Ông Lâm Chí Thiện – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn IMC: “Muốn thành công, phải khác biệt!”

(TGĐA) - Chỉ trong vài năm, người đàn ông này đã vực dậy cả một tập đoàn truyền thông đang chìm trong khủng hoảng với con số âm lên tới 300 tỷ đồng trở thành một thương hiệu IMC lớn mạnh hiện nay, với các kênh truyền hình quen thuộc với mọi nhà như TodayTV, SNTV, YouTV hay MTV… Từ một doanh nhân đơn thuần, hoàn toàn xa lạ với điện ảnh Việt, cái tên Lâm Chí Thiện dần trở nên quen thuộc khi đứng sau giải thưởng Ngôi sao xanh tôn vinh, khích lệ nghệ sỹ. Và với sự ra mắt của hãng phim IMC Picture cùng nhiều ấp ủ, vị tổng giám đốc tập đoàn IMC này muốn tiếp tục mang đến một điều khác biệt trong bức tranh điện ảnh Việt, như ông đã từng thành công trước đó ở mảng phim truyền hình. Nhân dịp đầu Xuân, Tạp chí TGĐA đã có cuộc gặp gỡ với người đàn ông đầy năng lượng này.

ong lam chi thien chu tich hdqt tgd tap doan imc muon thanh cong phai khac biet
Ông Lâm Chí Thiện - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn IMC

Trong cuộc đời ông, có một chi tiết khá thú vị, ông từng là võ sĩ thượng đài trong thời gian ở Úc. Đó là câu chuyện như thế nào vậy?

Gia đình tôi theo nghiệp kinh doanh và bố của tôi là một người có tiếng trong giới ở Sài Gòn trước giải phóng. Tuy nhiên, ông lại là một người cường tráng, khỏe mạnh và cổ xúy các con hướng tới rèn luyện thể chất cũng như võ thuật. Chính vì vậy, mấy anh em tôi đều được ông cho theo học võ từ khi còn bé. Năm 8 tuổi, khi tôi bắt đầu theo học Taekwondo và Judo ở võ đường Ohdokwan, đường Nguyễn Cảnh Chân, Q1 thì hai anh trai của tôi lúc đó đã là thầy dạy. Năm 1976, khi cả gia đình chuyển qua Úc sinh sống thì mấy anh em trai có mở một võ đường, dạy theo kiểu truyền bá, giao lưu môn võ ưa thích là chính. Trong một lần đi biểu diễn, chúng tôi gặp một võ sư người Hàn Quốc và ông ấy đề nghị 3 anh em tham gia đội tuyển, đi thi đấu đại diện cho nước Úc tại giải Taekwondo Thái Bình Dương. Tôi thì chưa đoạt giải nào xuất sắc nhưng người anh kế của tôi thì đạt giải nhất mấy năm liền. Nhưng nói chung, tôi là dân võ nhưng thi đấu kiểu amater mà thôi (cười).

Vì sao một võ sĩ từng thượng đài lại trở thành một triệu phú nhờ kinh doanh khi đang ở Úc. Ông có thể chia sẻ con đường khởi nghiệp của mình được không?

Như vừa chia sẻ, võ thuật với tôi chỉ là dạng amater còn thì tất cả ba anh em đều thừa hưởng niềm đam mê kinh doanh từ bố. Thời gian ở Úc, cha tôi có vài nhà hàng lớn và mấy anh em tôi, vừa đi học, vừa đi làm, bắt đầu bằng việc quản lý mấy nhà hàng đó, nắm bắt công việc dần dần. Chúng tôi thành công nhanh chóng và tiếp tục mở được một chuỗi siêu thị trước khi lấn tiếp vào kinh doanh bất động sản. Thời điểm đó, tiếng tăm của chúng tôi không chỉ khu biệt trong cộng đồng người Việt mà với người Úc, chúng tôi cũng được tôn trọng. Thậm chí, một chương trình nổi tiếng là 60 phút còn đánh giá tôi là một trong những triệu phú đầu tiên của người Việt trên đất Úc và đưa qua các trại tị nạn để giới thiệu về tấm gương một người đi từ số 0 khởi nghiệp trở thành triệu phú. Lúc đó, đầu năm 1983, tôi mới 24-25 tuổi, quản lý và nắm trong tay khoảng 40-50 triệu đô la.

