Những nữ biên kịch giữ hồn cho phim nhưng bị xem thường

(TGĐA) - Sự liên quan của người sáng tạo loạt phim truyền hình Fleabag, nhà văn nữ Phoebe Waller-Bridge với bộ phim Bond (James Bond 007) mới No Time To Die trong cương vị biên kịch được nhiều người xem là “chuyển biến đáng mừng”. Tuy nhiên, Waller-Bridge không phải là biên kịch nữ đầu tiên của thương hiệu phim Bond đã tồn tại hơn 60 năm!

Park Bo Young 'bay màu' ở 'Kẻ hủy diệt gõ cửa nhà tôi' khiến khán giả mất niềm tin trầm trọng vào biên kịch phim Hàn Park Bo Young 'bay màu' ở 'Kẻ hủy diệt gõ cửa nhà tôi' khiến khán giả mất niềm tin trầm trọng vào biên kịch phim Hàn
'Hướng dương ngược nắng' sẽ làm phần 3? Khán giả cầu xin biên kịch nên kết thúc tại đây là đủ 'Hướng dương ngược nắng' sẽ làm phần 3? Khán giả cầu xin biên kịch nên kết thúc tại đây là đủ
Cư dân mạng bình chọn tập phim 'sốc' nhất 'Girl from nowhere 2' để 'cúng' biên kịch Cư dân mạng bình chọn tập phim 'sốc' nhất 'Girl from nowhere 2' để 'cúng' biên kịch

Buồn cho Johanna Harwood trước vinh quang của Phoebe Waller-Bridge

2. Là người ảnh hướng lớn tới loạt phim Bond đời đầu như Dr No nhưng biên kịch Johanna Harwood không được thừa nhận
Là người ảnh hướng lớn tới loạt phim Bond đời đầu như Dr No nhưng biên kịch Johanna Harwood không được thừa nhận

Hãy tưởng tượng nếu trong Dr No, bộ phim James Bond đầu tiên, nhân vật chính là con khỉ cưng của nhân vật phản diện chính chứ không phải là chính nhân vật đó. Hoặc các nhân vật trong phim nói chuyện theo phong cách của những tay sát thủ Chicago thay vì sử dụng lời thoại “lịch lãm kiểu Ăng-lê” trong tiểu thuyết của nhà văn Anh Ian Fleming thì bộ phim sẽ “vô duyên” thế nào?

Người làm cho điều này không xảy ra là Johanna Harwood, một phụ nữ có ảnh hưởng lớn đến các kịch bản Bond, nhưng hiếm khi được ghi nhận. Nếu không có bà, màn ra mắt năm 1962 của chàng điệp viên 007 với Dr No sẽ trông rất khác. Tuy nhiên, Harwood vẫn được đánh giá thấp đến mức, nếu bạn search Google tên của bà ngay bây giờ, bức ảnh đầu tiên xuất hiện sẽ là… Phoebe Waller-Bridge chứ không phải Harwood.

1. Nữ biên kịch Waller-Bridge của bộ phim về James Bond No Time To Die đang được Hollywood tôn vinh
Nữ biên kịch Waller-Bridge của bộ phim về James Bond No Time To Die đang được Hollywood tôn vinh

Waller-Bridge (biên kịch Killing Eve) là người phụ nữ thứ hai biên kịch cho Bond với bộ phim Bond mới No Time To Die sẽ ra rạp tại Anh vào tuần tới sau 17 tháng trì hoãn vì đại dịch Covid. Waller-Bridge được chính nhà sản xuất kỳ cựu Barbara Broccoli đề cử vào vị trí biên kịch và được diễn viên chính Daniel Craig xem là “người giữ vai trò chính trong việc tạo ra tính cách của bộ phim mới”. Trả lời cuộc phỏng vấn của Radio Times, anh nói: “Ảnh hưởng của Waller-Bridge có thể nhận thấy trong mỗi ngóc ngách của bộ phim, cả chất kinh dị lẫn hài hước”. Về phần mình, Waller-Bridge khẳng định bà không muốn thay đổi thương hiệu Bond khi biên kịch: “Tôi hiểu là nhóm làm phim chỉ muốn chỉnh sửa một vài nhân vật và một vài tình tiết” – bà nói. Tuy nhiên, Waller-Bridge đã làm được rất nhiều để tạo sức sống mới cho loạt phim đã quá già nua và công lao của bà được ghi nhận nhờ phong trào nữ quyền đang lên mạnh tại Hollywood. Cái tên Waller-Bridge đã trở thành tâm điểm khi các nhà phê bình nhận xét về No Time To Die trước khi nó ra rạp. Ứng xử này hoàn toàn trái với trường hợp của Harwood, người không được Hollywood quan tâm dù bà đã nhiều lần “cứu” thương hiệu phim này thoát khỏi “thảm họa kịch bản”. Ngoài Dr No, Harwood cũng tham gia biên kịch cho hai bộ phim Bond khác, From Russia With Love và cả Goldfinger, nhưng đều không được ghi công.

