghiệp khi giới thiệu Tùng vào nhóm MTV và tạo bước chuyển lớn trong cuộc đời mình. Cô là người mình yêu thương, kính trọng và biết ơn. Cô dạy học trò bằng tất cả tấm lòng, không qua loa cầm chừng. Cô thương quý tính mình nên gắn bó hơn những học trò khác. Mình thường xuyên lên nhà cô chơi, nấu nướng ăn uống, chia sẻ nên cô truyền hết tâm huyết cho mình. Và ngay cả sau khi học xong, cô ngưng giảng dạy, mình và cô vẫn tiếp tục gắn bó, chia sẻ thành công thất bại trong cuộc sống. Cô như người mẹ thứ 2 của mình.

NSƯT Thanh Thủy

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
NSƯT Thanh Thủy luôn nhớ về người thầy đầu tiên khi vào học diễn viên

Thầy giáo chủ nhiệm khi tôi học khóa diễn viên điện ảnh đầu tiên là một chuyên gia người Nga. Thầy rất nghiêm khắc và có phương pháp giảng dạy, thị phạm rất hay. Lớp chúng tôi hồi đó rất hồn nhiên, nghịch ngợm, nhưng rất sợ thầy. Đang tuổi ăn tuổi lớn nên chúng tôi dễ béo, nhiều lúc lại phải mặc áo dài, toàn đi mượn nữa nên cứ béo lên là không mặc vừa. Lúc ấy chỉ có nước khóc tu tu. Có lần lên lớp trả bài, thầy bảo tôi: “Thanh Thủy đứng lên! Bây giờ hãy phân tích bản chất anh hùng Cách mạng Xô Viết của Sokholop trong tù!”. Chưa kịp nói gì thì thầy bảo: “Này mày làm cái gì mà mày béo thế, mày xem mặt mày như thế nào, sau này mày đóng được với ai, trông như là con… heo í!”. Thầy mắng tôi nhưng mấy học trò khác sợ co vòi vì chúng nó còn béo hơn tôi. Thế là cả bọn thi nhau nhịn một bữa trong ngày, nhưng lừa hết giờ ăn thì xuống nhà ăn tập thể … xin cháy. Diễn viên Thụy Vân, nhà giàu hơn, nhịn bữa tối nhưng 8-9 giờ lẻn ra Cửa Nam “làm” mấy quả trứng vịt lộn. Rồi cả lũ còn rủ nhau thức đêm tập bóng chuyền 6, hoặc không ngủ ngồi nghĩ tiểu phẩm nhưng được vài phút thì tất cả ngủ gục trên bàn. Vì sợ thày mà chúng tôi lúc ấy lo thức ngày thức đêm để giảm béo…

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay
Thầy giáo người Nga (trên cùng) trong bức ảnh chụp chung lớp diễn viên khóa 1 của điện ảnh Việt Nam
nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay Ai là giáo viên ấn tượng trên phim Việt?

(TGĐA) - Đã từ lâu, nghề giáo luôn là một nghề cao quý trong xã hội. ...

nghe sy viet va chuyen ve nhung nguoi thay Ai là giáo viên ấn tượng trên phim Hollywood?

(TGĐA) - "Bad Teacher" năm 2011 là môt ví dụ mà các nhà làm phim ...

Thúy Phương