Thầy ơi, tin vào chúng con - Đã tin và còn hơn thế!

(TGĐA) - Dựa trên cuốn tự truyện của Ototake Hirotada, Thầy ơi, tin vào chúng con (Nobody's Perfect, đạo diễn Hiroki Ryuichi, sản xuất năm 2013) tập trung kể lại hành trình một năm học của thầy giáo chủ nhiệm Akao với lớp với 28 em học sinh của lớp học 5/3. Không chỉ là câu chuyện tuyệt vời mà xoay quanh nó, người xem có thể cảm nhận nhiều hơn về hiện trạng nền giáo dục Nhật Bản và cách thức đầy văn minh mà đất nước này đối xử với những người khuyết tật. Phim vừa được ra mắt khán giả Việt Nam trong khuôn khổ Liên hoan phim Nhật Bản tại thành phố HCM vừa qua.

(TGĐA) - Dựa trên cuốn tự truyện của Ototake Hirotada, Thầy ơi, tin vào chúng con (Nobody's Perfect, đạo diễn Hiroki Ryuichi, sản xuất năm 2013) tập trung kể lại hành trình một năm học của thầy giáo chủ nhiệm Akao với lớp với 28 em học sinh của lớp học 5/3. Không chỉ là câu chuyện tuyệt vời mà xoay quanh nó, người xem có thể cảm nhận nhiều hơn về hiện trạng nền giáo dục Nhật Bản và cách thức đầy văn minh mà đất nước này đối xử với những người khuyết tật. Phim vừa được ra mắt khán giả Việt Nam trong khuôn khổ Liên hoan phim Nhật Bản tại thành phố HCM vừa qua.

Câu chuyện chuyển thể chân thực và ám ảnh

Câu chuyện bắt đầu với ngày đầu tiên của năm học mới, thầy chủ nhiệm mới Akao (do Ototake Hirotada đóng) đến muộn trong buổi gặp gỡ đầu tiên với các em học sinh lớp 5/3. Không có chân tay, ngồi trên chiếc xe lăn chạy điện, xuất hiện với người bạn thân đồng thời là trợ lý, thầy Akao khiên lũ trẻ há hốc mồm, có bạn kinh ngạc và thậm chí kinh hãi không thốt nên lời.

e85b0a8b182e44bdd28430110d2f2764

Nhưng đó mới chỉ là những bất ngờ đầu tiên trong một chuỗi những thú vị như bữa ăn chung khám phá cách thầy giáo điều khiển các phần cơ thể như thế nào để ăn cơm, giờ sinh hoạt dưới cây anh đào nói về tiêu chuẩn của một lớp học lý tưởng, một tháng luyện tập của cả lớp để chiến thắng các vòng hội thao, buổi chơi bóng có thầy chủ nhiệm tham gia ghi bàn, bản kiến nghị cho thay đổi địa điểm dã ngoại để thầy chủ nhiệm có thể đi cùng cả lớp… Tất cả cho thấy cách mà thầy Akao khơi gợi ở các bạn nhỏ nghị lực hành động, niềm tin vào chính mình và sự chia sẻ với những người thân yêu.

Với yêu cầu đặc biệt về ngoại hình và trải nghiệm thực tế, người có thể diễn được vai thầy giáo Akao chỉ có thể là nguyên mẫu thực Ototake Hirotada. Mặc dù nhân vật và diễn viên đã hóa thân làm một nhưng hình ảnh anh xuất hiện trước bọn trẻ, cùng ăn, cùng học, cùng lo lắng, cùng chơi tự thân đã có sức thuyết phục với chủ đề “mỗi chúng ta đều khác biệt, và điều đó thật tuyệt vời”. Vai diễn của cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó và các thầy cô giáo lớp khác trong khối cũng mang đến nhiều màu sắc thú vị cho bối cảnh học đường trong phim. Sự chuẩn mực mềm mỏng và không kém phần nhân hậu của cô hiệu trưởng tương phản với thái độ cứng nhắc, hay móc lỗi của thầy hiệu phó và cô giáo lớp 5/1. Thế nhưng, đó chính là muôn màu đời sống thực và mỗi chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của phong cách giáo dục lấy kỷ luật làm đầu trong môi trường học đường Nhật Bản nói chung và châu Á nói riêng.

01

Khá trung thành với nguyên mẫu tiểu thuyết, lối kể của bộ phim hơi dàn trải, không có mâu thuẫn cao trào mà là chuỗi những sự kiện đều đặn diễn ra. Thế nhưng điểm cộng trong quá trình chuyển thể chính là diễn xuất tự nhiên của các diễn viên nhí. 28 em bé được tuyền chọn từ 4000 bạn nhỏ đến casting đều mang tính cách, hình thức độc đáo, tạo nên nét riêng thú vị cho từng nhân vât. Một cậu bé nóng nảy, thích gây gổ nhưng chơi bóng rất hay và có tài lôi kéo người khác. Một cô bé không diễn đạt hết ý những gì mình muốn nói nhưng chơi piano rất cừ. Một cậu nhóc giáo sư luôn giải quyết mọi vấn đề cho các bạn khác, đưa ra định nghĩa khoa học về sự khác thường là “khác với số đông” lại thường hay xấu hổ. Và một cô bé xinh xắn, được các bạn yêu mến lại luôn dằn vặt vì có một người chị bị down, rầu rĩ chán nản, thậm chí bỏ học. Thầy Akao đã đến tận nhà cô bé, dùng những phần thân thể không hoàn hảo tự leo từng bậc cầu thang gõ cửa phòng cô bé chỉ để nói rằng: “thầy rất đau lòng và chưa biết cách nào để giúp em”…

Có thể nói đây là một bộ phim nửa phim truyện nửa tài liệu và chính sự chân thực giản dị đã làm nên sức mạnh của một bộ phim không có những cảnh sốc, không bao hàm nhiều triết lý lớn lao mà thắng điểm nhờ sự giản dị và những tương tác cảm xúc chân thực giữa các nhân vật trong phim.