Võ thuật và kinh doanh, có điều gì tương đồng với nhau không, thưa ông?

Võ thuật rèn cho con người tính kỷ luật, không chỉ cho bản thân mà còn áp dụng cho doanh nghiệp mà mình quản lý. Đây là điều mà người lãnh đạo giỏi nên thiết lập ngay từ đầu để kiểm soát được tổ chức của mình. Điều thứ hai nó đem lại chính là nghị lực. Với người luyện võ, không có chuyện làm nửa vời. Thứ ba là điều mà người luyện võ hay kinh doanh đều nằm lòng đó là “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, tức là phải biết lúc nào tiến, lúc nào thoái, thời điểm nào ra đòn cho hiệu quả. Đó đều là những bí quyết để tạo nên một con người thành công.

ong lam chi thien chu tich hdqt tgd tap doan imc muon thanh cong phai khac biet
Võ thuật cũng dạy cho tôi nhiều điều để có thành công trong kinh doanh

Năm 2003, khi đang là Tổng giám đốc của công ty Carnaudmetalbox Saigon, ông là một trong 6 cá nhân được Thành phố Hồ Chí Minh vinh danh vì đóng góp cho sự phát triển của thành phố trong suốt 10 năm. Là người kinh doanh, hồi hương đem lại những cơ hội lớn về kinh tế hay đơn giản, ông muốn là một con dân Việt sẵn lòng quay về đóng góp sức mình trên mảnh đất quê hương?

Xét về mặt đầu tư thì Việt Nam thời điểm đó là thị trường đang phát triển. Nhưng nếu chỉ là câu chuyện quay về tìm kiếm cơ hội kinh doanh thì nó không phải là mục đích chính. Với số vốn và kinh nghiệm đã có, tôi đủ khả năng cũng như bản lĩnh để cạnh tranh ở các môi trường kinh doanh lớn mạnh khác. Tuy nhiên, năm 1986, khi bắt đầu có chính sách Đổi mới, giáo sư Nguyễn Xuân Oánh, lúc đó là cố vấn kinh tế đặc biệt của Thủ tướng Võ Văn Kiệt có qua bên Úc mời bố tôi về để góp sức cho quê hương. Tôi nhớ bố có nói: “Tôi thì đã già rồi, nếu có về, thì chỉ có mấy đứa nhỏ thôi”. Chính điều đó cũng làm tôi suy nghĩ bởi dù sao, là người Việt, ai cũng muốn đóng góp cũng như tạo dựng thành công trên mảnh đất quê hương. Mấy năm sau, khi chính sách thực sự thay đổi, tôi nhận ra rằng, giá trị mà mình đang có sẽ được phát huy mạnh nếu về vào thời điểm này. Và năm 1992, khi Carnaudmetalbox Saigon – một tập đoàn lớn được Anh và Pháp bắt tay với vốn đầu tư lên tới 60 triệu đô mời về làm Tổng giám đốc thì tôi nhận lời ngay. Lúc đó, tôi là lãnh đạo trẻ nhất của tập đoàn, tầm 32-33 tuổi. Và với tôi, đó là quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Như ông đã từng chia sẻ, việc nắm cương vị Tổng giám đốc tập đoàn IMC là việc “sửa chữa sai lầm” của chính mình. Thật lòng, ông có sợ thất bại không khi mà thời điểm đó, IMC đang nợ nần chồng chất?

