'Tháng năm hạnh phúc ta từng có': Sống tối giản không có nghĩa là buông bỏ hết cảm xúc

(TGĐA) - Sống tối giản xét về mặt khoa học dĩ nhiên là một điều đáng hoan nghênh vì sẽ giảm thải tiêu thụ đồ dùng, giảm thải tiêu thụ rác thải nhưng làm sao để những gia đình đông người như người châu Á chấp nhận được xu hướng này mới là cái khó.

thang nam hanh phuc ta tung co song toi gian khong co nghia la buong bo het cam xuc 'Happy old year': Chủ đề tưởng cũ nhưng xem cái gì cũng thấy mới... đáng để học hỏi!

Một vài năm trở lại đây, xu hướng “sống tối giản" lên ngôi ở nhiều quốc gia như phong cách Lagom của người Thụy Điển hay phong cách sống tối giản của người Nhật do Marie Kondo khởi xướng. Đặc biệt khi series Tidying Up with Marie Kondo làm mưa làm gió trên Netflix thì các nước ở châu Á, Đông Nam Á cũng quan tâm nhiều hơn đến lối sống này.

thang nam hanh phuc ta tung co song toi gian khong co nghia la buong bo het cam xuc

Với nền văn hóa bị ảnh hưởng nhiều từ Nhật Bản, đạo diễn Nawapol Thamrongrattanarit đã chọn “dọn dẹp nhà cửa" là đề tài cho phim điện ảnh mới của mình: Tháng năm hạnh phúc ta từng có (Happy old year). Bộ phim lấy Jean (Chutimon Chuengcharoensukying) làm trung tâm khi cô nàng này muốn dọn sạch sẽ mớ đồ cũ trong nhà để làm thành văn phòng công ty. Đồng nghĩa với việc Jean phải bỏ hết mọi thứ, từ những món đồ đã không còn sử dụng đến cả những thứ gợi lên kỉ niệm. Jean dùng những quy tắc dọn nhà theo chủ nghĩa tối giản để thực hành nhưng mọi thứ không đơn giản. Chiếc máy ảnh cũ đã đưa cô về với năm tháng hạnh phúc cùng người từng yêu (Sunny Suwanmethanont), để rồi những cảm xúc vương vấn và tiếc nuối kéo đến. Jean nhận ra bản thân mình chỉ đang cố gắng giấu đi kỷ niệm và cả mẹ cô cũng như vậy.

thang nam hanh phuc ta tung co song toi gian khong co nghia la buong bo het cam xuc

Cái hay của kịch bản là Nawapol đã biết cách đưa những drama rất châu Á vào chủ đề sống tối giản. Nếu để ý, bạn sẽ thấy tại sao người Nhật những năm gần đây lại chuộng xu hướng sống tối giản. Sự thật là người Nhật trữ rất nhiều đồ trong nhà. Chính cuộc sống đòi hỏi sự tiện lợi, tiện nghi đã khiến nhà của ai cũng có rất nhiều đồ đạc. Nhất là đối với một đất nước nhiều người già như người Nhật thì xu hướng sống ít đồ, tối giản gần như chẳng mấy khả quan. Điều này còn phản ánh với rất nhiều gia đình ở những nước châu Á khác, nhất là những gia đình có người lớn tuổi. Bộ phim đã chọn đúng sự nhạy cảm nhất trong những bí quyết dọn nhà để phát triển kịch tính về tâm lý: kỷ niệm. Phàm là những người càng lớn tuổi, càng có nhiều kỷ niệm để thương nhớ thì họ sẽ càng không bận tâm đến những xu hướng sống mới.

thang nam hanh phuc ta tung co song toi gian khong co nghia la buong bo het cam xuc

Sống tối giản xét về mặt khoa học dĩ nhiên là một điều đáng hoan nghênh vì sẽ giảm thải tiêu thụ đồ dùng, giảm thải tiêu thụ rác thải nhưng làm sao để những gia đình đông người như người châu Á chấp nhận được xu hướng này mới là cái khó. Gia đình Jean chính là một ví dụ. Cô sống giữa những núi đồ đạc trong suốt nhiều năm mà phần lớn trong đó là những món đồ cũ từ hồi ba cô vẫn còn. Chính sự vương vấn của mẹ Jean dành cho ba đã dần tạo nên trong Jean những sự ảnh hưởng và sự phủ nhận.

Như một lưỡi dao thầm lặng, Jean cố gắng cắt đứt những thứ liên quan đến quá khứ xung quanh mình và việc cải tạo nhà thành văn phòng công ty chính là cú húc để cô quyết tâm làm điều đó. Thế nhưng khi Jean bị đẩy vào những thứ thuộc về quá khứ của chính mình, của cuộc tình mình đã vứt bỏ thì cô nhận ra chẳng thể dễ dàng vứt bỏ những kỷ niệm.

thang nam hanh phuc ta tung co song toi gian khong co nghia la buong bo het cam xuc

Như lời của cô bạn Jean đã nói, “kỷ niệm chỉ có thể mất đi khi cả hai bên cùng đồng ý". Nếu chỉ một mình Jean mang hết những món đồ mà bản thân nghĩ là không cần bỏ đi thì sẽ không thực sự là dọn dẹp. Khi ta bỏ đi một chiếc chén bị mẻ vì nó không còn dùng được nữa, tức là chiếc chén đã hoàn thành xong nghĩa vụ của nó. Nhưng nếu ta mang bỏ một món đồ nào đó mà bạn đã tặng, sẽ thất bất công với những tình cảm của họ.

Phần sau của phim như phần phản biện của sự tối giản một cách bất chấp của Jean trước đó. Jean đã chọn cách nhìn lại một lượt những món đồ mình không cần, mang trả lại những món đồ mình đã mượn, mang tặng những món đồ mà cô biết có người khác đang cần. Hay cũng nhờ Aim còn giữ những file hình chụp cũ mà một đôi bạn học đã được hạnh phúc cũng góp phần chứng minh sức mạnh của kỷ niệm.

thang nam hanh phuc ta tung co song toi gian khong co nghia la buong bo het cam xuc

Sống tối giản không có nghĩa là bỏ hết mọi cảm xúc, mà bạn phải đặt những cảm xúc vào những vị trí đúng của nó. Kỷ niệm có thể quên, quá khứ cũng sẽ mất đi nhưng không phải theo một cách cưỡng ép. Bạn cũng không muốn bản thân phải hối hận khi sau này bất chợt tìm lại một món đồ gì đó khi sực nhớ ra nhưng nó đã bị vứt đi mất đúng không? Bộ phim đưa ra chủ đề rất thời thượng, sau đó là những phản biện hợp lý và cuối cùng là những cách giải quyết cần thiết. Sau khi xem hết, tin rằng khán giả sẽ có những nhìn nhận và cách giải quyết đúng đắn cho những món đồ mang tính kỷ niệm của bản thân, như Jean đã làm được.

Kỷ niệm là những ký ức đẹp, là tháng năm hạnh phúc ta từng có, thế nên hãy dọn cho nó một vị trí xứng đáng khi nó hết hạn kỳ.

Tháng năm hạnh phúc ta từng có khởi chiếu từ ngày 14/2/2020.

thang nam hanh phuc ta tung co song toi gian khong co nghia la buong bo het cam xuc 'Happy old year': Chủ đề tưởng cũ nhưng xem cái gì cũng thấy mới... đáng để học hỏi!

(TGĐA) - Tháng năm hạnh phúc ta từng có (Happy old year) một lần nữa ...

Vũ Liên