Nhân vật được hư cấu hiếm hoi chính là người bạn học từ thuở ấu thơ của Akao, sau này trở thành trợ giảng, là cầu nối đắc lực giữa anh với các bạn nhỏ. Yusaku Shiraishi này do diễn viên tài năng Taichi Kokubun thể hiện. Mẫn cán, nhiệt tình với công việc, có đời sống cá nhân thú vị, Yusaku Shiraishi không còn là một nhân vật phụ nữa mà trở nên thu hút với nụ cười ấm áp, hành động nghĩa hiệp và chuyện tình yêu kịch tính song hành cùng quá trình giúp đỡ người bạn của thuở thơ ấu hoàn thành những nhiệm vụ trọng đại của cuộc đời.

4f0bd3c3845ec6aa4105d288d92a90e7

Những bài học thấm thía

Làm phim về người khuyết tật và các em nhỏ, đạo diễn Togashi Shin không thổi vào đó cảm giác xót thương nhât vật hay bi kịch hóa mỗi câu chuyện nhỏ trong chuỗi sự kiện của phim.Các nhân vật em nhỏ dù thừa cân, có dấu hiệu tự kỷ hay mắc triệu chứng down cũng hồn nhiên, mạnh mẽ. Bố mẹ các em cũng quan tâm vừa đủ và nhìn nhận vấn đề của con mình như cách chia sẻ của một người bạn, yêu thương nhưng không can thiệp quá sâu. Môi trường học đường như một xã hội nước Nhật thu nhỏ có kỷ luật, có thi đua, cạnh tranh, có những cá nhân thấy mình bị tách ra khỏi dòng chảy chung nhưng mỗi người đều nỗ lực để giải quyết vấn đề và bảo vệ cái tôi của mình. Thầy Akao đã dạy học sinh bằng chính cuộc đời mình, rằng không gì là không thể, sự khác biệt nào cũng có cách hóa giải như thân thể ban đầu khiến các em nhỏ kinh ngạc, thậm chí thấy kỳ quặc rồi cũng quen thân. Việc nhà trường chọn hình thức dã ngoại leo núi không cản được các em lớp 5/3 thực hiện kiến nghị thay đổi điểm vui chơi. Việc nhà trường giữ nguyên kế hoạch để không ảnh hưởng đến các lớp khác cũng thúc đẩy các em tìm ra giải pháp để đưa thầy lên núi cùng. Việc cả lớp 5/3 bị chậm lại phía sau, không kịp lên đỉnh núi ngắm cảnh cũng không ngăn được các em dừng lại bên sườn núi, cắm trại và vui chơi cùng người thầy của mình…

95d46d8dff132640a688c90e66b71464

Các tình tiết của phim không bị bi kịch hóa mà cứ từ từ nhẹ nhàng thấm dần khiến người xem từ từ chấp nhận như đó là một phần của cuộc sống này và bình thản, kiên nhẫn đối mặt với nó. Đó cũng là cách thầy Akao đối mặt với mọi rào cản trên con đường trở thành một người thầy chân chính. Dù có bất cứ vấn đề gì thầy cũng nói: “mọi chuyện sẽ ổn cả”, thậm chí ngay cả khi sự việc không diễn tiến như vậy, sẽ luôn cần tìm một cách để cố gắng để mỗi khi nhìn lại ta đều không phải ân hận. Lời hứa thầy chủ nhiệm sẽ cạo đầu khi lớp 5/3 thắng tất cả các vòng hội thao đã được thầy thực hiện theo một cách thức độc đáo, để các bạn nhỏ thấy rằng không bao giờ được phép ngừng cố gắng, kể cả khi mọi việc không có kết quả hoàn hảo, chúng ta vẫn luôn được một điều gì đó từ sự nỗ lực của mình.

Bộ phim tràn ngập tiếng cười và sự tươi vui của tuổi trẻ, nhưng cũng không thiếu những phút xúc động ngọt ngào. Giọt nước mắt thầy Akao dành cho cô trò nhỏ từng mắc lỗi đã nhắc nhở chúng ta về một nguyên tắc tình thương: thấu hiểu thôi và đừng phán xét, tình yêu và sự kiên nhẫn sẽ mở ra mọi cánh cửa tâm hồn.

rsz_hirotada-otake-refused-restaurant-entry-01

Anh Ototake Hirotada đóng vai thầy Akao là một tác giả nổi tiếng với cuốn tự truyện Nhân vô thập toàn kể về cuộc sống của mình khi sinh ra không có chân tay. Cuốn tự truyện trở thành cuốn sách bán chạy nhất và anh Ototake xuất hiện rất nhiều trên tạp chí và tivi. Thầy ơi, tin vào chúng con là tác phẩm được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của chính anh viết dựa trên những trải nghiệm khi làm thầy giáo tiểu học tại một trường tại Tokyo. Hiện nay, Ototake Hirotada hiện là một diễn giả nổi tiếng tại xứ sở hoa anh đào.

Việt An – Mỹ Trang