Người giữ hồn cho truyện của Fleming

Tiến sĩ Lisa Funnell, một chuyên gia về “lịch sử phân biệt giới tính trong Bond” và là tác giả cuốn sách For His Eyes Only: The Women of James Bond, nhận định: “Harwood là người có đóng góp quan trọng cho Bond nhưng hầu như không ai nhớ đến bà. Chính bà đã chiến đấu tới cùng để giữ ‘cái hồn Fleming’ cho các bộ phim Bond, giữ cho nó đúng với truyện gốc thay vì ‘Mỹ hoá’ nó, đồng thời giúp xây dựng Bond thành một trong những biểu tượng điện ảnh quan trọng nhất của văn hóa đại chúng, ít nhất là tại Anh”.

Trong cuốn hồi ký One Lucky Bastard, cựu diễn viên Bond, Roger Moore cũng nhận thức rõ “tầm quan trọng của di sản Harwood”. Ông than phiền: “Sự tham gia biên kịch của bà ấy thường bị bỏ qua một cách cố ý. Vai trò quan trọng của bà bị những đầu óc bảo thủ trong điện ảnh và cái tôi của những người trong cuộc khoả lấp”.

Nữ biên kịch Harwood, đến từ County Wicklow ở Ireland, được giao làm “bà đỡ” nhiều kịch bản phim trong những năm 1950, một vị trí rất hiếm khi được giao cho phụ nữ vào thời điểm đó. Mark Edlitz, tác giả nhiều cuốn sách về loạt phim Bond như “The Lost Adventures of James Bond”, nói: “Harwood được giao viết kịch bản bản thô đầu tiên của Dr No. Đó là kịch bản chuyển thể phim Bond đầu tiên mà Eon Productions sẽ sản xuất. Nhưng đóng góp của Harwood không được ghi nhận đầy đủ. Đối với bà, điều quan trọng nhất là phải trung thành với tiểu thuyết của Fleming và chắt lọc trong đó những thứ để làm cho bộ phim hấp dẫn. Các biên kịch nam lại muốn kích câu chuyện của Fleming cương lên một chút, kiểu giới anh chị Chicago”. Một số biên kịch được Saltzman bí mật mời tham gia mà không cho Harwood biết. Ví dụ, Saltzman đã ký hợp đồng với Wolf Mankowitz với điều kiện ông ta sẽ viết kịch bản Dr No hoàn chỉnh cuối cùng. Rồi tướng quân đội Ấn Độ Bereaker Mather được thuê để làm cho cuộc đối thoại của bộ phim “nam tính” hơn, giống các sát thủ Chicago hơn! Nhưng cả hai lần, hãng phim đều phải nhờ Harwood “giải cứu kịch bản” với sự giám sát của đạo diễn Terence Young khi bộ phim chỉ còn 8 ngày là bấm máy.

Tiến sĩ Lisa Funnell nói: “Được nhờ giải cứu kịch bản nhưng Harwwod vẫn bị Young và các cộng sự phân biệt đối xử. Những đóng góp quan trọng của bà bị Young và các cộng sự xem nhẹ!”. Sau Dr No, Harwood lại được giao biên kịch From Russia With Love cũng do Young đạo diễn. Và sự kỳ thị tiếp tục khiến bà chỉ được giao chuyển thể bộ phim ở dạng thô, còn kịch bản cuối cùng do người khác làm. Tiến sĩ Monica Germana, tác giả của Bond Girls: Body, Fashion and Gender nhận định: “Câu chuyện của Harwood là biểu tượng cho thực trạng phân biệt giới tính mà phụ nữ phải gánh chịu trong điện ảnh Mỹ. Bà muốn khẳng định tài năng của nữ giới nhưng lại luôn bị coi thường trong khi bà xứng đáng được tín nhiệm!”.

Không chỉ có Harwood

Điều thú vị nhưng cũng đáng buồn là Harwood và những phụ nữ như bà đã giúp định hình một số bộ phim và thương hiệu sinh lợi cho Hollywood, nơi bị nam giới thống trị, từ Chiến tranh giữa các vì sao đến Sister ActThe Lego Movie, nhưng họ hiếm khi nhận được sự tôn vinh xứng với công trạng. Một trong số “nạn nhân” đáng chú ý là Carrie Fisher đã quá cố, người được biết đến như một trong những “bác sĩ kịch bản” vĩ đại nhất của Hollywood: chuyên “cấp cứu” những kịch bản có “vấn đề”, nhưng lại không có tên ở cuối phim!