Năm 2008, IMC được thành lập, thông qua giới thiệu của một đối tác, tôi là Chủ tịch HĐQT chính là người ký quyết định bổ nhiệm người điều hành IMC lúc đó. Thế nhưng, chỉ trong vòng hơn 2 năm, IMC mất hoàn toàn số vốn đầu tư 160 tỷ ban đầu mà còn lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Không thể nhìn “con đẻ” của mình rơi vào cảnh bế tắc như vậy, tôi buộc phải thuê nhân sự từ nước ngoài đảm nhận công việc đang thực hiện ở Đồng Nai để về TP. HCM vực dậy IMC. Có rất nhiều người ngăn cản, đặt cho tôi nhiều câu hỏi như “Mình là người ngoài ngành không am hiểu thì làm sao” hay “hết vốn rồi và nợ nần nhiều thế thì phát triển bằng cách nào?”… Nhưng tôi không sợ thất bại bởi đây không phải lần đầu tiên tôi làm việc này. Tôi thích sự thách thức và trước khi làm vậy với IMC, tôi cũng từng vực dậy nhiều công ty đang từ nợ nần chồng chất trở thành một doanh nghiệp lớn, có lãi. Tôi nghĩ, đó là thế mạnh của mình.

ong lam chi thien chu tich hdqt tgd tap doan imc muon thanh cong phai khac biet
Ông Lâm Chí Thiện trong buổi ra mắt kênh truyền hình YouTV, thuộc tập đoàn IMC

Ở một lĩnh vực không hề quen thuộc, điều mấu chốt ông nghĩ tới là gì để tin rằng, mình sẽ đưa IMC vượt qua được khó khăn?

Ngoài hay trong ngành không phải là vấn đề lớn lắm bởi quản lý tổng thể thì ở đâu cũng giống nhau cả. Làm gì cũng phải có chiến lược tầm xa, định vị được sản phẩm cũng như biết cách dụng nhân. Ở đâu cũng phải tạo một “sân chơi”, khuyến khích, “tạo lửa” cho mọi người để có những sản phẩm tốt nhất, cụ thể với IMC là truyền hình, truyền thông và các bộ phim. Ngoài ra, làm truyền hình cũng phải hiểu khán giả mình cần gì. Mục tiêu nằm lòng của tôi là “làm khán giả thích kênh của mình thôi chưa đủ mà họ còn phải yêu và mến nó, đến mức về đến nhà bật tivi lên là phải mở ngay kênh của IMC”. Vì thế, tôi luôn xây dựng IMC là một thương hiệu thân thiện, ngoài nội dung hấp dẫn thì đó còn là một tổ chức luôn đồng hành với xã hội qua những chương trình từ thiện, chung tay nâng cao ý thức xã hội cũng như giàu lòng nhân ái…

Ngoài ra, tôi may mắn có được một đội ngũ nhân sự trẻ trung, giỏi nghề và đam mê. Tôi cho rằng, sự đam mê là cực kỳ quan trọng bởi khi một người đã thích việc gì đó thì họ luôn có cách vượt qua mọi khó khăn để có sản phẩm chau chuốt nhất, có giá trị về mặt sáng tạo. Còn đối mặt với nợ nần, tôi luôn chân thật, không giấu giếm. Tôi nói với đối tác: “Hãy cho chúng tôi cơ hội, để chúng tôi có thể làm trả nợ cho bạn”. Và với những người chung tay giúp đỡ thời gian đầu, khi có điều kiện hơn, tôi sẵn sàng tạo cơ hội lại. Cho đến nay, họ đều là những người đang gắn bó lâu dài với IMC. Ngoài ra, cũng có thể họ nhìn thấy kinh nghiệm vực dậy các doanh nghiệp từng kiệt quệ của tôi nên họ cũng có phần tin tưởng…