3. Ngay cả diễn viên nổi tiếng Carrie Fisher khi đứng ở vai trò biên kich cũng bị thiệt thòi
Ngay cả diễn viên nổi tiếng Carrie Fisher khi đứng ở vai trò biên kich cũng bị thiệt thòi

Fisher làm quen với kịch bản phim từ khi bà được giao viết lời thoại cho chính nhân vật của mình trong các bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao đầu tiên và bà “giỏi tay nghề” đến mức viết cả kịch bản thô cho tập phim Return of the Jedi. Tuy nhiên, chính cuốn bán tự truyện Postcards from the Edge của bà đã biến bà thành nhà biên kich chuyên nghiệp. Cuốn sách được đạo diễn Steven Spielberg chú ý và ông đã mời Fisher biên kịch cho bộ phim Hook, một nhân vật xuất thân từ bộ phim Peter Pan của ông. Sau đó, bà được tín nhiệm hoàn thiện kịch bản cho nhiều vai nữ khác. Bà đã viết lại nhân vật của diễn viên Rene Russo trong Lethal Weapon 3 và biên kịch cho nhân vật nữ chính do Drew Barrymore đóng trong bộ phim hài lãng mạn The Wedding Singer… Nhưng Fisher chỉ được nêu tên rất ít ở cuối các bộ phim, trừ Postcards from the Edge chuyển thể từ tự truyện của bà. Tuy nhiên cách thể hiện các nhân vật nữ hài hước, mạnh mẽ của Harwood đã được nhiều biên kịch nam sau này sử dụng.

4. Nhà biên kịch và sản xuất người Mỹ Lindsay Doran
Nhà biên kịch và sản xuất người Mỹ Lindsay Doran

Một người phụ nữ khác từng góp sức trong những bộ phim bom tấn Hollywood là Lindsay Doran. Được em là “nhà biên kịch vô hình” và “Người biên kịch thầm lặng”, bà cũng giữ cương vị điều hành sản xuất cho các bộ phim như This Is Spinal Tap Ferris Bueller's Day Off, Doran không phải là người “giải cứu kịch bản” mà “cách mạng hóa biên kịch” theo phong cách của bà. Thật khó để đo lường ảnh hưởng của Doran đối với Hollywood. Đóng góp chính thức cuối cùng của bà về biên kịch là hai bộ phim Nanny McPheeBig Bang (2010). Sau đó bà tập trung vào giảng dạy và tư vấn cho một số hãng phim và nhà làm phim. Phil Lord và Christopher Miller, hai nhà biên kich và đạo diễn các bộ phim như 21 Jump Street (2012), The Lego MovieSpider-Man: Into the Spider-Verse, từng làm việc với Doran đã đánh giá rất cao bà. Biên kịch Terry Rossio của các bộ phim Shrek, Aladdin Cướp biển vùng Caribe, mô tả bà như “Pied Piper, kẻ tiên phong của những kịch bản phim rùng rợn, cheo leo vách đá!”.

Các phong trào như #MeToo và Time's Up đã giúp tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cái nhìn về vai trò của nữ giới tại Hollywood. Đã có nhiều biên kịch nữ, đạo diễn nữ và thành viên đoàn làm phim nữ hơn trước. Các hãng phim hiện đang thực hiện lới hứa đa dạng hóa phim bằng cách mời các nhà biên kịch nữ cho các dự án lớn hơn. Chẳng hạn Nicole Holofcener được mời tham gia đội biên kịch bộ phim sử thi The Last Duel sắp tới do Ridley Scott đạo diễn, cùng với hai biên kịch nam quen thuộc Matt Damon và Ben Affleck. Tuy nhiên, đối với một số người, những thay đổi này là chưa đủ. Ví dụ, có người hỏi tại sao Waller-Bridge không được mời tham gia viết kịch bản No Time To Die ngay từ đầu.
'The Apartment With Two Women': Góc nhìn lạ lẫm về phụ nữ trong gia đình 'The Apartment With Two Women': Góc nhìn lạ lẫm về phụ nữ trong gia đình

(TGĐA) - Tại Liên hoan phim Busan diễn ra vào tháng 10 vừa qua, The ...

Biên kịch từng chê 'Trần Tình Lệnh' là phim rác tiếp tục chê 'Dư sinh' của Tiêu Chiến, kêu gọi đừng xem Biên kịch từng chê 'Trần Tình Lệnh' là phim rác tiếp tục chê 'Dư sinh' của Tiêu Chiến, kêu gọi đừng xem

(TGĐA) - Xem ra Uông Hải Lâm mang một nỗi thù hằn không dứt với ...

Park Bo Young 'bay màu' ở 'Kẻ hủy diệt gõ cửa nhà tôi' khiến khán giả mất niềm tin trầm trọng vào biên kịch phim Hàn Park Bo Young 'bay màu' ở 'Kẻ hủy diệt gõ cửa nhà tôi' khiến khán giả mất niềm tin trầm trọng vào biên kịch phim Hàn

(TGĐA) - Nhân vật của Park Bo Young trong Kẻ hủy diệt gõ cửa nhà ...

Lê Tây Sơn