Chúng tôi là những người đi tiên phong ở thị trường này nên không hề vấp phải sự cạnh tranh. Tuy nhiên, trước khi khai phá dòng phim Philipinnes, IMC đã có nhiều cuộc thăm dò khảo sát về phân khúc thị trường, về mức độ phù hợp với đối tượng khán giả ở cả mảng nội dung cũng như văn hóa tương đồng thì mới bắt tay vào khai thác. Khi chúng tôi thành công thì cũng là lúc nhiều đối tác ở Việt Nam sang “phá giá” nhằm cạnh tranh. Nhưng bạn cũng biết đấy, ai cũng ưu tiên đối tác lâu dài mà. Mặt khác, khi thấy phim Philipinnes bão hòa, chúng tôi tiếp tục đi trước một bước, làm điều tương tự với thị trường Ấn Độ, điển hình là thành công của bộ phim Cô dâu 8 tuổi. Nói chung, trong kinh doanh, bạn luôn phải là người đi trước và đặc biệt, phải có sự khác biệt. Khác biệt mới tạo nên thành công. Tuy nhiên, bạn phải chấp nhận đôi lúc rủi ro, ví dụ như có phim nhập về mà ít khán giả xem. Lúc đó, mình buộc phải mạnh dạn cắt bỏ, nhường sóng cho những bộ phim khác tốt hơn.

Phim Philipinnes và Ấn Độ gần như là “đặc sản” mà IMC mang tới cho khán giả Việt Nam. Việc kết nối ban đầu có khó khăn lắm không, thưa ông?

Chúng tôi là những người đi tiên phong ở thị trường này nên không hề vấp phải sự cạnh tranh. Tuy nhiên, trước khi khai phá dòng phim Philipinnes, IMC đã có nhiều cuộc thăm dò khảo sát về phân khúc thị trường, về mức độ phù hợp với đối tượng khán giả ở cả mảng nội dung cũng như văn hóa tương đồng thì mới bắt tay vào khai thác. Khi chúng tôi thành công thì cũng là lúc nhiều đối tác ở Việt Nam sang “phá giá” nhằm cạnh tranh. Nhưng bạn cũng biết đấy, ai cũng ưu tiên đối tác lâu dài mà. Mặt khác, khi thấy phim Philipinnes bão hòa, chúng tôi tiếp tục đi trước một bước, làm điều tương tự với thị trường Ấn Độ, điển hình là thành công của bộ phim Cô dâu 8 tuổi. Nói chung, trong kinh doanh, bạn luôn phải là người đi trước và đặc biệt, phải có sự khác biệt. Khác biệt mới tạo nên thành công. Tuy nhiên, ban phải chấp nhận đôi lúc rủi ro, ví dụ như có phim nhập về mà ít khán giả xem. Lúc đó, mình buộc phải mạnh dạn cắt bỏ, nhường sóng cho những bộ phim khác tốt hơn.

ong lam chi thien chu tich hdqt tgd tap doan imc muon thanh cong phai khac biet
Ông Lâm Chí Thiện trong một buổi casting phim của IMC Píctures
Với tôi, Tết chỉ là ở nhà với gia đình. Nếu đi ra ngoài thì chỉ là vãn cảnh chùa. Gia đình tôi thường tìm tới những ngôi chùa có nhiều trẻ em mồ côi, người già neo đơn để làm từ thiện và cũng một phần, để tụi nhỏ thấy được những số phận khác trong xã hội để mà sống có Tâm hơn. Với tôi, mọi thứ phải xuất phát từ Tâm.

Năm 2015, với việc thành lập hãng phim, IMC chắc hẳn cũng muốn trở thành một tên tuổi lớn trong ngành sản xuất phim ở Việt Nam hiện đang dần trở thành thị trường béo bở?

Tham vọng của chúng tôi là muốn IMC trở thành một tập đoàn truyền thông đa phương tiện với sự khác biệt và phong cách riêng. Lập hãng phim chính là một miếng ghép trong bức tranh mà IMC đang xây dựng. Chúng tôi muốn xây dựng một kênh truyền hình, một hãng phim có diễn viên độc quyền, do mình thi tuyển, đào tạo và quản lý. Muốn như vậy, các nghệ sỹ phải có “sân chơi” cũng như khối lượng công việc đảm bảo về kinh tế. Lập hãng phim và sản xuất phim là dọn đường trước cho ý tưởng này. Năm 2016, chúng tôi sẽ sản xuất 8-10 phim truyền hình và 3-4 phim điện ảnh chiếu rạp. Chúng tôi muốn rằng, nếu bạn yêu mến một diễn viên nào đó, bạn chỉ có thể mở phim trên các kênh của tập đoàn IMC hay ra rạp xem những bộ phim do IMC sản xuất thì mới có thể gặp chứ không như hiện nay, một diễn viên xuất hiện dày đặc trên tất cả nhà đài. Như thế, nó không khác biệt.

Nhiều lần bắt đầu từ con số 0 và gây dựng lại tất cả. Nếu để nói một điều đúc kết cho những người đi sau có kinh nghiệm, ông sẽ nói điều gì?

Trong một tổ chức, để có thành công thì người lãnh đạo đóng vai trò tối quan trọng. Ngoài phải có tầm nhìn để đi đường dài thì người đó còn phải biết cách “truyền lửa” cho những người đi theo, hào hứng với công việc mà mình đặt ra. Nếu bạn chỉ đi một mình thì sẽ không bao giờ có được thành công. Tạo nên sự khác biệt hay không thì đầu tiên vẫn phải khiến tất cả người đi theo đồng tâm một lòng. Ngoài ra, một doanh nghiệp muốn thành công thì phải xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai, phải hiểu khách hàng đó cần gì từ đó tạo ra những sản phẩm đúng nhu cầu, đúng mong muốn của họ.

Là người lúc nào cũng bận rộn, vậy lúc rảnh rỗi, thú vui của ông là gì, tập võ chăng?

Tập võ thì cũng thi thoảng, tôi chỉ còn chơi tennis. Nhưng thú vui thực sự của tôi là… âm nhạc. Tôi chơi được đàn guitar, Piano và đặc biệt, có thể coi tôi là một ca sĩ hát phòng trà cũng được, dù không thường xuyên và cát xê chẳng đủ để mua trang phục, tập vũ đạo hay thuê hát bè… (cười). Phòng trà Tiếng xưa, Đồng dao… tôi đều đã hát qua. Ngày 23 tới tôi cũng có show và 27 Tết này cũng có lời mời. Xưa, trước khi đi Úc, tôi còn hát nhạc đỏ cho Đoàn văn công Quận 5, còn bây giờ, chủ yếu hát nhạc bolero, nhạc ngoại và thậm chí chuyển giọng hát Opera cũng được vì tôi có giọng tenor khá cao.

ong lam chi thien chu tich hdqt tgd tap doan imc muon thanh cong phai khac biet
Ông Lâm Chí Thiện và vợ trong buổi trao quà Trung thu cho các cháu nhỏ

Doanh nhân thành đạt, không rượu bia, hút thuốc và khá chau chuốt trong ăn mặc, lại mới tiết lộ thêm tài lẻ âm nhạc, hẳn ông có nhiều bóng hồng theo đuổi. Đó là sự tự hào nhưng cũng kèm theo không ít… rắc rối. Ông đối mặt với chuyện này như thế nào?

Thời trẻ đi hát, rồi đôi khi xao xuyến lòng không phải không có. Nhưng như bạn nói, tự hào là thật nhưng phiền phức và cả hệ lụy là điều chắc chắn có. Là đàn ông, mình phải có trách nhiệm với gia đình và phải biết điểm dừng của mình ở đâu. Với tôi, gia đình là quan trọng nhất và vợ tôi, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khiến tôi nể phục về nhân cách chính là điều mà tôi không bao giờ muốn mình đi quá giới hạn.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Tuấn